Khi bị bong gân cần phải kiêng những điều tối kỵ này
Posted By: namlimquangnam.net14 Tháng Mười Hai, 2017
Bong gân là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày do tác động của chạy nhảy, chơi đùa, bước hụt, chơi thể thao,…. Nếu biết cách xử lý kịp thời thì vùng bị sưng đau do bong gân sẽ mau hồi phục; ngược lại nếu xử lý không đúng, vi phạm những điều kiêng kỵ thì mọi việc sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Đang xem: Bị bong gân nên ăn và không nên ăn gì?
Bong gân là gì
Bong gân là hiện tượng chấn thương dây chằng (mô nối hai hoặc nhiều xương tại một khớp). Khi bị bong gân, một hoặc nhiều dây chằng bị giãn hoặc bị rách.
Các triệu chứng bong gân: Đau, sưng, tụ máu bầm, tiếng rách kèm theo các cơn đau, khớp không thể cử động và vận động, các cơn đau ngắn hoặc kéo dài, không di chuyển được…
Nguyên nhân gây bong gân
Bong gân rất dễ bị và nguyên nhân gây bong gân cũng rất đơn giản: Bước hụt, trẹo đầu gối, đi bộ, chạy nhanh, chống đỡ khi bị ngã, vận động sai tư thế, chơi thể thao…
Bong gân được phân thành các cấp độ
Bong gân nhẹ: dây chằng bị giãn nhưng không rách hoặc đứt.Bong gân vừa: một phần hoặc một chùm dây chằng bị rách.Bong gân nặng: dây chằng của một khớp bị đứt.
Bong gân nặng là trường hợp đáng lưu ý nhất và cũng gây ảnh hưởng nhiều nhất: xơ hoá dây chằng gây đau mãn tính, cứng khớp, teo cơ, phẫu thuật để tạo hình lại dây chằng….nếu không được điều trị kịp thời.
Phương pháp xử lý khi bị bong gân
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bong gân và vùng bị thương mà có cách xử lý đúng đắn:
+ Ngưng mọi hoạt động và không di chuyển cho đến khi bong gân được xử lý xong.
+ Dùng nước đá để giữa hai lớp khăn và chườm nơi bong gân 2 – 3 lần trong ngày.
+ Khi nằm nên gác chân lên cao khoảng 10 cm so với tim, để cho máu lưu thông dễ dàng và giúp tan máu bầm.
+ Sử dụng băng thun để cố định khớp nơi bị bong gân.
Xem thêm: Quản Lý Chất Thải Nguy Hại Không Lây Nhiễm Bao Gồm Những Chất Thải Nào?
+ Nghỉ ngơi vài ngày, nếu cần di chuyển nên dùng nạng…
+ Bổ sung kẽm, silicium, đồng bằng các loại thực phẩm: gan bê, hào, hạt bí, bột ca cao, mè, mực ống, rong biển, ngũ cốc, hành, tỏi…trong vòng 2 – 3 tuần.
+ Kết hợp sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống phù nề, kháng viêm…theo chỉ định của bác sỹ.
Những điều tối kỵ khi bong gân
Khi bong gân, người bị thương cần tối kỵ:
+ Bôi dầu nóng.
+ Xoa mật gấu.
+ Dán salonpas.
+ Xoa rượu thuốc.
+ Đắp lá.
Xem thêm: Bệnh Viêm Khớp Háng Ở Trẻ Em : Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
+ Cử động vùng sưng đau…
Bong gân tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng nó cũng gây đau và bất tiện cho người bệnh. Vì vậy, bạn nên tuân thủ theo những lời khuyên trên. Ngoài ra, để ngăn ngừa bong gân, bạn nên chọn loại giày phù hợp cho mỗi hoàn cảnh, tránh mang giày gót cao, khởi động làm nóng trước khi chơi thể thao….