Bầu 5 tháng bị tiêu chảy gây nguy hiểm đến thai nhi. Mẹ bầu bị tiêu chảy nên chú ý những gì? Tiêu chảy là tình trạng rối loạn đường ruột, kèm theo đó là các biểu hiện như đi ngoài. Phân mẹ bầu lỏng và đi ngoài kéo dài. Bầu 5 tháng bị tiêu chảy có sao không? Hầu hết các bà bầu bị tiêu chảy cảm thấy lo lắng. Mẹ luôn suy nghĩ không biết có ảnh hưởng tới thai nhi hay không. Vậy các mẹ có biết tiêu chảy ở mẹ bầu do đâu? Làm cách nào để mẹ trị dứt điểm tình trạng này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở mẹ bầu

Bầu 5 tháng bị tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu do chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo vệ sinh. Trong giai đoạn mang thai, sức đề kháng của mẹ thường rất yếu. Vì vậy, khi ăn uống mẹ cần hết sức cẩn trọng. Bởi trong thời gian này hệ tiêu hóa của mẹ bầu ít nhiều đã bị suy giảm.

Đang xem: Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa

*

Mẹ bầu bị tiêu chảy ảnh hưởng không tốt đến thai nhi

Ngoài ra, mẹ bầu bị tiêu chảy cũng có thể do bị tác động từ nguồn nước ô nhiễm, thực phẩm bẩn. Thời kỳ mang thai sức đề kháng mẹ yếu nên vi khuẩn dễ tấn công, gây nên tình trạng tiêu chảy.

Bên cạnh đó, bà bầu ăn phải các loại thực phẩm chứa một số chất không phù hợp với thể trạng. Từ đó, mẹ bầu bị tiêu chảy.

Thực tế, khi mang thai nhiều mẹ bị phản ứng với đồ ăn có quá nhiều mỡ, chất đạm. Từ đó, gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa. Những thức ăn không hấp thụ được bị tống ra ngoài qua tình trạng tiêu chảy. Hoặc do ăn uống quá nhiều nước (ăn những loại hoa quả có nước nhiều như: dưa hấu, rau cải…). Lượng nước thừa ấy bị tống xuất qua tiêu hóa, gây tình trạng phân lỏng, loãng.

Bầu 5 tháng bị tiêu chảy có sao không?

Bầu 5 tháng bị tiêu chảy có sao không là thắc mắc của hầu hết chị em. Hiện tượng tiêu chảy ở mẹ bầu thường ít gặp hơn so với táo bón. Vì thế, mẹ bầu nên chú ý những món ăn thường ngày. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của nó lại cao hơn. Nếu bị tiêu chảy nặng mẹ dễ bị mất nước ảnh hưởng tới mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Tùy theo nguyên nhân mà tình trạng tiêu chảy có thể kéo dài từ 1 đến 10 ngày. Nhưng nếu bị tiêu chảy nặng, mẹ dễ bị mất nước. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

*

Tiêu chảy nặng có thể khiến mẹ bầu nôn mửa

Những triệu chứng mẹ bầu mắc phải

Khi tiêu chảy mẹ có thể có các triệu chứng như đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi có thể đau dữ dội. Mỗi cơn đau dẫn đến mẹ đi ngoài ra phân lỏng. Tình trạng xảy ra nhiều lần có thể làm người bệnh bị nôn mửa.

Xem thêm: Những Lầm Tưởng Tai Hại Về Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Gây Vô Sinh ?

Đặc biệt, nếu nguyên nhân tiêu chảy là do vi khuẩn tả, do Rotavirus thì tình trạng mẹ càng nặng hơn. Số lần đi tiểu và nôn mửa tăng lên làm cho mẹ cảm thấy kiệt sức, suy sụp rất nhanh. Đồng thời, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hiểm. Điều đáng ngại là các cơn đau ở ổ bụng sẽ kích thích tử cung co bóp, đe dọa sự an toàn của thai nhi.

Do mang thai sức đề kháng mẹ kém. Nên từ đó mẹ dễ mắc tiêu chảy và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn người bình thường. Tuy nhiên, mẹ cũng nên biết ngoài tác hại lên cơ thể mẹ, tiêu chảy cũng tác động không tốt lên thai nhi. Nó có thể làm thai nhi bị suy dinh dưỡng chậm phát triển. Ngoài ra, nếu tình trạng mẹ trở nặng có thể làm thai chết trong bụng mẹ.

Cách điều trị khi bị tiêu chảy ở mẹ bầu

Đầu tiên, khi thấy có dấu hiệu bị tiêu chảy mẹ nên đến khám bác sĩ để biết nguyên nhân. Khi ấy, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cũng như cách điều trị kịp thời. Mẹ không nên tự ý mua thuốc uống khi không có đơn của bác sĩ. Vì nhiều loại thuốc điều trị tiêu chảy có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi.

Bầu 5 tháng bị tiêu chảy khiến mẹ mất nhiều nước nên mẹ cần bổ sung nhiều nước cho cơ thể. Mẹ bầu cần uống thêm nhiều nước để bù vào lượng nước đã mất. Nước đun sôi để nguội là giải pháp an toàn cho mẹ. Không nên sử dụng các loại nước có ga, nước ngọt, nước ép trái cây…

Tránh xa các loại thực phẩm có thể gây ra tình trạng tiêu chảy. Nó có thể là trái cây sấy khô, thực phẩm béo hoặc cay…

Bổ sung các loại thực phẩm nhiều tinh bột như khoai tây, ngũ cốc, bánh quy, các loại rau… Nếu mẹ xuất hiện những cơn đau bụng dữ dội, máu trong phân, tiêu chảy đi kèm với triệu chứng sốt và nôn mửa mẹ phải đi khám ngay để điều trị kịp thời.

*

Mẹ nên đi khám bác sĩ khi thấy tình trạng tiêu chảy nặng hơn

Cách phòng bệnh tiêu chảy

Cách tốt nhất để phòng bệnh tiêu chảy là mẹ phải giữ vệ sinh ăn uống. Mẹ nên “ăn chín, uống sôi”, không ăn rau sống hoặc đồ chín tái.

Không nên ăn ở những hàng quán không được đảm bảo an toàn vệ sinh.

Xem thêm: Bà Bầu Có Nên Ăn Thịt Chó Có Tốt Cho Bà Bầu Không?, Osaka Biotech Limited

Lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Các khâu sơ chế phải đảm bảo an toàn. Những thức ăn sau khi nấu không nên để qua ngày khác.

Tiêu chảy sẽ không còn là mối lo ngại của mẹ bầu nếu mẹ nắm được cách phòng tránh nó ngay từ đầu. Thế nên, mẹ hãy đọc kỹ những lưu ý trên nhé. Nó sẽ giúp mẹ có được kiến thức để mẹ biết nên làm thế nào nếu thấy tình trạng trên. Chúc mẹ có sức khỏe tốt để “mẹ tròn con vuông”, mẹ nhé!

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin với các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng namlimquangnam.net trên IOS hay Android ngay!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *