Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Mai Anh Kha – Bác sĩ ngoại Chấn thương chỉnh hình – Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net Đà Nẵng.

Đang xem: Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em

Không chỉ người trưởng thành mà ngay cả trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc phải bệnh lý xương khớp, đau biệt là đau, viêm khớp háng ở trẻ. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sự phát triển của trẻ sau này.

Viêm khớp háng ở trẻ em là một trong những bệnh lý xương khớp có khả năng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển của trẻ. Tại Việt Nam, bệnh viêm khớp ở trẻ thường xảy ra trong khoảng từ 7 – 14 tuổi.

Đa số các trường hợp viêm, đau khớp háng ở trẻ em đều bị chẩn đoán nhầm là lao khớp háng tại các tuyến cơ sở nên khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn và đã có di chứng với chỏm xương đùi đã bị tiêu hoàn toàn. Tổn thương khớp háng ở trẻ có thể ở một hoặc hai bên với các biểu hiện âm thầm, song cũng có trường hợp diễn biến rất đột ngột.

canh-giac-voi-dau-viem-khop-hang-o-tre-1

Bệnh lý viêm, đau khớp háng ở trẻ em sẽ bao gồm các tổn thương ở xương khớp hoặc xương. Đây là căn bệnh lành tính, tuy nhiên, cũng có thể để lại các hậu quả cơ học nặng khi trẻ bước vào giai đoạn trưởng thành và dễ gây thoái hóa khớp về sau này.

Bệnh viêm khớp ở trẻ em xảy ra ở các vị trí tổn thương khác nhau trên cơ thể sẽ có tên gọi khác nhau. Ví dụ trường hợp tổn thương tại khớp háng thì có tên gọi là Legg-Perthes-Calvé với đặc điểm là người bệnh sẽ bị đau khớp háng kéo dài, chân bước khập khiễng, vận động khớp hạn chế, đặc biệt ở các tư thế dạng và quay.

Bệnh viêm khớp háng ở trẻ sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng tại chỗ nào, trẻ sẽ không bị nóng khớp, không sưng, sờ không thấy hạch bẹn, không ho khạc… mà chỉ thấy khó ngồi xổm, đi lại khó khăn và khó xoay khớp háng.

Xem thêm: Những Quốc Gia Có Phụ Nữ Ấn Độ Đẹp Nhất Thế Giới, Những Quốc Gia Có Phụ Nữ Đẹp Nhất Thế Giới

Cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh viêm khớp háng ở trẻ chính xác, tuy nhiên, dựa vào những biểu hiện của bệnh thì các bác sĩ cho rằng trẻ bị đau, viêm khớp háng có thể là do:

Trẻ từng bị chấn thương ở đầu gối nhiều lần, chấn thương lâu ngày không được điều trị sẽ dẫn đến đau khớp háng ở trẻ em;Do bị virus xâm nhập và gây bệnh, trẻ nhỏ sức đề kháng rất yếu;Do bị di truyền;Do sụn khớp khiếm khuyết không đảm bảo cho các hoạt động của xương khớp.

Nếu cha mẹ để ý quan sát thì sẽ dễ dàng phát hiện bệnh viêm khớp háng ở trẻ, một số dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm khớp háng bao gồm:

Sốt cao;Trẻ bị đau ở khớp háng, tùy vào tình trạng bệnh mà cơn đau có thể nhẹ hoặc nặng;Trẻ không vận động được;Sưng khớp;Bệnh càng nặng thì trẻ càng có biểu hiện bị đau dữ dội ở phần khớp háng. Cơn đau lan dần ra phía trước và xung quanh đùi cho đến khớp gối, gây khó khăn cho việc ngồi hoặc mặc quần;Nếu chụp X-quang, MRI thì có thể thấy dấu hiệu bị tràn dịch khớp và giãn khe khớp, các mô mỡ xung quanh khớp bị nén lại, đồng thời các phần mềm xung quanh cũng bị nén lại tạo một lớp dày quanh háng.
canh-giac-voi-dau-viem-khop-hang-o-tre-2

5. Cảnh giác nguy cơ viêm khớp háng ở trẻ em

Trẻ nhỏ cũng là một trong những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm, đau khớp háng, cha mẹ hãy đề phòng và cảnh giác với căn bệnh này khi trẻ:

Gia đình có người bị viêm khớp háng;Trẻ bị mắc các bệnh viêm nhiễm;

Bệnh viêm, đau khớp háng ở trẻ em nếu được phát hiện và điều trị sớm thì khả năng phục hồi sẽ rất nhanh. Trong quá trình điều trị, trẻ không được hoạt động trên chân bị bệnh và hạn chế đi lại cho đến khi có dấu hiệu phục hồi tổn thương.

Nếu bệnh được phát hiện sớm thì bệnh nhi có khả năng sẽ phục hồi hoàn toàn chỏm xương đùi và trẻ có thể phát triển bình thường. Tuy nhiên khi phát hiện ở giai đoạn muộn, chỏm xương đùi đã bị tiêu và một nửa trường hợp người bệnh sẽ có xu hướng thoái hóa khớp.

Trong trường hợp bệnh quá nặng và bệnh nhi không đáp ứng với phương pháp chữa trị thông thường thì bác sĩ sẽ phải chỉ định thay khớp háng nhân tạo. Do đó, vai trò của việc phát hiện bệnh sớm và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm là rất quan trọng. Bên cạnh đó, cha mẹ cần xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, thường xuyên bổ sung nhiều canxi, vitamin D và omega 3 để tốt cho xương khớp. Khẩu phần ăn hàng ngày nên bổ sung những thức ăn giàu vitamin từ rau xanh và trái cây. Đồng thời tập cho trẻ thói quen vận động và tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường hệ miễn dịch và độ dẻo dai cho xương khớp. Hướng dẫn trẻ dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và không nên vận động quá nhiều, không đứng hoặc ngồi lâu một chỗ, không nên cho trẻ lên xuống cầu thang liên tục vì có thể gây ảnh hưởng đến xương khớp.

Xem thêm: (Tư Vấn) Nên Tập Thể Dục Buổi Nào Là Tốt Nhất Cho Bạn? ? Thời Điểm Tập Thể Dục Tốt Cho Sức Khỏe

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý ở trẻ, hiện nay khoa Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu ở trẻ. Do đó, nếu trẻ có dấu hiệu bị viêm, đau khớp háng thì cha mẹ có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net để thăm khám và nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY. Ngoài ra, Quý khách có thể Đăng ký tư vấn từ xa TẠI ĐÂY

Chủ đề: Thay khớp háng nhân tạo Viêm khớp Cơ Xương Khớp Thoái hóa khớp háng Viêm khớp háng Viêm khớp háng ở trẻ sưng khớp khớp háng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *