Trung bình mỗi năm, lượng bệnh nhân đến khám, điều trị tại các bệnh viện trong tỉnh tăng từ 5-10%. Điều này đồng nghĩa với việc chất thải y tế cũng như chất thải thông thường trong bệnh viện sẽ tăng lên.

Đang xem: Chất thải nguy hại không lây nhiễm

*
Phân loại rác thải tại nguồn ở Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Ảnh: Hạnh Dung

Để đảm bảo công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, hạn chế lây nhiễm chéo, nhiều bệnh viện đã và đang có những cách làm hay nhằm phân loại rác thải, hạn chế chất thải nhựa.

* Làm tốt công tác phân loại chất thải

Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai Đồng Thị Lan cho biết, chất thải trong bệnh viện được phân làm 3 nhóm chính bao gồm: chất thải lây nhiễm (gồm những chất thải lây nhiễm sắc nhọn như bơm kim tiêm, chất thải lây nhiễm không sắc nhọn, chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao thường phát sinh ở những phòng xét nghiệm có mức an toàn sinh học cấp 3, chất thải giải phẫu); chất thải thông thường (chất thải sinh hoạt, chất thải tái chế) và chất thải nguy hại không lây nhiễm (như pin, nhiệt kế thủy ngân bị bể, bóng đèn). Trung bình mỗi ngày, bệnh viện thải ra khoảng 75kg chất thải lây nhiễm, 3 khối chất thải thông thường, khoảng 8kg chất thải nguy hại không lây nhiễm.

Tại mỗi khoa, phòng, bệnh viện đều bố trí thùng rác với các màu sắc khác nhau để bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế nhận biết và phân loại rác thải phù hợp. Chất thải thông thường sẽ đựng vào thùng rác màu xanh; chất thải lây nhiễm đựng vào thùng rác màu vàng; chất thải nguy hại đựng vào thùng rác, bịch rác màu đen và chất thải tái chế đựng vào thùng rác màu trắng.

Trong chất thải lây nhiễm màu vàng, có chất thải lây nhiễm sắc nhọn phải được đựng vào những hộp nhựa đảm bảo an toàn, không xuyên thủng.

“Nhìn chung, nhân viên y tế của bệnh viện thực hiện rất tốt công tác phân loại chất thải trong bệnh viện. Nhóm giám sát của Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn hằng ngày sẽ đi đến từng khoa để kiểm tra từ khâu vệ sinh đến phân loại rác thải. Những khoa, phòng nào phân loại sai sẽ nhắc nhở bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế phân loại đúng” – bà Lan cho hay.

Công tác phân loại rác thải tại nguồn cũng được Bệnh viện đại học Y dược Shing Mark thực hiện khá tốt. Bà Phan Nguyễn Thùy Trang, Điều dưỡng trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn chia sẻ, trên mỗi xe tiêm của bệnh viện đều trang bị 3 thùng rác (chất thải lây nhiễm, chất thải thông thường và chất thải tái chế). Những chất thải nào có thể tái chế, các điều dưỡng sẽ phân loại ngay để có thể tận dụng và bán loại chất thải này.

Xem thêm: Dạy Em Cách Đi Xe Máy Với ? Cách Chở Trẻ Nhỏ Bằng Xe Máy An Toàn

Để nâng cao ý thức phân loại chất thải, hạn chế rác thải nhựa, bệnh viện thường tổ chức các hội thi để các điều dưỡng, nhân viên trong bệnh viện tham gia nhằm truyền tải thông điệp hạn chế rác thải nhựa trong bệnh viện, góp phần xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.

* Chủ động lên phương án xử lý, thu gom chất thải

Theo bà Đồng Thị Lan, để giảm thiểu chất thải nhựa trong bệnh viện, thay vì việc trước đây bệnh viện cấp các chai nước trong chai nhựa 500ml thì nay sẽ bố trí từng thùng nước 20 lít ở các khoa, phòng để bệnh nhân, người nhà bệnh nhân sử dụng. Bệnh viện khuyến cáo bệnh nhân sử dụng ly nước cá nhân, không nên sử dụng các ly nhựa dùng 1 lần. Tất cả các cuộc họp, hội nghị tại bệnh viện cũng không sử dụng các chai nước nhựa như trước kia mà sẽ thay các ly thủy tinh, ly sành và rót nước cho các đại biểu.

Ngoài ra, bệnh viện cũng phổ biến để các y, bác sĩ, nhân viên sử dụng các loại dụng cụ phù hợp, tránh lãng phí. Riêng khu khám bệnh theo yêu cầu đang chuyển bịch đựng thuốc từ túi ny-lông sang túi giấy. Phòng thiết bị y tế sử dụng nhựa an toàn, không gây thải độc hoặc chuyển sang những dụng cụ có thể hấp được. Chẳng hạn, trước đây bệnh viện sử dụng bộ dụng cụ phun khí dung dùng 1 lần nhưng từ nay, bệnh viện sẽ tiến tới sử dụng bộ dụng cụ phun khí dung tiệt khuẩn để vừa đảm bảo an toàn cho bệnh nhân vừa hạn chế được chất thải nhựa trong bệnh viện.

Về việc thu gom rác thải, trước kia các nhân viên vệ sinh phải đến từng khoa, phòng để thu gom rác thải rồi vận chuyển qua đường cầu thang, thang máy. Hiện nay, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đang thử nghiệm hệ thống vận chuyển rác qua đường ống từ trên xuống. Qua đó, đảm bảo quá trình vận chuyển và ít gây phơi nhiễm nhất đối với người thu gom rác thải.

Tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Giám đốc bệnh viện Ngô Đức Tuấn cho biết, muốn hạn chế chất thải nhựa, trước hết phải nâng cao được ý thức, nhận thức của cán bộ, nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Những vật trước kia sử dụng bằng nhựa, ny-lông sẽ được chuyển dần qua bằng giấy.

“Trung bình mỗi ngày, bệnh viện thải ra khoảng hơn 1 tấn rác thải các loại. Lượng bệnh nhân đến khám ngoại trú mỗi ngày tại bệnh viện rất đông. Do đó, chúng tôi đang chuyển dần từ việc sử dụng túi ny-lông đựng thuốc sang túi giấy nhằm hạn chế khối lượng lớn rác thải nhựa ra môi trường” – BS CKII Ngô Đức Tuấn nói.

Xem thêm: 12 Câu Hỏi Thường Gặp Về Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật Có Tự Khỏi Được Không?

Ngành Y tế Đồng Nai đề ra mục tiêu đến năm 2022 sẽ có 80% các cơ quan, đơn vị trong ngành không sử dụng túi ny-lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần trong hoạt động sinh hoạt thường ngày tại các cơ quan, đơn vị; 80% các cơ sở y tế không sử dụng bao bì, túi ny-lông khó phân hủy để chứa đựng chất thải y tế; 100% các cơ sở y tế thực hiện phân loại chất thải nhựa để thu gom tái chế, xử lý theo quy định.

Hạnh Dung

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *