Ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra trong quá trình ăn uống không đảm bảo. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết nguyên nhân, triệu chứng, phòng tránh ra sao và cách xử lý kịp thời khi gặp phải ngộ độc thức ăn. Chuyên gia Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng sẽ giải đáp cụ thể thắc mắc này.

Đang xem: Ngộ độc thức ăn phải làm gì

Nội dung bài viết

3. Các triệu chứng, biến chứng của ngộ độc thực phẩm7. Cách xử lý ngộ độc thực phẩm7.1. Cách xử lý ngộ độc thực phẩm thông thường tại nhà8. Cách điều trị ngộ độc thực phẩm8.3. Một số bài thuốc dân gian chữa ngộ độc thực phẩm nhẹ9. Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Kiêng gì?9.1. Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Uống gì?10. Lời khuyên từ chuyên gia

*
*
*
*
*

Gừng có tác dụng làm dịu những cơn đau do ngộ độc thực phẩm.

Giấm táo: Giảm bớt các triệu chứng khác nhau của ngộ độc thức ăn bằng cách pha hai muỗng giấm táo với nước ấm trước khi ăn.Uống trà gừng sau khi ăn trưa và tối giúp chống lại tình trạng ợ nóng và buồn nôn.Bột húng quế làm giảm nhanh tình trạng nhiễm trùng. Bạn có thể pha bột húng quế cùng mật ong và nước hoặc các loại nước trái cây để sử dụng.Sử dụng trực tiếp tỏi tươi hoặc uống nước tỏi xay vì trong tỏi có nhiều chất chống virus, kháng viêm, chống nấm mạnh, đặc biệt hiệu quả trong ngộ độc thực phẩm.Pha nước chanh với một chút nước đường để sử dụng trong ngày giúp làm sạch ruột.Sử dụng mật ong cùng nước ấm giúp kháng viêm, kháng khuẩn, điều trị chứng khó tiêu của ngộ độc thực phẩm.Ăn chuối có thể giảm các triệu chứng buồn nôn, đồng thời giảm những cơn đau dạ dày do ngộ độc thực phẩm.

8.3. Một số bài thuốc dân gian chữa ngộ độc thực phẩm nhẹ

8.3.1. Chữa ngộ độc thức ăn

Bài thuốc từ quả khế: Sử dụng 2-3 quả khế ép lấy nước sử dụng trực tiếp.

Bài thuốc từ hạt đậu xanh: Nghiền sống đậu xanh hòa nước uống để nôn ra và giải độc.

– Nếu ngộ độc gây tiêu chảy: Sử dụng 100g tỏi sắc với 300ml nước cho tới khi còn 100ml. Sử dụng khi còn nóng.

– Chữa nôn, đầy bụng giải độc: Nhai nuốt 3-6g hạt thì là.

– Chữa ngộ độc thức ăn gây đau bụng, nôn nhiều, tiêu chảy: Riềng, gừng khô, củ gấu lượng bằng nhau tán nhỏ, mỗi lần uống 6g. Uống ngày 3 lần.

8.3.2. Chữa dị ứng mẩn ngứa do ăn hải sản, đồ tanh

– Sử dụng lá tía tô giã nát, phần nước uống, phần bã đắp vào chỗ ngứa. Nên kiêng nước và gió.

– Sắc khoảng 15-20g gừng sống và hành trắng mỗi loại lấy nước uống khi còn nóng.

– Giải độc do ngộ độc thịt và nấm: Sắc uống 20g cam thảo bắc cùng 20g đại hoàng.

– Chữa ngộ độc thức ăn gây nôn mửa: sắc 20g đậu ván trắng, 16g hương nhu, 12g hậu phác sử dụng khi còn ấm.

9. Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Kiêng gì?

Vì nguồn khởi phát bệnh chính là những đồ ăn, thức uống chúng ta sử dụng hàng ngày. Do đó, để tránh tình trạng này xảy ra, cách tốt nhất bạn nên thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt sau khi bị ngộ độc thực phẩm.

9.1. Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Uống gì?

9.1.1. Bù nước cho cơ thể

Nôn mửa, tiêu chảy dễ dẫn đến tình trạng mất nước. Vì vậy bạn nên uống nhiều nước, chia thành từng ngụm nhỏ. Nên sử dụng các đồ uống có chứa chất điện giải để ngăn ngừa mất nước.

Các thực phẩm nên sử dụng: các loại trà không chứa caffeine, canh rau, oresol…

9.1.2. Nên ăn thức ăn nhạt, mềm, loãng

Khi hệ tiêu hóa chưa đi vào ổn định, bạn nên sử dụng những món ăn nhẹ nhàng, ít chất béo và các loại hoa quả tốt cho đường tiêu hóa.

Những thực phẩm nên dùng bao gồm: chuối, ngũ cốc, lòng trắng trứng, mật ong, yến mạch, bơ đậu phộng, khoai tây nghiền, cháo, nước ép trái cây.

Bạn có thể tham khảo chế độ BRAT để cải thiện chức năng của dạ dày.

9.1.3. Tuân thủ theo cơ chế làm sạch đường tiêu hóa tự nhiên

Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc cầm tiêu chảy để giảm tình trạng này vì cơ chế đào thải tự nhiên của hệ tiêu hóa khi gặp chất độc hại.

Sau khi các triệu chứng thuyên giảm, bạn có thể sử dụng những thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua để cơ thể phục hồi lượng vi khuẩn có lợi bị mất trong quá trình tiêu độc, giúp hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch trở lại bình thường.

Xem thêm: Tác Dụng Của Dầu Gấc Với Trẻ Em, Bà Bầu, Sức Khỏe Nam Nữ, Tác Dụng Của Dầu Gấc Đối Với Trẻ

9.2. Bị ngộ độc thực phẩm nên kiêng gì?

Cơ thể lúc này còn rất yếu, chưa cân bằng lại hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch nên việc dung nạp các thực phẩm, đồ uống không có lợi sẽ làm tăng áp lực hoạt động của dạ dày.

Những thực phẩm nên kiêng bao gồm:

– Đồ uống có cồn, thức uống có chứa nhiều caffeine như soda, cà phê, nước tăng lực.

– Đồ ăn cay nóng

– Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, đồ ăn đóng hộp

– Hạn chế hút thuốc lá

– Tuyệt đối không uống các loại thuốc cầm tiêu chảy trong thời gian này.

– Chú tới một số các loại thực phẩm có khả năng gây ngộ độc nếu không được chế biến kĩ hoặc loại bỏ ra trong quá trình nấu ăn như: măng tươi, mật cá, cà chua xanh, thịt cóc, khoai tây lên mầm, củ sắn để cả vỏ, cá nóc, nấm độc, hạt hạnh nhân đắng, các loại hạt đậu sống…

10. Lời khuyên từ chuyên gia

Theo ThS.Bs Nguyễn Thị Hằng, để tránh những ‘bệnh từ miệng mà ra’, bạn nên thiết lập cho mình một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Ngoài ra cần có chế độ sinh hoạt điều độ và tuân thủ một số quy tắc an toàn khi chế biến món ăn.

10.1. Thiết lập chế độ sinh hoạt điều độ sau ngộ độc thực phẩm

– Không nên ăn uống trong vài giờ, để dạ dày được nghỉ ngơi

– Nghỉ ngơi nhiều do bệnh và tình trạng mệt mỏi khiến cơ thể mệt mỏi.

– Không nên đánh răng ngay sau khi nôn do ngộ độc thức ăn vì khi đó, những axit trong dạ dày thoát ra ngoài qua quá trình nôn, có thể làm hỏng men răng và đánh răng sẽ khiến mòn men răng.

– Tắm rửa sạch sẽ sau khi cơ thể tỉnh táo để làm sạch những vi khuẩn không có lợi.

10.2. 10 quy tắc an toàn phòng tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm

– Chọn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và các hóa chất, phụ gia trong quá trình nuôi trồng, bảo quản.

– Thực hiện nấu chín uống sôi, không ăn các thực phẩm chưa chín, còn sống, để lâu ngày.

– Ăn ngay khi thức ăn còn nóng, vừa được nấu chín.

– Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã được nấu chín.

– Đun kĩ thực phẩm trước khi sử dụng, đối với thực phẩm cần ăn nóng.

– Không để thực phẩm sống lẫn với thực phẩm chín. Khi chế biến nên có thớt, dao chuyên dụng để riêng thực phẩm.

– Luôn giữ bề mặt bếp sạch sẽ, đồ chế biến món ăn được rửa sạch.

– Đảm bảo tay chế biến thực phẩm được sạch sẽ.

– Bảo vệ thực phẩm tránh các loại côn trùng, loại gặm nhấm và các loài động vật khác.

– Sử dụng nước sạch để sinh hoạt.

Xem thêm: Đi Ngoài Phân Đen Có Thể Là Dấu Hiệu Nguy Hiểm, Nên Đi Khám Ngay!

Trên đây là những nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý và phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể nắm được một số quy tắc và mẹo nhỏ để xử lý khi không biết ngộ độc thực phẩm phải làm gì, nên uống gì.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *