Bệnh mồ hôi chân tay

Giới thiệu chung về bệnh

*

Tăng tiết mồ hôi là tình trạng ra mồ hôi nhiều mà không liên quan đến nhiệt độ cao hay hoạt động thể dục. Mặc dù không đe dọa tính mạng nhưng căn bệnh này lại ảnh hưởng tới các công việc hàng ngày và khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp. Tăng tiết mồ hôi lòng bàn tay chân là một chứng bệnh thường do di truyền, Đa số bắt đầu trong thời thơ ấu hay lứa tuổi vị thành niên, nam nữ đều có thể mắc bệnh kéo dài trong nhiều năm, Sau 25 tuổi, bệnh có thể được giảm một cách tự nhiên. Tay chân bị mồ hôi ẩm ướt kéo dài, sẽ dễ dàng bong tróc, nứt nẻ, viêm da, tổn thương mô do lạnh giá, mụn cóc hoặc nhiễm nấm ngoài da.Ra mồ hôi tay chân là một tình trạng lâm sàng khó khăn, việc điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng như đáp ứng điều trị của từng cá nhân.

Đang xem: Thuốc chữa ra mồ hôi tay chân

Định nghĩa:

Lòng bàn tay và lòng bàn chân có nhiều tuyến mồ hôi dày đặc hơn so với các phần còn lại của cơ thể. Tăng tiết mồ hôi tay chân là một bệnh lý có đặc trưng tình trạng ra mồ hôi quá mức ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.Trong trường hợp nặng, bất kể thời tiết nóng hay lạnh, lòng bàn tay, bàn chân đều bị ẩm ướt do tăng tiết mồ hôi, điều này ảnh hưởng rất lớn đến học tập, làm việc và các vấn đề sinh hoạt khác trong xã hội.

Nguyên nhân

– Mang thai hoặc thời kỳmãn kinh với những cơn nóng bừng, bốc hỏa.

– Lo âu, căng thẳng, stress về tâm lý

– Tác dụng phụ của thuốc tân dược

– Hạ đường huyết

– Bệnh cường giáp

– Nhiễm trùng.

– Một số loại ung thư

Sinh lý bệnh

Sinh lý bệnh của tăng tiết mồ hôi khu trú còn chưa được biết rõ. Mồ hôi được sản sinh từ các tuyến mồ hôi của cơ thể: Có đến 4 triệu tuyến mồ hôi, trong đó khoảng 3 triệu là tuyến mồ hôi ngoại tiết (eccrine sweat glands) và số còn lại là các tuyến đầu tiết (apocrine glands).

Các tuyến mồ hôi được chi phối bởi sợi cholinergic của hệ thần kinh giao cảm. Chức năng cơ bản của chúng là bài tiết mồ hôi – một chất dịch trong, không mùi, có chức năng điều hòa thân nhiệt – mà tốc độ bài tiết chịu ảnh hưởng của các kích thích xúc cảm và vị giác.

Tuyến mồ hôi ngoại tiết, là nguyên nhân biểu hiện của tăng tiết mồ hôi khu trú, được phân bố gần như khắp bề mặt cơ thể, dù vậy mật độ của chúng cao nhất là ở lòng bàn chân và trán, kế đó là lòng bàn tay và gò má.

Tuyến mồ hôi đầu tiết là những tuyến tiết loại mồ hôi có mùi và được giới hạn chủ yếu tại nách và những vùng niệu sinh dục. Chúng không có liên hệ đến tăng tiết mồ hôi khu trú và chức năng của chúng được điều hòa bởi các tiến trình nội tiết.

Cũng có những tuyến mồ hôi hỗn hợp gọi là tuyến đầu-ngoại tiết (apoeccrine glands), chủ yếu được tìm thấy ở nách và vùng quanh hậu môn. Vai trò của chúng trong sinh lý bệnh của tăng tiết mồ hôi khu trú hiện chưa rõ, dù vậy trên một số BN chúng chiếm đến 45% số tuyến mồ hôi được tìm thấy trong vùng nách.

Không quan sát được những thay đổi mô bệnh học nào của tuyến mồ hôi của những BN bị tăng tiết mồ hôi khu trú, cũng như không có sự gia tăng về số lượng tuyến mồ hôi khu trú, cũng như không có sự gia tăng về số lượng tuyến mồ hôi hoặc kích thước tuyến.

Đúng hơn là, tăng tiết mồ hôi khu trú có thể biểu trưng cho một rối loạn chức năng phức tạp của hệ thần kinh tự chủ, bao gồm cả các đường giao cảm lẫn đối giao cảm. Có thể có tố chất di truyền vì 30% – 50% số BN có tiền sử gia đình tăng tiết mồ hôi. Trong một nghiên cứu của Shih và CS (1983), những BN bị tăng tiết mồ hôi khu trú cho thấy ít bị chậm nhịp tim phản xạ trong đáp ứng với việc ngâm ngón tay trong nước lạnh.

Một sự gia tăng hoạt tính giao cảm như thế thông qua các hạch T2 – T3 có thể gây ra tăng tiết mồ hôi lòng bàn tay. Tuy vậy, việc ra mồ hôi lòng bàn tay và bàn chân quá mức có thể đưa đến một vòng luẩn quẩn, vì tình trạng da bị lạnh do bốc hơi (mồ hôi) sẽ làm tăng xung động giao cảm qua cơ chế phản xạ, rồi đến lượt nó sẽ làm tăng bài tiết mồ hôi.

Chẩn đoán bệnh ra mồ hôi chân tay

Chẩn đoán chung

Chẩn đoán tăng tiết mồ hôi tay chân không cần đến thăm khám labô.

Có thể sử dụng nghiệm pháp tinh bột iod để phác họa vùng ra mồ hôi quá mức .

Dung dịch iod (1%-5%) được thoa lên một bề mặt khô ráo, và sau vài giây tinh bột được rắc đều lên vùng này. Khi có mồ hôi, tinh bột và iod tác động lẫn nhau để lại một cặn lắng màu đỏ tía. Vùng có màu đỏ tía này xác định ống dẫn của tuyến mồ hôi. Mặc dầu để chẩn đoán bệnh không cần làm nghiệm pháp tinh bột iod, nhưng nó cho phép xác định định tính các vùng ra mồ hôi quá mức và qua đó ghi lại hình ảnh của các vùng này trước và sau khi điều trị.

+ Tiêu chí chẩn đoán ra mồ hôi tay chân vô căn khu trú tiên phát

Ra mồ hôi khu trú, thấy rõ, quá mức trong thời gian ít nhất 6 tháng không có nguyên nhân rõ ràng kèm theo ít nhất hai trong số các đặc điểm sau:

Ra mồ hôi hai bên và tương đối đối xứng

Tần suất ít nhất là một cơn một tuần

Ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày

Tuổi khởi phát dưới 25 tuổi

Có tiền sử gia đình

Ngưng ra mồ hôi lúc ngủ

Tổn thương tâm lý xã hội là một khía cạnh đáng quan tâm của tăng tiết mồ hôi khu trú .

Triệu chứng lâm sàng

Người bình thường chỉ đổ mồ hôi khi tập thể dục hoặc khi trời nóng, làm việc nặng nhọc. Ngược lại, với người mắc chứng tăng tiết mồ hôi, cơ thể sẽ luôn ướt đẫm bất kể thời tiết hay nhiệt độ môi trường, đặc biệt sẽ ra nhiều hơn khi hồi hộp, lo lắng hay căng thẳng.

Họ thường bị ra mồ hôi nhiều ở cả hai bên cơ thể, chẳng hạn như hai lòng bàn tay, hai lòng bàn chân và hai bên nách; đôi khi lại bị ở cả vùng đầu mặt, lưng ngực hoặc toàn thân…

Bước đầu tiên trong đánh giá tăng tiết mồ hôi là phân biệt giữa tăng tiết mồ hôi toàn thân và khu trú. Tăng tiết mồ hôi toàn thân thường là một phần trong biểu hiện của một số bệnh lý căn nguyên khác, như là một bệnh nhiễm khuẩn hoặc ác tính hoặc một rối loạn nội tiết, và tăng tiết mồ hôi khu trú hay tăng tiết mồ hôi vô căn tiên phát lại xảy ra ở những người trước nay vốn khỏe mạnh .

Bệnh xảy ra nhiều nhất trong thập niên thứ hai và thứ ba của cuộc đời và có biểu hiện là ra mồ hôi quá mức ở cả hai bên khu trú trong phạm vi lòng bàn chân, lòng bàn tay, mặt hoặc các vị trí đặc biệt khác.

Một tiền sử gia đình dương tính rõ rệt gặp trong 30%-50% số BN. Hơn nữa, BN tăng tiết mồ hôi khu trú thường không ra mồ hôi lúc ngủ.

Mặc dù không có định nghĩa chuẩn của tăng tiết mồ hôi khu trú, việc bài tiết mồ hôi bởi các tuyến mồ hôi ngoại tiết đạt dưới 1ml/m2 /phút lúc ngủ và ở nhiệt độ phòng được xem như bình thường. Ngoài ra có thể đo tốc độ tiết mồ hôi ở những vùng giải phẫu học riêng biệt (như lòng bàn tay, nách) cho mục đích nghiên cứu (chẳng hạn như tốc độ tiết mồ hôi bình thường ở nách là dưới 20 mg/phút). Vì mục tiêu thực hành lâm sàng, bất kỳ mức độ ra mồ hôi nào làm cản trở đến sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày nên được xem như bất thường.

Xét nghiệm lâm sàng

Có thể xét nghiệm có máu hoặc nước tiểu để xác định xem mồ hôi quá nhiều là do những bệnh khác, chẳng hạn như một tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc đường huyết thấp (hạ đường huyết).

Thermoregulatory mồ hôi thử nghiệm

Có thể tiến hành một thử nghiệm mồ hôi thermoregulatory. Trong thử nghiệm này, một chỉ báo độ ẩm bột nhạy cảm được áp dụng cho làn da. Bột thay đổi màu từ màu vàng xanh lá cây đến tối tím ở những nơi có quá nhiều mồ hôi xảy ra ở nhiệt độ phòng. Sau đó, tiếp xúc với nhiệt độ cao và độ ẩm là nguyên nhân gây đổ mồ hôi trên toàn bộ cơ thể.

Những người có xu hướng đổ mồ hôi hyperhidrosis hơn trong lòng bàn tay trong một môi trường ấm áp, trong khi những cá nhân không có hyperhidrosis có xu hướng không mồ hôi từ lòng bàn tay. Những phát hiện từ các thử nghiệm mồ hôi thermoregulatory giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và xác định mức độ nghiêm trọng của các điều kiện để xác định điều trị thích hợp nhất.

Biến chứng:

Nấm móng tay bị nhiễm trùng. Những người đầm đìa mồ hôi dễ bị nhiều loại nhiễm nấm. Bởi vì nấm phát triển mạnh trong ấm áp, môi trường ẩm ướt, chẳng hạn như mồ hôi giày. Đó cũng là lý do tại sao có nhiều khả năng bị nhiễm trùng ở móng chân hơn trong móng tay. Một nhiễm trùng móng tay thường bắt đầu như một đốm trắng hoặc vàng dưới các đầu móng tay. Khi nhiễm nấm lây lan sâu hơn, móng tay có thể đổi màu, dày lên và phát triển nát cạnh móng. Đôi khi móng tay có thể tách biệt với giường móng tay, và da quanh nó có thể trở thành màu đỏ và sưng lên. Thậm chí có thể phát hiện ra một mùi nhẹ.

Vi khuẩn nhiễm trùng và mụn cóc.Hyperhidrosis có thể đóng góp cho nhiễm khuẩn, đặc biệt là xung quanh nang lông hoặc giữa các ngón chân. Nó cũng liên kết với mụn cóc. Khi đã hyperhidrosis, mụn cóc có thể có xu hướng tái diễn sau khi điều trị.

Xã hội và hậu quả về tình cảm. Những người có hyperhidrosis thường có mồ hôi quá nhiều của đế chân và lòng bàn tay, có thể sản xuất mùi khó chịu. Kết quả là, họ có thể trải nghiệm những hậu quả đáng kể về tâm lý, xã hội, giáo dục và nghề nghiệp.

Các điều kiện da. Một số điều kiện da, chẳng hạn như eczema và chứng phát ban da, xảy ra thường xuyên hơn ở những người bị hyperhidrosis. Nó có thể là mồ hôi quá nhiều làm trầm trọng thêm tình trạng viêm da.

Dự phòng

* Ra nhiều mồ hôi chân cần có thói quen tự vệ sinh. Mang giày và tất thường xuyên làm cho môi trường không thông thoáng và ẩm ướt thúc đẩy vi khuẩn, nấm mốc phát triển, chúng phân hủy các chất tiết trong mồ hôi, sự tích tụ của da chết,.., tạo nên mùi hôi. Do đó cần có thói quen vệ sinh đúng cách bàn chân, đặc biệt khi chân bị ra nhiều mồ hôi.

* Rửa sạch bàn chân và các ngón chân, sau đó dùng khăn mềm, sạch lau khô.

* Chọn giày và tất có chất lượng, đảm bảo thông thoáng khí, kích thước phù hợp.

* Đừng lúc nào cũng chỉ mang một đôi giày và tất, mà nên chuẩn bị sẵn giày và tất để thay thế nhiều lần trong mỗi ngày, để đảm bảo luôn luôn được mang giày khô.

* Nên để đôi chân của bạn được thông thoáng, thường xuyên cởi giày, và đi chân không lúc ở nhà.

* Xịt thuốc khử trùng , bột talc, dùng miếng thấm và khử mùi để lót giày…

* Tiệt trùng bằng cách sử dụng xà phòng để rửa chân.

* Trước khi đi ngủ mỗi ngày, ngâm chân trong nước nóng khoảng 15 phút.

* Thường xuyên làm sạch giày hoặc miếng lót, đảm bảo khô trước khi tái sử dụng.

* Nên điều trị sớm và tích cực bệnh nhiễm nấm ở chân và các bệnh lý khác của bàn chân.

* Chọn quần áo sợi tự nhiên. Mặc đồ vải tự nhiên như len, bông, lụa, cho phép làn da dễ thở. Khi tập thể dục, có thể thích các loại vải công nghệ cao hút độ ẩm ra khỏi da.

* Hãy thử kỹ thuật thư giãn. Hãy xem xét kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga hay phản hồi sinh học. Đây có thể giúp học cách kiểm soát sự căng thẳng gây ra mồ hôi.

* Thực phẩm thường ngày :Tăng tiết mồ hôi tay chân nên ăn nhiều thức ăn có tác dụng thanh nhiệt, kiện tỳ như củ sen, măng, cải bắp, rau bina, rau muống, mướp đắng, dưa chuột, bầu, cà chua, dưa, cần tây, nấm trắng, đậu xanh, đậu váng, đậu phụ, hạt ý dĩ, sơn tra, chuối, hạt sen, sữa chua, vv, sẽ giúp loại bỏ nhiệt cho cơ thể. Uống nhiều nước sẽ giúp ổn định hệ thống thần kinh, Hạn chế ăn các thực phẩm kích thích tăng tiết mồ hôi.

Đông Y Chữa Mồ Hôi Chân Tay(手脚多汗)

*

Trong y học cổ truyền không có bệnh danh là bệnh tăng tiết mồ hôi chân tay, mà đối chiếu các triệu chứng biểu hiện trên lâm sàng mà có tính tương đồng thì thuộc về Hãn chứng. Hãn chứng là một thuật ngữ trong y học cổ truyền để mô tả tình trạng bệnh lý toàn thân hay một bộ phận cơ thể có sự bài xuất ra mồ hôi không bình thường. Trong đó mồ hôi ra thường xuyên, khi vận động ra nhiều hơn gọi là tự hãn. Trong lúc ngủ ra mồ hôi, khi tỉnh dậy thì hết đó là đạo hãn. Mồ hồi bài xuất ra, sắc vàng dính vào quần áo, thì đó là Hoàng hãn. Mồ hôi ra không ngừng thành giọt như dầu, tay chân lạnh đó là tuyệt hãn. Trong bệnh ngoại cảm ôn nhiệt diễn biến cấp, bỗng nhiên thấy sợ lạnh, sau đó ra mồ hôi nhiều gọi là Chiến hãn.

Ngoại nhân: Người bệnh cảm thụ phong, thấp, nhiệt tà hoặc phong hàn tà xâm nhập vào lý, hóa nhiệt có thể dẫn đến dinh vệ bất hòa hay lý nhiệt tích mạnh ở bên trong hoặc thấp nhiệt nhập vào bế lại mà dẫn đến rối loạn bài tiết mồ hôi.

Nội nhân: Người bệnh mắc bệnh lâu ngày dẫn đến cơ thể suy nhược hoặc bẩm sinh người bệnh cơ thể đã suy nhược hay bẩm tố âm hư dẫn đến phần âm dương của tạng phủ bị tổn thương, khiến chức năng của các tạng phủ bị suy giảm, khí huyết tân dịch mất điều hòa làm bài tiết mồ hôi ra nhiều.

Bất nội ngoại nhân: Do ăn uống không điều độ, no quá, đói quá… tình trạng này kéo dài, lao lực quá độ, khi bị bệnh không được chăm sóc và điều trị đúng… cũng dẫn đến suy giảm chức năng của các tạng phủ, âm dương mất cân bằng, khí huyết tân dịch bị thương tổn cũng làm rối loạn bài tiết mồ hôi.

Biện chứng phân thể trị liệu:

Theo lý luận của đông y, Tỳ chủ cơ nhục, phụ trách vận hóa thủy cốc và phân bố các chất tinh vi phân bố ra tứ chi. Khi Tỳ Vị bị bệnh, quá trình vận hóa thất thường, tân dịch sẽ tràn ra tay chân làm xuất hiện tượng lòng bàn tay và bàn chân đổ mồ hôi. Chứng tăng tiết mồ hôi tay-chân chủ yếu do bệnh lý ở tỳ vị, đồng thời các tạng phủ khác cũng có liên quan. Biểu hiện triệu chứng lâm sàng sẽ giúp hiểu rõ hơn cơ chế bệnh sinh của chứng này.

* Dương Minh nhiệt: Tăng tiết mồ hôi tay-chân kèm với táo bón

* Tỳ vị thấp nhiệt: Tăng tiết mồ hôi chân, mồ hôi có tính nhầy dính.

* Tâm thận âm hư: Tăng tiết mồ hôi kèm theo lòng bàn tay chân nóng.

* Tỳ vị hư hàn: chân tay lạnh ướt: Biện chứng luận trị của Đông y về chứng tăng tiết mồ hôi ngoài việc chú ý đến mức độ tiết mồ hôi cục bộ mà còn cần thăm khám toàn diện các triệu chứng đi kèm. Thường sử dụng các loại thuốc và thực phẩm có tác dụng cố sáp liễm hãn (ngăn chặn tiết mồ hôi quá nhiều) phổ biến như: Toan táo nhân, Ma hoàng căn, Long cốt, mẫu lệ… nhằm tăng cường hiệu quả cầm mồ hôi.

Tỳ vị thấp nhiệt:

Triệu chứng: ra nhiều mồ hôi tay chân, kèm ngực bụng đầy tức, chán ăn, cơ thể nặng nề, thân nhiệt không tăng, nước tiểu sẫm màu lượng ít, đại tiện không thông, rêu lưỡi vàng, nhầy dính, mạch phù sác hoặc phù hoạt.

Pháp điều trị: Thanh nhiệt, táo thấp, hòa trung.

Bài thuốc: Tam nhân thang gia thêm bạch truật

Tam nhân thang gia thêm bạch truật Bạch đậu khấu 6g Bán hạ chế 6g Hậu phác 6g
Hạnh nhân 12g Bạch thông thảo 4g Trúc diệp 6g Hoạt thạch phi 12g
Ý dĩ nhân 12g

2. Tâm thận âm hư:

Triệu chứng: ra nhiều mồ hôi tay chân, kèm theo khô miệng, ngũ tâm phiền nhiệt, ăn không ngon miệng, ngủ kém, đại tiện bất điều, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng, mạch tế sác.

Xem thêm: Bệnh Đau Mắt Đỏ Lây Qua Đường Nào, Cơ Chế Lây Nhiễm Và Cách Phòng Ngừa

Pháp điều trị: tư âm, thanh nhiệt.

Bài thuốc: Lục vị địa hoàng hoàn gia thêm Mạch đông, Ngũ vị tử.

Lục vị địa hoàng hoàn Sơn thù du 15g Trần bì 12g Trạch tả 12g
Thục địa 15g Phục linh 12g Mạch đông 15g Ngũ vị tử 12g.
Sơn dược 15g

Tỳ vị hư hàn:

Triệu chứng: ra nhiều mồ hôi tay chân, kèm theo tay chân không ấm áp, xanh xao, kém ăn, cơ thể mệt mỏi, tiểu tiện bất lợi, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng, mạch hư nhược.

Phương pháp điều trị: ôn bổ trung dương.

Bài thuốc điển hình: Lý trung thang gia thêm ô mai.

Chích thảo 12g Bạch truật 12g Đẳng sâm 12g
Can khương 12g Ô mai 12g Thục phụ tử 10g

Tâm dương bất túc:

Triệu chứng: ra nhiều mồ hôi lòng bàn tay, ở tay nhiều hơn. Khi căng thẳng tinh thần thì tăng tiết mồ hôi gia tăng, ngủ không yên,người bệnh ra mồ hôi, sợ gió, toàn thân mỏi mệt hoặc hơi phát sốt, đau đầu, lưỡi đỏ nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoãn

Pháp điều trị: Dưỡng tâm, an thần, cầm mồ hôi

Bài thuốc: Quế chi thang gia long cốt, mẫu lệ, quy bản, toan táo nhân, phù tiểu mạch

Quế chi thang gia giảm phù tiểu mạch 15g Đại táo 6 g Bạch thược 12g
Quế chi 12g toan táo nhân 12g quy bản 12g Chích cam thảo 6g
Sinh khương 4 lát Quả long cốt 12g Mẫu lệ 12g

Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Nếu dương hư gia: Phụ tử chế, Nhân sâm.

Nếu khí hư gia: Hoàng kỳ.

Nếu mồ hôi ra nhiều gia Long cốt (sao), Mẫu lệ (sao), Ngũ vị tử.

Các khớp đau mỏi gia: Khương hoạt, Độc hoạt, Uy linh tiên.

Khí hư thủ túc xuất hãn

Triệu chứng: Khí hư xuất hãn thường kèm thêm hư nhiệt ở trong tỳ vị luận của lý đông viên có ghi còn gọi là hư hoả kèm chứng trạng ra mồ hôi vào ban ngày

Dùng bài Ngọc bình phong tán

Ngọc bình phong tán Mạch môn 10g Trúc diệp 12g Chỉ thực 12g
Sinh thạch cao 40g Sinh đại hoàng 10g Thục địa 12g Ngưu tất 12g
Tri mẫu 8g

Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang. Bài gia giảm bỏ Ngưu tất, thay Thục địa bằng Sinh địa.

Ứ huyết thủ túc xuất hãn

Triệu chứng: Thể này trên lâm sàng không hay gặp thường kèm các chứng cổ chướng đau mình mẩy

Dùng bài: trong y lâm cải thác dùng huyết phủ trục ứ thang, thân thống trục ứ thang đều hiệu quả

Huyết phủ trục ứ thang

Huyết phủ trục ứ thang Cát cánh 6g Đương quy 12g Sài hồ 4g
Đào nhân 16g Hồng hoa 12g Sinh địa 12g Chỉ xác 8g
Ngưu tất 12g

Thấp uất thủ túc xuất hãn

Triệu chứng: Ở thể này toàn thân cảm thấy mệt mỏi

Dùng bài Phòng kỷ hoàng kỳ thang gia giảm ý dĩ, hạnh nhân, phục linh

Phòng kỷ hoàng kỳ thang gia giảm Cam thảo ( sao) 4g Bạch truật 12g Sinh khương 3 lát
Phòng kỷ 12g Hoàng kỳ 12 g Đại táo 3 quả Ý dĩ 15g
Phục linh 15g Hạnh nhân 10g

Dương khí hư

Triệu chứng: Lòng bàn tay bàn chân ra mồ hôi, chân tay mát, ăn kém, da thịt tê dại, sợ gió, đoản khí, ăn kém…..mạch phù vô lực

Pháp trị: Bổ khí cố biểu

Bổ khí cố biểu Mẫu lệ 20 Ma hoàng căn 12 Hoàng kỳ 30
Ngũ vị 10 Thục địa 12 Tử uyển 12 Tang bì 12
Đẳng sâm 10 Phòng phong 8 Bạch truật 16 Cam thảo 6
Quế chi 6 Phù tiểu mạch 12

Châm cứu: Lao cung , Đại lăng , Thần môn, Ngư tế

Ngô thù tán bột, hoà nước sôi : ngâm, bôi

Âm hư

Triệu chứng: Mồ hôi tay chân ra nhiều, chẩy ròng ròng, lòng bàn tay nóng

ra mồ hôi tay âm hư Mạch môn 12 Qui đầu 12 Hoàng kỳ 70
Ngũ vị 8 Tang diệp 40 lá Thục địa 12 Hoàng cầm 6
Hoàng liên 4 Hoàng bá 6 Sinh địa 8 Tang chi 10

Chân sâm cầm 10 đôi ngâm rượu uống

Hoả châm các huyệt tâm du và phế du

Phong thấp

Triệu chứng: Người nặng nề, bàn chân lạnh, nhiều mồ hôi, hay bị đau người, đau khớp có thể dùng để chữa các chứng đau khớp, phong thấp

Dùng bài: Bạch hổ Xương truật thang

Bạch hổ Xương truật thang Trích thảo 4 Tri mẫu 10 Ngạch mễ 20
Thạch cao 30 Xương truật 8 Ma hoàng căn 10 Hoàng kỳ 20

Tâm nhiệt can uất

Triệu chứng: khi hồi hộp hoặc căng thẳng vã mồ hôi tay chân

Tieu dao tan Sài hồ 12 Bạch truật 12 Bạch thược 12
Qui đầu 12 Trần Bì 8 Trích thảo 6 Sinh khương 12
Bạc hà Bạch linh 12 Long cốt 20 Mẫu lệ 20

Dùng ngoài

Long cốt 12 Mẫu lệ 12 Hoàng kỳ 12
Nghạnh mễ 20

Châm cứu điều trị tăng tiết mồ hôi tay chân

Châm cứu có thể điều trị hỗ trợ chứng tăng tiết mồ hôi tay chân, nó có thể tăng cường sự ổn định thần kinh, điều tiết nội tiết, nhằm đạt được mục đích ức chế sự tiết mồ hôi.

Đông Y cho rằng tăng tiết mồ hôi lòng tay chân chủ yếu do bệnh lý ở tỳ vị hoặc can kinh uất nhiệt làm ảnh hưởng đến tỳ, dẫn đến sự điều hòa tân dịch trong cơ thể bị rối loạn làm cho mồ hôi tăng tiết ở tứ chi. Các huyệt vị thường được sử dụng để châm cứu là: Tỳ du (Bl 20), vị du (Bl 21), trung quản (Cv 12), chương môn (Lr 13), khúc trì (Li 11), hợp cốc (Li 4), túc tam lý (St 36), tam âm giao (Sp 6), âm lăng tuyền (Ht 6).v.v.

Ngoài ra, tăng tiết mồ hôi cục bộ cũng có liên quan đến hệ thống kinh lạc tuần hành qua vị trí lòng bàn tay chân như: Kinh thủ quyết âm tâm bào lạc, kinh thủ thiếu âm Tâm, Túc thiếu âm thận. Thủ pháp châm cứu cũng có tác dụng sơ thông và điều hòa kinh mạch.

Ví dụ

Trong trường hợp tâm thận âm hư, thì châm bổ hai huyệt phục lưu (Ki 7) và âm khích (Ht 6) và châm tả huyệt hợp cốc (Li 4) sẽ có tác dụng nuôi dưỡng tâm thận, điều dưỡng vệ khí, làm ngừng tiết mồ hôi.

Trong trường hợp tâm thận dương hư, thì châm bổ hai huyệt phục lưu (Ki 7) và khí hải (Cv 6) có tác dụng bổ tâm thận, trợ vệ khí. Nếu ra mồ hôi tay nhiều thì châm nội quan (Pc 6) hai bên hợp cốc (Li 4) xuyên đến Lao cung (Pc 8), và lưu kim 20 phút.

Bấm huyệt để giảm tiết mồ hôi tay chân

Tinh thần căng thẳng, cảm xúc thay đổi cũng là nguyên nhân thường gây đổ mồ hôi, bệnh nhân càng lo lắng càng đổ mồ hôi nhiều đã tạo ra một vòng luẩn quẩn. Đông y gọi là tâm thần bất an, biểu hiện tâm hỏa động. Xoa bóp các huyệt vị thích hợp trên các đường kinh tâm, tâm bào lạc, thận sẽ hỗ trợ bình ổn tinh thần và giảm bớt tình trạng tăng tiết mồ hôi.

Phương pháp 1: Nội quan (Pc 6) và thần môn (Ht 7), Dùng lực ấn 5 giây, ngừng 2 giây, mỗi huyệt ấn 5 phút, có tác dụng ninh tâm an thần.

Phương pháp 2: Dùng ngón tay cái xoa ấn lòng bàn tay, đặc biệt là day ấn các huyệt huyệt thiếu phủ (Ht 8), lao cung (Pc 8) trong vòng 1 phút, tác dụng thanh trừ tâm thận hư nhiệt.

Phương pháp 3: Ra mồ hôi kèm theo lòng bàn tay nóng, người buồn bực khó chịu, khó vào giấc ngủ, ngoài day ấn huyệt lao cung (Pc 8) và thiếu phủ (Ht 8), cần day ấn thêm huyệt dung tuyền (Ki 1) ở lòng bàn chân.

Thuốc đông y dùng ngoài để giảm tăng tiết mồ hôi tay chân

Thuốc đông y dùng ngâm rửa bên ngoài có tác dụng trực tiếp ức chế tuyến mồ hôi tiết mồ hôi, lại còn có tác dụng ngăn ngừa và điều trị một số bệnh kèm khác ở tay chân như bong tróc, nứt, herpes, mồ hôi, nấm da. Phương pháp này thích hợp cho tiến hành tại nhà, và được xem như là một phần của cách chăm sóc sắc đẹp hàng ngày.

* Hoàng kỳ 30g, cát căn 30g, kinh giới 10g, phòng phong 10g. nấu sôi, trước tiên là xông sau đó ngâm rửa, thích hợp cho những người ra mồ hôi tay.

* Minh phàn (phèn chua) 30g, lục phàn (FeSO4•7H2O) 30g, trắc bá diệp 60g, nhi trà 30g. nấu sôi dùng để rửa.Thích hợp cho trường hợp ra mồ hôi bàn tay, bàn chân và bị mọc mụn nước.

* Sinh hoàng kỳ 30g, cát căn 20g, phèn chua 15g. nấu sôi, trước hết là xông sau đó ngâm rửa, thích hợp cho rường hợp ra nhiều mồ hôi tay chân khi làm việc căng thẳng.

* Lá chè 25g, muối 25g, Thích hợp để ngâm rửa trong trường hợp ra nhiều mồ hôi chân .

* Phèn chua 30g, khổ sâm 15g, đinh hương 10g, cát căn 15g, mã xỉ hiện 15g, xích thạch chi 30g, nấu sôi, dùng ngâm chân trong trường hợp ra nhiều mồ hôi chân và có mùi hôi ở chân.

* Thương nhĩ tử 60g, khổ sâm 30g, xà sàng tử 30g, hoàng bá 30g, phèn chua 30g, sáp ong 15g, nấu sôi, dùng để ngâm, có tác dụng khử trùng, giảm tiết mồ hôi, chống ngứa, phòng ngừa nấm da.

* Địa phu tử 20g, thương nhĩ tử 60g, khổ sâm 30, bạch tiên bì 20g rêu, Hoàng bá 30g, nấu sôi, ngâm rửa, có tác dụng làm mềm da, chống ngứa, khử trùng.

Các bài thuốc nêu trên có thể được sử dụng để ngâm rửa hoặc xoa xát. Khi dùng để ngâm rửa, nhiệt độ chất lỏng nên được duy trì ở mức tốt nhất từ 50-60 ° C, ngâm trong 20 phút, trong khi đó nên cọ xát bàn tay hoặc chân qua lại, để loại bỏ da chết. Sau đó rửa sạch bằng nước trong, dùng khăn lau khô, rồi thoa kem dưỡng da hay kem chống nấm (nếu cần thiết).

Điều Trị Mồ Hôi Tay Chân Theo Tây Y

*

Đối với đa số người bệnh, điều trị đổ mồ hôi nhiều là một hành trình gian nan, đôi khi phải kéo dài cả đời. Mục tiêu của việc điều trị là kiểm soát lượng mồ hôi tiết ra, người bệnh thường bắt đầu với các phương pháp không xâm lấn, chẳng hạn như dùng chất chống mồ hôi kết hợp với thay đổi lối sống.

Điều trị nội khoa

Thuốc điều trị tăng tiết mồ hôi

– Chất chống mồ hôi theo toa: Nhôm clorua (Drysol, Xerac Ac) thường được chỉ định là thuốc điều trị bước đầu cho bệnh tăng tiết mồ hôi. Bôi thuốc này lên vùng da bị ảnh hưởng trước khi đi ngủ, sau đó rửa sạch khi thức dậy và hiệu quả được duy trì trong 24h. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây kích ứng da và mắt.

– Thuốc kháng cholinergic đường uống: Ngăn chặn hoạt động của chất trung gian hóa học acetylcholine đóng vai trò kích hoạt các tuyến mồ hôi bài tiết. Thuốc này có thể giúp giảm mồ hôi ở một số người, tuy nhiên họ có thể gặp phải tác dụng phụ bao gồm khô miệng, nhìn mờ và các vấn đề ở bàng quang…

– Thuốc chống trầm cảm: Một số loại thuốc chống trầm cảm có thể làm giảm tiết mồ hôi bằng cách giảm lo âu, căng thẳng nguyên nhân khiến tình trạng tăng tiết mồ hôi trở nên tồi tệ hơn.

Thay đổi lối sống và sử dụng thảo dược

Một số mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp bạn chung sống hòa bình với chứng bệnh ra nhiều mồ hôi:

– Mặc quần áo rộng rãi và sáng màu

– Tránh các loại thực phẩm/đồ uống có thể gây đổ nhiều mồ hôi, chẳng hạn như rượu bia và thức ăn cay nóng.

– Tắm rửa hàng ngày, chú ý lau khô các khu vực bị tăng tiết mồ hôi.

– Chọn giày và tất làm bằng chất liệu tự nhiên, thấm hút mồ hôi tốt.

– Có ít nhất 2 đôi giày để đổi nhau, giày cần để khô ráo trước lần sử dụng tiếp theo.

– Mặc quần áo màu đen hoặc trắng để “che” đi dấu vết mồ hôi.

– Sử dụng những chế phẩm thảo dược chứa Thiên môn đông, Sơn thù du.. cũng là một giải pháp hiệu quả, nhằm săn se bề mặt da và ức chế sự hoạt động quá mức của hệ thần kinh giao cảm, ngăn tình trạng đổ mồ hôi quá mức.

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật và những biện pháp can thiệp để ngăn đổ mồ hôi tạm thời

Nếu thuốc và thay đổi lối sống không thể cải thiện tình trạng mồ hôi nhiều, người bệnh có thể được chỉ định các phương pháp sẵn có khác, bao gồm:

– Tiêm Botox (Botulinum toxin injections): Botox thường được sử dụng trong ngành thẩm mỹ (giúp xóa các nếp nhăn và đem lại làn da mịn màng). Các nhà khoa học phát hiện ra rằng Botox cũng có thể ngăn chặn các tín hiệu thần kinh kích hoạt tuyến mồ hôi bài tiết. Tác dụng của phương pháp tiêm Botox thường kéo dài 6 – 12 tháng, sau đó người bệnh có thể cần lặp lại liệu trình này.

– Điện di ion (Iontophoresis): Người bệnh cần ngâm chân tay vào trong dịch ion, nơi có dòng điện một chiều chạy qua. Dòng điện sẽ ức chế sự hoạt động của các tuyến mồ hôi, khiến chúng tiết mồ hôi ít hơn. Người bệnh cần điều trị 2 lần/ngày trong 3 – 4 tuần đầu tiên. Sau khi tình trạng đổ mồ hôi nhiều được cải thiện, việc điều trị cần được tiếp tục nhưng với tần suất ít hơn. Người bệnh có thể tự mua máy điện di ion về điều trị tại nhà. Phương pháp này không phù hợp với những người đã cấy máy tạo nhịp tim và phụ nữ mang thai.

Điều trị ra mồ hôi nhiều bằng phương pháp điện di ion

– Nạo hút tuyến mồ hôi: Phương pháp này sử dụng năng lượng tia laser để loại bỏ tuyến mồ hôi ở nách. Những người bị tăng tiết mồ hôi ở nách có thể lựa chọn phương pháp này.

– Phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm: Đối với các trường hợp bị tăng tiết mồ hôi nặng ở lòng bàn tay mà không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm ngực có thể được chỉ định. Bác sỹ phẫu thuật sẽ cắt, đốt hoặc kẹp các dây thần kinh kiểm soát mồ hôi ở lòng bàn tay. Tuy nhiên, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ tăng tiết mồ hôi bù trừ (gây đổ mồ hôi ở các khu vực khác) sau phẫu thuật.

Một số phương pháp mới trong điều trị ra mồ hôi nhiều vẫn đang được nghiên cứu, bao gồm điều trị bằng laser, sóng cực ngắn và các liệu pháp siêu âm. Người bệnh cũng có thể áp dụng các kỹ thuật thư giãn như tập thở, thiền, yoga… để kiểm soát tâm lý và phòng ngừa tăng tiết mồ hôi hiệu quả.

Tham khảo thêm

*

Ra mồ hôi là gì?

Bình thường khi chúng ta vận động nhiều,, hoặc cơ thể nóng lên sẽ dẫn tới hiện tượng tiết mồ hôi. Tuy nhiên một số người dù không vận động, kể cả khi ngồi trong phòng điều hòa vẫn tiết mồ hôi thì đó được coi là bệnh ra mồ hôi. Bệnh ra mồ hôi được phân thành nhiều loại:

-Ra mồ hôi toàn thân (ra mồ hôi toàn thể)

-Ra mồ hôi tay, chân, nách… (ra mồ hôi bán phần)

Thế nào là ra mồ hôi tay chân?

Trong phạm vi bài viết này chủ yếu đề cập đến bệnh ra mồ hôi tay chân. Ra mồ hôi tay chân là hiện tượng lòng bàn tay thường xuyên bị ẩm ướt, thậm chí chảy nước nhất là khi người bệnh tập trung cao độ, căng thẳng, lo lắng hay phấn khích. Tây y cho rằng nguyên nhân này là do tuyến eccrine tập trung chủ yếu trong tay, trán, và bàn chân. Bệnh có thể do bẩm sinh hoặc cũng có thể do ảnh hưởng của phẫu thuật cắt dây thần kinh giao cảm dẫn tới hiện tượng ra mồ hôi bù trừ.

Biện pháp cải thiện tình trạng ra mồ hôi tay chân?

Để cải thiện tình trạng ra mồ hôi ngoài việc điều trị bằng thuốc cần kết hợp với một số biện pháp như sau:

-Hạn chế căng thẳng

-Rửa tay thường xuyên với xà phòng

-Dùng bột talc xoa vào tay giúp hấp thu mồ hôi

-Để tay khô thoáng, hạn chế đeo găng tay (ngoại trừ mùa đông) để giúp da tay dễ thở, hạn chế ra mồ hôi.

Xem thêm: Các Phòng Khám Đa Khoa Số 2 Nha Trang, Phòng Khám Bệnh Đa Khoa Khu Vực Số 2

Tây y điều trị ra mồ hôi tay, chân

Tây y cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ra mồ hôi là do rối loạn hệ thần kinh thực vật. Hiện tại cắt hoặc đốt hạch giao cảm là phương pháp được lựa chọn chủ yếu để điều trị ra mồ hôi. Nếu lựa chọn và cắt đúng hạch giao cảm thì bệnh khỏi được khoảng 90%, tuy nhiên rất nhiều trường hợp sau khi phẫu thuật cắt dây thần kinh giao cảm thì không bị ra ở tay, chân nhưng bị ra ở vị trí khác (ra mồ hôi bù trừ)

Đông y điều trị ra mồ hôi tay chân ?

YHCT cho rằng: Phong thấp gây nên là tình trạng thoát dương khi ra ngoài, do đường dẫn khí ra các thần kinh ở tay, ở chân bị rối loạn hoặc tắc nghẽn dẫn tới hiện tượng ra mồ hôi tay, chân. YHCT điều trị ra mồ hôi tay, chân bằng thuốc uống kết hợp với châm cứu, bấm huyệt và ngâm chân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *