Tác giảTham vấn y khoaThời gian đăngThời gian sửa
Dược sĩ Lê Quân Dược sĩ Cao Thị Thanh 14 Tháng Một, 2020 10 Tháng Một, 2021

Viêm lưỡi bản đồ (thường bị nhầm là bệnh nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em) là tình trạng lưỡi của trẻ xuất hiện hình thái giống như bản đồ. Bệnh không nguy hiểm nhưng lại có những biểu hiện “đáng sợ” khiến mẹ lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu hơn về triệu chứng, nguyên nhân và đưa ra cách giúp bé nhanh khỏi bệnh nhất.

Đang xem: Viêm lưỡi bản đồ có nguy hiểm không

1. Triệu chứng viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

*

Khi trẻ bị viêm lưỡi bản đồ các tổn thương có thể thay đổi về vị trí, hình dạng, kích thước

Dưới đây là những triệu chứng điển hình của bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em:

Lưỡi mất gai nhú để lộ những tổn thương màu đỏ, nhẵn: Kích thước, hình dạng đa dạng, không đều 2 bên lưỡi.Có viền hơi nhô lên màu vàng hoặc trắng tạo ranh giới với niêm mạc lưỡi giống hình ảnh bản đồ.Tổn thương có thể thay đổi về vị trí, hình dạng, kích thước: Tổn thương tự lành ở một khu vực và sau đó xuất hiện ở 1 khu vực khác của lưỡi.Có các mảng trắng xám trên lưỡi.Có thể sưng, nóng, rát ở lưỡi: Khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn, bỏ bú. Tuy nhiên đa số trường hợp trẻ không cảm thấy đau hoặc khó chịu, không ảnh hưởng đến ăn uống.Xuất hiện các rãnh sâu ở lưỡi: nhìn như vết nứt trên bề mặt lưỡi.

Một số triệu chứng kèm theo:

Trẻ khó nói, phát âm không chuẩn.Xót, rát, đau lưỡi khi ăn thức ăn chua, cay, mặn, nóng vì lưỡi tăng độ nhạy cảm.Khó nhai, nuốt khiến trẻ biếng ăn.Xuất hiện thêm 1 số hạch bạch huyết ở gần lưỡi.

Có thể mẹ quan tâm: 5 dấu hiệu trẻ bị tưa lưỡi và cách điều trị đơn giản, áp dụng ngay tại nhà

2. Hình ảnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Để giúp mẹ dễ phát hiện và nhận biết bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em, sau đây là 1 số hình ảnh tham khảo:

*

*

*

*

3. Nguyên nhân gây viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Hiện nay vẫn chưa biết rõ được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em. Chuyên gia chỉ ra những yếu tố có liên quan đến viêm lưỡi bản đồ như:

Một số bệnh khác: Vẩy nến, liken phẳng ở miệng, thiếu máu, dị ứng (hen suyễn hoặc eczema)…Một số thực phẩm đặc biệt như pho mát có thể kích ứng gây bệnh.Di truyền: Bệnh có thể di truyền từ bố mẹ sang con, giữa những người cùng 1 gia đình.

4. Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em có nguy hiểm không? Viêm lưỡi bản đồ là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm và không gây biến chứng cho trẻ. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp viêm lưỡi bản đồ bị nhiễm trùng khiến bé đau rát, khó chịu ở lưỡi, bỏ ăn kéo dài dẫn đến suy dinh dưỡng.

4.1. Viêm lưỡi bản đồ có lây không?

Viêm lưỡi bản đồ không lây vì đây là một rối loạn lành tính, không liên quan đến vi khuẩn, vi rút hay nấm.

4.2. Viêm lưỡi bản đồ bao lâu thì khỏi?

Thời gian trẻ khỏi viêm lưỡi bản đồ không cố định, phù thuộc vào từng cơ địa trẻ và cách chăm sóc. Thông thường, bệnh tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách.

Tuy nhiên, bệnh dễ tái phát nhiều lần nên mẹ cần hiểu biết về bệnh để phòng tránh cho trẻ.

5. Chẩn đoán viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

*

Bác sĩ chẩn đoán viêm lưỡi bản đồ bằng cách quan sát trực tiếp các triệu chứng lâm sàng của bé

Bệnh được chẩn đoán chủ yếu dựa vào biểu hiện lâm sàng, có thể quan sát được ngay trên lưỡi của trẻ:

Có các tổn thương màu đỏ, nhẵn, có thể thay đổi hình dạng và di chuyển được. Đây là cách để phân biệt viêm lưỡi bản đồ và các bệnh nấm lưỡi thông thường.Có các mảng màu trắng xám trên lưỡi.Có biểu hiện nứt lưỡi: Xuất hiện rãnh sâu ở lưỡi.

6. Cách điều trị viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Có thể bạn quan tâm:

Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em là bệnh lành tính và tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, bệnh sẽ nhanh khỏi và hạn chế tái phát nếu được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách. Dưới đây là một số cách điều trị đơn giản nhưng hiệu quả có thể làm tại nhà:

6.1 Vệ sinh lưỡi thường xuyên cho trẻ bằng gạc răng miệng.

*

Vệ sinh lưỡi thường xuyên giúp làm sạch mảng bám, loại bỏ môi trường phát triển của vi khuẩn, vi nấm tránh tình trạng bội nhiễm. Ngoài ra, vệ sinh lưỡi thường xuyên cũng giúp tránh tái phát viêm lưỡi bản đồ.

Xem thêm: Phải Làm Sao Để Quên Đi Hết Những Ký Ức Tồi Tệ: 15 Bước (Kèm Ảnh)

Chuẩn bị: Gạc răng miệng

Cách vệ sinh lưỡi:

Mẹ rửa sạch tay, đeo gạc rơ lưỡi cho trẻ.Rơ lưỡi nhẹ nhàng, không chà xát mạnh khoảng 1 – 2 phút.Vệ sinh 2- 3 lần/ ngày.Chỉ cho trẻ ăn uống sau khi rơ lưỡi khoảng 30 phút.

Lưu ý: Mẹ nên chọn gạc mềm có tẩm dịch kháng khuẩn, chống nấm để bé dễ hợp tác cũng như vệ sinh lưỡi sạch hơn.

Mẹ tìm hiểu thêm về gạc trị nấm lưỡi bản đồ cho trẻ tại đây

6.2. Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn quá cứng, thức ăn chua, cay nóng

Mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm như cháo, sinh tố, sữa… giúp trẻ dễ dàng nhai nuốt, không gây tổn thương niêm mạc lưỡi. Đặc biệt, cần tránh thức ăn chua, cay, nóng, mặn làm xót, đau, kích ứng lưỡi của bé.

6.3. Bổ sung vitamin C và vitamin B.

Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung vitamin hàng ngày, đặc biệt là vitamin C và các vitamin nhóm B. Những loại vitamin này giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút, nấm…)

Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, quýt, đu đủ, bông cải xanh, dâu tây, kiwi…Thực phẩm giàu vitamin nhóm B: Chuối, bơ, cà chua, yến mạch, rau họ đậu, bí đỏ, rau dền, khoai lang…

6.4. Dùng thuốc giảm đau

*

Các thuốc giảm đau có thể dùng là Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen… Mẹ nên chọn Paracetamol để ít tác dụng phụ nhất, giảm đau an toàn cho trẻ.

Khi trẻ có biểu hiện sưng, đau rát lưỡi quá mức dẫn tới bỏ ăn, bỏ bú, mẹ nên mua thuốc giảm đau cho trẻ.

Hiện nay, có nhiều loại thuốc giảm đau như: Paracetamol, ibuprofen, diclofenac, naproxen… Mẹ nên chọn mua và sử dụng thuốc Paracetamol để ít tác dụng phụ nhất, giảm đau an toàn cho trẻ. 

6.5. Dùng thuốc kháng sinh

Trong trường hợp nặng, những vết nứt trên lưỡi sâu thì có thể có hiện tượng nhiễm khuẩn. Mẹ có thể cho bé dùng một số loại kháng sinh như: Nystatin, Penicillin, Cephalexin… để bé nhanh khỏi, hạn chế viêm nhiễm nặng.

Lưu ý: Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh cho trẻ vì có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cho bé. Mẹ cần tham khảo tư vấn của dược sĩ/bác sĩ và sử dụng liều lượng phù hợp cho con.

Tìm hiểu kỹ hơn về cách trị nấm lưỡi cho con qua bài viết: Hướng dẫn chi tiết cách điều trị và phòng ngừa tái phát nấm lưỡi ở trẻ em.

Xem thêm: Loạn Luân: Mẹ Đẻ Quan Hệ Tình Dục Với Con Trai, Nói Với Con Về

Như vậy, viêm (nấm) lưỡi bản đồ ở trẻ em là một bệnh lành tính không nguy hiểm, không lây truyền. Mẹ nên chú ý vệ sinh lưỡi và chăm sóc để bé nhanh khỏi và tránh tái phát. Nếu còn bất kì băn khoăn gì về bệnh, mẹ có thể để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ với chuyên gia của Dr.Papie để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *