Cả nước hiện đang bước vào đỉnh dịch viêm não Nhật Bản (khoảng tháng 7 đến tháng 10 hằng năm). Không chỉ gây nguy hại đến sức khỏe nói chung, virus viêm não Nhật Bản đặc biệt nguy hiểm khi tấn công vào hệ thần kinh trung ương và để lại những di chứng nặng nề như nguy cơ phải sống thực vật, chậm phát triển trí tuệ…

Mặc dù đã có vắc xin phòng ngừa viêm não Nhật Bản từ rất lâu, nhưng do nhiều phụ huynh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin hoặc tiêm phòng không đúng lịch… đã làm cho số ca mắc và tử vong ở trẻ do viêm não Nhật bản tăng vọt trong thời gian gần đây.

Đang xem: Tiêm mũi viêm não nhật bản có sốt không

Mục lục

Rất nhiều phụ huynh không biết rằng, trẻ vẫn có thể mắc bệnh nếu chỉ được tiêm 1 mũi viêm não Nhật Bản mà bỏ quên mũi 2 và mũi chích/ tiêm nhắc lại.

*

Di chứng thần kinh nặng nề do viêm não Nhật Bản

Muỗi là vật trung gian lây truyền bệnh viêm não Nhật Bản. Muỗi hút máu động vật bị nhiễm virus (đa phần từ lợn và chim) sau đó đốt và truyền bệnh sang cho người.

Uớc tính, có khoảng 20-30% trẻ tử vong do mắc viêm não Nhật Bản và lên đến 50% bệnh nhân có di chứng thần kinh, tâm thần nặng nề

Bệnh viêm não Nhật Bản có bệnh cảnh rất nặng. Nếu qua khỏi, trẻ vẫn có nguy cơ cao phải chịu những hệ lụy khá nặng nề khi có quá nhiều di chứng thần kinh và vận động như:

Sống đời sống thực vậtChậm phát triển trí tuệĐộng kinhParkinsonKhó hòa nhập với xã hộiYếu chi…

*

50% trẻ bị viêm não Nhật Bản chậm phát triển trí tuệ (Ảnh minh họa)

Rất khó phát hiện triệu chứng viêm não Nhật Bản ở trẻ

Thông thường, bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác, như:

Sốt cao 39-40 độ CĐau đầuBuồn nôn và nônCo giật, co cứng cơ và rối loạn tri giác

Triệu chứng nổi bật trong giai đoạn toàn phát là dấu hiệu ở não và rối loạn thần kinh thực vật. Rối loạn vận động thể hiện trên khuôn mặt có thể gặp như:

Co cứng cơ mặtCơn quay mắt quay đầu, co giậtRun giậtLiệt nửa người, mất khả năng ngôn ngữ

*

Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, các triệu chứng của bệnh viêm não Nhật Bản không điển hình và dễ bị nhầm với triệu chứng của nhiều bệnh lý thông thường khác. Vì thế, ba mẹ cần đưa trẻ đến viện ngay lập tức nếu thấy sốt cao quá 12 giờ liên tục hoặc có các dấu hiệu nguy hiểm như nôn, cứng gáy, rối loạn ý thức…

Việc nhập viện để được điều trị kịp thời sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc hạn chế tỉ lệ tử vong và tỉ lệ di chứng khi mắc viêm não virus.

80% ca mắc là do không tuân thủ lịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản

Đến nay, cách phòng bệnh duy nhất là tiêm phòng vắc xin. Để phòng bệnh, trẻ cần tiêm vắc xin đủ 3 liều:

Mũi 1: lúc trẻ 1 tuổi

Mũi 2: cách mũi 1 từ 7-14 ngày.

Mũi 3: cách mũi 2 một năm

*

Đối với bệnh viêm não Nhật Bản, nếu chỉ tiêm 1 mũi thì không có hiệu lực bảo vệ. Tiêm đủ 2 mũi hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%; tiêm đủ 3 mũi thì đạt 90-95% trong khoảng 3 năm.

Xem thêm: Làm Cách Nào Để Nhanh Có Thai, Cách Canh Ngày Để Có Thai Nhanh Và Hiệu Quả Nhất

Do đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản có đáng lo ngại?

Ba mẹ thường có tâm lý lo lắng đến các phản ứng phụ và nguy cơ bị sốc phản vệ khi đưa con đi tiêm chủng. Vậy đối với vắc xin phòng viêm não Nhật Bản thì sao?

Cũng giống như hầu hết các loại vắc xin, tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cũng có 1 tỉ lệ trẻ gặp tác dụng phụ tại chỗ tiêm như: đau, sưng, đỏ (chiếm 5 – 10%). Một số có thể có phản ứng toàn thân: sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi. Các phản ứng phụ nêu trên xuất hiện khoảng vài giờ sau khi tiêm và thường tự hết sau 1-2 ngày. Chỉ có một tỷ lệ cực nhỏ (1 trường hợp trên 1 triệu mũi tiêm) có thể gặp choáng (sốc) sau khi tiêm trong vòng vài giờ, cần được đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để xử trí cấp cứu.

Phản ứng phụ sẽ được hạn chế nếu thực hiện các mũi tiêm đúng thời gian, liều lượng, đường tiêm và việc khám sàng lọc cho trẻ trước khi tiêm thực hiện tốt, theo dõi trẻ sau khi tiêm trong vòng 30 phút theo quy định về an toàn tiêm chủng. Phụ huynh nên chọn tiêm phòng cho bé tại các cơ sở đảm bảo nguồn vắc xin để tránh sai lịch, trễ lịch tiêm, có bác sĩ chuyên môn thăm khám trước tiêm và thực hiện đúng quy trình 4 bước: phòng chờ, khám và tư vấn, tiêm, theo dõi sau tiêm.

*

Bác sĩ đang khám cho bé trước khi tiêm chủng tại Trung tâm tiêm chủng namlimquangnam.net

Vì vậy, theo khuyến cáo của Bộ y tế và các chuyên gia, cha mẹ đừng vì quá lo lắng với những thông tin không chính thống về vắc xin mà bỏ qua phương tiện bảo vệ trẻ tối ưu nhất trước rất nhiều dịch bệnh, trong đó có bệnh viêm não Nhật Bản, tuy không mới nhưng rất nguy hiểm này.

Xem thêm: Tìm Hiểu Chế Độ Ăn Cho Người Huyết Áp Cao Huyết Áp: Như Thế Nào Cho Hợp Lý?

Nhật Thanh

Vắc xin viêm não Nhật Bản luôn có sẵn tại namlimquangnam.net

Đặc biệt, từ ngày 1-8, namlimquangnam.net có chương trình ưu đãi đặc biệt áp dụng có các mũi tiêm lẻ và gói vắc xin (xem bảng giá). Ba mẹ có thể đăng ký tại đây hoặc gọi hotline: 1800 6595 để được hướng dẫn. Thông tin cá nhân của bé sẽ được lưu giữ phục vụ cho việc nhắc lịch tiêm nhằm tránh tình trạng bé bị bỏ sót mũi tiêm khi đến hẹn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *