Bà Nguyễn Bạch Tuyết, nguyên Hội trưởng Phụ nữ giải phóng khu Đông Nam bộ, cho biết sự ra đời của Hội Phụ nữ giải phóng các cấp đã thúc đẩy phong trào cách mạng miền Đông Nam bộ phát triển rộng rãi và mạnh mẽ hơn, trở thành ngọn cờ hiệu triệu các tầng lớp phụ nữ từ nông thôn đến thành thị, chuẩn bị cho một giai đoạn đấu tranh quyết liệt hơn: kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

Đang xem: Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình

* Những chiến sĩ kiên cường, mưu trí

“Chín năm đánh Pháp gian khổ không bằng một năm đánh Mỹ” – bà Phan Thị Chi (nguyên Chánh văn phòng Hội Phụ nữ giải phóng khu Đông Nam bộ) nhận xét như vậy. Phong trào cách mạng miền Nam đã xác định phương thức đấu tranh mới, đó là tăng cường đấu tranh chính trị với lực lượng phụ nữ làm nòng cốt. Bằng lợi thế của mình, phụ nữ đã tổ chức lực lượng đấu tranh chính trị kết hợp với binh vận, linh hoạt từ đấu tranh chính trị một phía đến đấu tranh chính trị binh vận kết hợp vũ trang.

*
Phụ nữ Lộc Ninh tập luyện quân sự trong căn cứ kháng chiến.

Ngay từ khi thành lập, đội ngũ cán bộ phụ nữ từ tỉnh đến huyện đều được bố trí vào các cấp ủy Đảng. Nhiệm vụ đầu tiên được cấp ủy phân công là đảm bảo đường dây liên lạc công khai giữa các cấp ủy Đảng từ Trung ương Cục miền Nam đến các Tỉnh ủy, Huyện ủy, Chi ủy và ngược lại.

Không thể thống kê hết số cán bộ phụ nữ miền Nam nói chung và phụ nữ miền Đông nói riêng, từ lực lượng chính trị đến vũ trang và quần chúng nhân dân bị địch bắt bớ, tù đày. Có mẹ, có chị bị chúng bắt giam cầm năm lần bảy lượt. Địch đã không từ thủ đoạn nào để tra khảo, nhiều người bị tra tấn tàn nhẫn, dã man đến chết trong các nhà tù. Nhưng hầu hết đều giữ vững khí tiết cách mạng, như: bà Ngô Thị Bảy Bê, Nguyễn Thị Thoại, Trần Thị Hòa…

Dưới sự chỉ đạo của từng địa phương, lực lượng phụ nữ đã tổ chức nhiều phong trào đấu tranh rầm rộ, như: chống gom dân, lập ấp chiến lược; chống bắn pháo, chống rải chất độc hóa học; khiêng xác, khiêng người dân bị thương về tỉnh, quận đấu tranh với địch. Một số cuộc đấu tranh đã huy động được hàng ngàn đến hàng chục ngàn người tham gia, như: Trảng Bàng, Gò Dầu, Châu Thành (Tây Ninh); Bến Cát, Dầu Tiếng (Thủ Dầu Một); Phú Mỹ, Mỹ Hội, Bình Sơn (Long Thành); Bình Ba, Hòa Long, Long Phước, Phước Hải, Long Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu), Long Khánh (Đồng Nai). Có đợt, bà con gồng gánh đem cả trâu, bò, heo, chó kéo vào thị xã như đợt đấu tranh ở Tây Ninh, làm bọn địch rúng động.

* Một lòng hướng về cách mạng

Những năm từ 1965 trở đi, địch tăng cường gom dân, càn quét, bắn phá, rải chất độc hóa học, hủy diệt rừng, triệt phá hoa màu, lúa thóc… rất ác liệt. Một lon gạo, một nắm muối tiếp tế cho cách mạng là có thể bị bắt bớ, khảo tra, bị tù đày thậm chí hy sinh cả tính mạng. Thế nhưng các mẹ, các chị vẫn mưu trí vượt ra khỏi vòng vây của địch, tiếp tế cho cách mạng. Khi mang cơm ra lô cao su, 4 người chỉ ăn 1 suất cơm, còn lại nhường cho du kích; gánh phân bón ra vườn, trên phân dưới là gạo. Không mang muối khô được thì hòa trong nước để vào chai như mang nước uống. Khô mắm, thuốc tây, thậm chí cả thuốc hút cũng được bó trong người để qua mắt địch. Lực lượng cách mạng từ cán bộ chính trị đến lực lượng vũ trang xã, huyện, tỉnh và cả lực lượng giải phóng miền Nam đều thông qua sự tiếp tế của dân, phát triển và trưởng thành trong lòng dân. Các mẹ, các chị còn đào hầm bí mật nuôi giấu, bảo vệ cán bộ. Má Ớn ở xã Phú Mỹ (Long Thành) giấu cán bộ trong hầm bí mật, khi phát hiện có địch, má vừa chạy vừa la lên, địch bắn má té ngã nhưng nhờ vậy anh em rút đi an toàn.

*
Văn công hát mừng chiến thắng trong căn cứ.

Xem thêm: Mẹo Chống Xuất Tinh Sớm Bằng Cách… Bấm Cổ Tay : Tác Dụng, Thực Hiện

Ở các vùng yếu, vùng tranh chấp, vùng trong lòng địch, lực lượng phụ nữ cũng tham gia tự vệ mật, an ninh, biệt động, vừa nắm tình hình vừa cùng lực lượng vũ trang đánh địch, diệt ác phá kềm. Có những vụ diệt ác làm cho địch phải kinh hồn, như chị Phương Dung diệt tên Mười Lồi tại nhà giữa ban ngày ở TX.Biên Hòa năm 1968; chị Út Nghét diệt tên Lô, ác ôn nổi tiếng ở Trảng Bàng, chị Coi diệt rất nhiều ác ôn ở xã An Tịnh làm cho bọn chúng nhiều phen khiếp vía và thường thề với nhau: “Nếu tao nói sai cho tao ăn đạn của bà Coi, bà Nghét”.

“Ơn Đảng, ơn Bác như trời cao biển rộng, phụ nữ miền Nam Việt Nam nói chung, phụ nữ miền Đông nói riêng nguyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phẩm chất và phong cách của Bác Hồ, cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân học tập Nghị quyết 4 (khóa XI) của Trung ương, góp sức mình vào việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, tiến lên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” – bà Nguyễn Bạch Tuyết, nguyên Hội trưởng Phụ nữ giải phóng khu Đông Nam bộ, khẳng định.

Ở Bình Long, Phước Long, phần lớn cán bộ phụ nữ đều nằm trong các đội công tác vũ trang diệt ác phá kềm. Đặc biệt ở Làng 2 – Lộc Ninh, đội du kích toàn là phụ nữ người dân tộc, nhiều chị đã trở thành dũng sĩ diệt Mỹ, dũng sĩ quyết thắng. Trong các tỉnh miền Đông, số nữ là chỉ huy xã đội chiếm khoảng 1/3. Nhiều chị chỉ huy du kích rất giỏi, chiến đấu ngoan cường, như chị Huỳnh Thị Trọn – nữ Xã đội phó đầu tiên của huyện Thạnh Đức (Tây Ninh). Đến lúc có chủ trương thành lập đội vũ trang nữ pháo, cối thì khắp miền Đông, huyện nào cũng có tổ chức, nơi ít nhất là 1 tiểu đội, phổ biến là tổ chức trung đội, nơi có lực lượng mạnh thì tổ chức đại đội như đội pháo binh Bến Cát (Thủ Dầu Một), Châu Thành (Tây Ninh)…

Linh Lan

Đôi chân vạn dặm

Miền Đông là chiến trường của quân chủ lực, việc tiếp tế hậu cần rất lớn, nhiều nữ thanh niên tham gia cùng nam giới trong các đội thồ phục vụ hậu cần. Ở Bình Long, có đội thồ toàn là nữ, gồm 22 chị do chị Nguyễn Thị Ánh làm đội trưởng. Mỗi chiếc xe thồ các chị chở từ 200-300 ký vượt bao mưa bom, lửa đạn, đảm bảo vận chuyển lương thực, vũ khí đầy kho phục vụ chiến trường.

Các chị còn tham gia chuyển thương từ chiến hào về hậu tuyến. Khi cáng thương, ai cũng cố gắng đi đứng nhẹ nhàng để giảm bớt đau đớn cho thương binh, sẵn sàng lấy thân mình che chở cho thương binh, quyết không để cho thương binh bị thương lần thứ hai. Tiêu biểu như tấm gương chị Đoàn Thị Liên (Bến Cát – Thủ Dầu Một) làm nhiệm vụ tải thương trong trận đánh Cần Lê (quốc lộ 13) đã được Bộ Chỉ huy lực lượng giải phóng miền Nam tuyên dương anh hùng liệt sĩ.

Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Bị Ho Sổ Mũi: Nguyên Nhân Và Các Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Ho Sổ Mũi

Ngoài ra, rất nhiều chị với tư cách là những người buôn bán lớn, sử dụng giấy tờ hợp pháp và lý lẽ khôn ngoan vượt qua các đồn bót địch, đưa hàng chiến lược tiếp tế cho cách mạng, như: Nguyễn Thị Điệp (Tây Ninh), Tàu Xẻn (người Hoa) ở xã Ngãi Giao, Từ Thị Láng ở xã Long Phước (Bà Rịa – Vũng Tàu)…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *