Trẻ nhỏ có sức đề khángnon yếu, vì thế mỗi khi thời tiết thay đổi thì ho và sổ mũi là khó tránh khỏi. Mỗi lúc con bị bệnh như vậy, người làm cha làm mẹ không khỏi lo lắng bấtan. Làm sao chăm sóc trẻ khi bị ho, sổ mũi tại đúng cách?

> Tại sao tỏi đen tăng cường sức đề kháng

>Những điều cần biết đểbảo vệ sức khỏe bévào mùa hè

>Cách phòng và trị ho, sổ mũi cho bé hiệu quả

*

Chăm sóc trẻ tại nhà đúng cách khi bị ho, sổ mũi

Bài viết dưới đây có một số gợi ý để giảm bớt triệu chứng ho, sổ mũi cho con bạn có thể tham khảo nhé!

1. Trẻ ho, sổ mũi cần làm thông thoáng đường thở

Làm thông thoáng đường thở sẽ giúp giảm cảm giác khó chịu cho trẻ. Bởi khi trẻ bị ho, sổ mũi sẽ làm các con cảm thấy rất khó chịu vì đường thở bị bít lại bởi dịch mũi và đàm nhớt. Vì vậy, mà bố mẹ khi chăm sóc trẻ tại nhà cần chú ý làm thông thoáng đưởng thở của con sạch sẽ và cẩn thận.

Đây là một số cách đơn giản bạn có thể áp dụng:

– Cho con uống nhiều nước: nước lọc ấm và nước hoa quả có tác dụng làm lỏng dịch tiết mũi họng của bé giúp bé con cảm thấy dễ thở hơn rất nhiều.

Đang xem: Cách chăm sóc trẻ bị ho sổ mũi

– Vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý với dụng cụ rửa mũi mỗi ngày 2 lần.

– Cho bé súc họng bằng nước muối loãng ấm việc này chỉ áp dụng đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên.

– Làm mẫu và chỉ cho bé con tự xì mũi, nhờ mình làm mẫu bé bắt chước nên hiểu nhanh và tự xì mũi rất giỏi.

– Tập cho bé thói quen đánh răng sạch sẽ buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

– Khi ngủ cho bé gối cao hơn bình thường giúp bé dễ thở hơn.

Xem thêm: Ngạc Nhiên Với 50 Công Dụng Tuyệt Vời Của Dầu Dừa

2. Trẻ ho, sổ mũi cần phải theo dõi nhiệt độ cơ thể bé thường xuyên

*

Trẻ ho, sổ mũi cần phải theo dõi nhiệt độ cơ thể bé thường xuyên

Thông thường khi bị ho, sổ mũi trẻ rất ít khi bị sốt. Tuy nhiên cũng có trường hợp có dấu hiệu bội nhiễm trẻ mới có dấu hiệu bị sốt. Vì vậy các mẹ cần chú ý theo dõi thân nhiệt của trẻ thường xuyên.

Nếu gặp phải tình huống trẻ bị sốt cha mẹ cần:

– Mặt ít quần áo và cởi bớt quần áo trên người trẻ, cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, loại vãi dễ thấm hút mồ hôi.

– Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C cần phait tiến hành hạ sốt bằng cách chườm ấm và cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, ngay khi bé con bị sốt thì triệu chứng ho, sổ mũi cũng không quá nghiêm trọng. Thực tế, việc sốt là do cơ chế giúp trẻ tự vệ trước những đợt tấn công của các vi sinh vật gây bệnh. Vậy nên, tùy trường hợp mà cha mẹ có thể quyết định giữ bé tại nhà tiếp tục chăm sóc hay cho bé đi khám bác sĩ.

Nếu bé ho, sổ mũi kèm sốt nhưng vẫn có thể vui chơi, ăn uống, ngủ nghĩ được bình thường nhưng không bằng lúc bé khỏe mạnh thì cha mẹ có thể tiếp tục chăm sóc con đúng cách tại nhà. Nhưng trường hợp con ho, sổ mũi kèm sốt có dấu hiệu mệt, khó ăn uống hoặc không ăn uống gì được, hay khóc nhè nhệ suốt thì cha mẹ nên cho con đến khám bác sĩ ngay.

3. Dinh dưỡng tại nhà cũng cần được bố mẹ chú ý khi trẻ ho, sổ mũi

Dinh dưỡng cho trẻ mỗi ngày hay khi bị ốm sốt luôn được các mẹ cực kì quan tâm. Một chế độ dinh dưỡng khoa học chắc chắn sẽ giúp trẻ nhanh bình phục và khỏa mạnh hơn. Tuy nhiên, khi trẻ bị ốm, nhất là các chứng bệnh về đường hô hấp như ho, sổ mũi trẻ sẽ ăn kém, biếng ăn, khóc nhè. Vậy làm thế nào để đảm bảo cho bé một chế độ dinh dưỡng tốt khi bị ho, sổ mũi để nhanh khỏi ốm?

Thường bố mẹ sẽ hỏi ý kiến con trước khi chế biến món ăn, xem con thích ăn món gì sẽ nấu cho con món con thích. Những món dễ ăn, lỏng như cháo, súp, canh… Còn các loại thịt thường được băm nhỏ hoặc ninh nhừ để bé đỡ tốn sức nhai khi ăn. Vì lúc bé ho, sổ mũi sẽ khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn nên cho con ăn nhiều bữa trong ngày và lượng ăn mỗi bữa ít hơn.

4. Sự yêu thương và quan tâm của bố mẹ

*

Sự yêu thương và quan tâm của bố mẹ

Mọi cách làm sẽ trở nên vô hiệu nếu bé con không cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ đối với mình. Con ốm nên sẽ mè nheo, khóc nhè hơn dễ khiến bạn nổi cáu và la mắng con. Những lúc này các mẹ hãy nhờ chồng hoặc người thân làm giúp việc nhà để có thời gian chăm sóc con. Ôm con, đọc sách hay kể truyện cho con nghe hoặc cùng con vui chơi.

Xem thêm: 5 Nguyên Nhân Khiến Nước Tiểu Vàng Đậm Là Bệnh Gì Về Sức Khỏe Của Bạn?

Đây là những cách đơn giản các mẹ có thể áp dụng mỗi khi con bị bệnh vặt, ho hay sổ mũi. Bé con không cần phải uống kháng sinh mà chỉ cần những thực phẩm kháng sinh tự nhiên. Trẻ cần được tăng sức đề kháng đề chống chọi với bệnh tật và mau ăn chóng lớn. Hy vọng rằng qua bài viết sẽ giúp ích được phần nào trong quá trình chăm con nuôi con của các mẹ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *