Lời than của khách thương hồ nghe mà não nuột!. Thế nhưng, nếu vắng tiếng chim bìm bịp kêu thì lại càng buồn hơn nữa.
Đang xem: Mật bìm bịp có tác dụng gì
Thật ra, tiếng chim bìm bịp nghe chẳng hay gì! “Bịp bịp bịp bịp….” kéo thành từng tràng dài bi thiết, nghe mà xốn xang cả ruột. Thế nhưng, mỗi khi nước lớn nước ròng mà vắng nó thì lại thấy thiếu.
Bạn đã bao giờ thấy con bìm bịp đòi ăn chưa? Nó kêu inh ỏi đinh tai và cái miệng thì há rất to như muốn nuốt trọn con mồi. Hơn nữa, đôi mắt bìm bịp đỏ au, nhìn hơi đáng sợ và cái cảnh nó xù xông, khè khẹt mỗi khi có người đến gần nữa – quả không hổ danh là loài chim hung dữ!
Thế mà, thịt bìm bịp lại khá ngon, vì vậy, hễ nghe tiếng bìm bịp kêu, những người thích ăn thịt chim lại kéo nhau đi bắt (thường là ngoài đồng, trong các bụi tre, bụi rậm…). Thậm chí, bìm bịp còn trở thành món đặc biệt trong một số quán ăn miền Tây (khiến cho nạn săn bẫy loài này lại càng phổ biến). Ngày nay, trong tự nhiên, thỉnh thoảng mới nghe tiếng bìm bịp một lần.
Mục lục hiện
Vài nét về chim bìm bịp
Bìm bịp là tên gọi chung của nhiều loài chim phát ra tiếng kêu nghe “bịp” “bịp”. Ở Việt Nam, có hai loại bìm bịp phổ biến là bìm bịp lớn (Centropus sinesis) (1) và bìm bịp nhỏ (Centropus bengalensis) (2), cả hai loài này thuộc họ Cu cu: Cuculidae.
Điểm đặc biệt của chim bìm bịp là tính hung dữ (nhất là khi giành lãnh thổ hoặc khi có người tiếp cận), miệng to, tiếng kêu lớn, cánh rộng và đuôi dài (dài hơn cánh).
Chim bìm bịp có công dụng gì?
Theo y học cổ truyền, thịt chim bìm bịp có vị ngọt, tính ấm. Trong đó, cả hai loại bìm bịp đều được dùng như nhau và thường được dùng bằng hình thức ngâm rượu. Các công dụng của rượu bìm bịp là:
Bổ máu (phù hợp với người lớn tuổi bị suy nhược, hư lao).Giảm tê thấp, nhức mỏi tay, chân và lưng…Dùng trong trường hợp bị ứ huyết, bầm tím.
Xem thêm: Cách Uống Nước Trà Xanh Có Tác Dụng Gì ? Quy Tác Uống Trà Chuẩn Không Cần Chỉnh
Cách ngâm rượu: Với chim bìm bịp, người ta làm thịt, nhổ sạch lông và móc bỏ nội tạng. Sau khi rửa sạch, bìm bịp được nướng chín và cho vào keo ngâm rượu (tỉ lệ thường dùng là 2 con bìm bịp ngâm với 1 lít rượu gốc). Rượu này ngâm càng lâu thì càng tốt nhưng ít nhất phải từ 2 đến 3 tháng trở lên mới bắt đầu sử dụng.
Liều lượng: Mỗi ngày uống khoảng 30 ml rượu thuốc và uống hai lần mỗi ngày.
Thành phần kết hợp: Những người có thói quen dùng rượu thuốc thường kết hợp nhiều thảo dược và động vật làm thuốc để tăng hiệu quả điều trị. Đối với chim bìm bịp, dân gian thường ngâm cùng với tắc kè (vì rượu tắc kè giúp bổ thận, điều trị nhức mỏi) hoặc ngâm bìm bịp với củ sâm cau (vì rượu sâm cau giúp bổ thận tráng dương). So với cách ngâm rượu bìm bịp độc vị thì cách dùng kết hợp như trên còn giúp điều trị suy thận (gây tiểu són, tiểu nhắt, liệt dương…) và hen suyễn (3).
Lưu ý
Phụ nữ có thai không dùng rượu bìm bịp.Nên làm sạch bìm bịp và nướng chín để tránh các sinh vật gây hại (sống ký sinh trên lông, da và trong thịt bìm bịp). Lưu ý, không nên ngâm nguyên con bìm bịp vẫn còn lông cánh như một số người đã dùng.Dân gian có nhiều cách ngâm rượu bìm bịp khác nhau về thời gian, số lần cất rượu, thành phần… Tuy nhiên, dù là trường hợp nào cũng cần làm sạch và nướng chín bìm bịp trước khi ngâm. Mặt khác, không ngâm rượu với nồng độ quá cao hoặc quá thấp vì sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc (nồng độ phù hợp là 40 độ).
Thảo luận thêm
1. Về mật bìm bịp
Ở Kiên Giang quê mình, có một dạo người ta mướn những đứa trẻ đi tìm bắt bìm bịp để làm thuốc (với giá 20 ngàn đồng/ một con chết và gấp đôi giá nếu còn sống). Khi hỏi, họ chỉ nói dùng mật bìm bịp để làm thuốc. Tuy nhiên, tác dụng của mật bìm bịp (và cả độc tính nếu có) vẫn chưa được nghiên cứu. Mặt khác, có thể đây chỉ là lý do để họ mua bìm bịp về làm thịt.
Các bạn đã từng nghe đến tác dụng của mật bìm bịp chưa? Nếu có thì hãy chia sẻ nhé.
Xem thêm: Nguy Cơ Sức Khỏe Khi Bạn “Yêu” Bằng Miệng, Quan Hệ Bằng Miệng Có Bị Hiv
2. Về tác dụng của rượu bìm bịp
Theo các tác giả công trình Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1 thì các tác dụng của rượu bìm bịp đến nay vẫn dựa trên kinh nghiệm dân gian.