Giãn dây chằng đầu gối là chấn thương phần mềm xảy ra rất phổ biến ở những người thường xuyên chơi thể thao hoặc hoạt động chân liên tục. Tình trạng này không chỉ gây đau nhức mà còn có thể phát sinh nhiều ảnh hưởng nếu không được can thiệp điều trị kịp thời. Vậy, giãn dây chằng đầu gối bao lâu khỏi ? namlimquangnam.net sẽ giải đáp những thắc mắc này chi tiết nhất.

Đang xem: Giãn dây chằng đầu gối bao lâu khỏi

 Vì sao bị giãn dây chằng đầu gối?

Giãn dây chằng đầu gối bao lâu khỏi ? Giãn dây chằng đầu gối hay còn được gọi là bong gân đầu gối, là tình trạng tổn thương đầu gối do giãn dây chằng bởi nhiều nguyên nhân. Vùng đầu gối có rất nhiều sợi dây chằng như là dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên… có nhiệm vụ bao bọc và giữ vững khớp gối.

Khi đầu gối bị va chạm do té ngã, chơi thể thao, đánh đập, tai, nạn,… có thể dẫn đến chấn thương khớp gối. Và tổn thương thường gặp nhất chính là giãn/đứt dây chằng đầu gối hay bong gân đầu gối. Ngoài giãn dây chằng, đứt dây chằng thì chấn thương ở đầu gối cũng có thể là do rạn hoặc rách sụn chêm đầu gối.

Vì vậy, để xác định xem chấn thương ở đầu gối của bạn là do nguyên nhân nào, bạn cần đến bệnh viện để tiến hành chụp X-quang xem xương có bị rạn nứt hay không. Sau đó, chụp cộng hưởng từ để nhận biết độ giãn hoặc đứt của dây chằng, độ rạn hoặc rách sụn chêm.

Giãn dây chằng đầu gối bao lâu khỏi ?

Giãn dây chằng đầu gối là tình trạng hệ thống dây chằng ở khớp gối bị căng giãn, rách, đứt hoặc bong ra do một số nguyên nhân như trên, thường kèm theo tình trạng sưng nề, bầm tím, nóng đỏ do bị chảy máu bên trong khớp (có thể ít hoặc nhiều), đôi khi còn gây nứt vỡ sụn chêm ở vùng đầu gối. Vậy, giãn dây chằng đầu gối bao lâu khỏi?

Trên thực tế, vấn đề giãn dây chằng đầu gối bao lâu khỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: độ tuổi, tính chất công việc, thói quen sinh hoạt, cơ địa, mức độ tổn thương dây chằng, nguyên nhân gây chấn thương,… Ở mỗi bệnh nhân sẽ có thời gian hồi phục khác nhau, có thể tự lành hoặc phải nhờ sự can thiệp của bác sĩ:

Mức độ I: Đây là tình trạng giãn dây chằng do chấn thương nhẹ, không xảy ra tình trạng rách hay đứt dây chằng, chỉ có một ít bó sợi nhỏ bị đứt. Ở mức độ này, bạn không cần thiết phải gặp bác sĩ điều trị, chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động mạnh thì sau 2 – 3 ngày sẽ giảm đau đáng kể, sau vài tuần đến 1 tháng có thể khỏi hẳn.

Mức độ II: Dây chằng bị căng giãn quá mức hoặc đứt 1 phần nhỏ, nhiều bó sợi bị đứt nhưng không quá nghiêm trọng, khớp gối vẫn vững chắc và hoạt động ổn định tuy nhiên bị hạn chế ít nhiều. Ở mức độ này cần có sự can thiệp của các bác sĩ chuyên gia, tích cực điều trị khoảng 1 – 2 tháng có thể khỏi.

*

Mức độ III: Đây là tình trạng giãn dây chằng nặng nhất, dây chằng bị rách hoặc đứt rời khỏi đầu xương, khớp gối trở nên lỏng lẻo, không còn sự vững chắc ban đầu, hoạt động thực hiện kém linh hoạt, đầu gối đau nhức dữ dội, cần có sự can thiệp sớm của bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Xem thêm: Có Nên Vệ Sinh Vùng Kín Bằng Nước Muối Sinh Lý Và Lá Trầu Không Có An Toàn?

Với mức độ giãn dây chằng nặng, thời gian hồi phục hoàn toàn có thể kéo dài 2 – 3 tháng, thậm chí lâu hơn, thời gian phục hồi còn tùy thuộc vào bản thân người bệnh và biện pháp chữa trị đang áp dụng. Trường hợp điều trị sai phương pháp hoặc quá trễ có thể gây liệt khớp gối, mất khả năng vận động khớp và phát sinh nhiều hệ lụy khác.

Nguyên nhân gây giãn dây chằng đầu gối

Nhiều người vẫn nghĩ giãn dây chằng đầu gối chỉ có thể xảy ra khi gặp chấn thương trong quá trình chơi thể thao, bị tai nạn, té ngã hay chịu tác động nếu bị va đập mạnh. Trên thực tế, tình trạng này còn có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, cụ thể như sau:

Chấn thương: Chủ yếu xảy ra khi chơi thể thao, té ngã khi đi lại, chạy nhảy, bị va đập mạnh vào vùng đầu gối, tai nạn giao thông, tai nạn lao động,… Trong đó nguyên nhân xảy ra chấn thương do chơi thể thao chiếm tới 70% tổng số các trường hợp bị giãn dây chằng.

Tuổi tác: Khi tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa diễn ra càng nhanh, không chỉ khiến cấu trúc xương khớp yếu dần, hoạt động kém linh hoạt mà còn khiến hệ thống gân, cơ, dây chằng trở nên lỏng lẻo, xơ cứng, mất độ đàn hồi, từ đó làm tăng nguy cơ bị giãn dây chằng đầu gối.

*

Giãn dây chằng đầu gối do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó chấn thương chiếm đến 70%.

Tư thế sai: Ngồi làm việc với tư thế không khoa học, hay bắt chéo chân gây áp lực lên vùng đầu gối, ngồi xếp chân lên ghế,… đều có thể làm tăng nguy cơ bị giãn dây chằng gối.

Mang giày cao gót: Với nữ giới, giàu cao gót như một vật dụng khiến họ tự tin hơn khi giao tiếp và làm việc, tuy nhiên đây lại là thủ phạm gây nhiều bệnh cơ xương khớp, trong đó có giãn dây chằng đầu gối.

Xem thêm: Mách Bạn 6 Cách Chống Ù Tai Khi Đi Máy Bay Và Cách Khắc Phục

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về ” Giãn dây chằng đầu gối bao lâu khỏi? “. Vì căn bệnh này có thể khiến bệnh nhân đứng trước nguy cơ bại liệt nên người bệnh cần phải hết sức thận trọng trong sinh hoạt cũng như vui chơi thể thao để tránh mắc phải bệnh giãn dây chằng đầu gối.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *