*

Rối Loạn Lo Âu, Căng Thẳng Khi Nào Cần Dùng Thuốc?

Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người thường xuyên đối diện với hàng loạt căng thẳng, áp lực về sức khỏe, thu nhập, công việc, các mối quan hệ… Để cải thiện vấn đề này, đôi khi, bệnh nhân cần phải điều trị nội khoa. Vậy rối loạn lo âu, căng thẳng khi nào cần dùng thuốc?

*

Rối loạn lo âu, căng thẳng khi nào cần dùng thuốc?

Nhìn chung, xét về mặt tích cực, sự căng thẳng, lo âu là một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại bộn bề, bận rộn. Chúng giúp con người can đảm đương đầu và bình tĩnh ứng phó với mọi khó khăn, thách thức.

Đang xem: điều trị rối loạn lo âu bằng đông y

Ngược lại, tình trạng lo lắng, căng thẳng thái quá có thể ảnh hưởng lớn đến nhịp sống sinh hoạt hàng ngày, thậm chí gây ra chứng chóng mặt, đau đầu, tim đập nhanh, khó ngủ, uể oải, mệt mỏi, cáu gắt, dễ khó, hay nóng giận, mất tập trung…

Thông thường, các triệu chứng trên chỉ kéo dài trong vài ngày, sau đó biến mất và chúng ta hầu như không phải bận tâm quá nhiều. Chỉ cần tập thở chậm và sâu khoảng vài chục lần, độc giả đã cảm thấy thư thái, dễ chịu hơn.

Thế nhưng, nếu những biểu hiện bất thường này kéo dài nhiều tuần thì rất có thể bạn đang mắc chứng rối loạn lo âu, trầm cảm với dấu hiệu nhận biết đầu tiên là tình trạng căng thẳng, mệt mỏi mạn tính.

Rối loạn lo âu, căng thẳng khi nào cần dùng thuốc?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, nếu triệu chứng lo âu, căng thẳng, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, chóng mặt, nhức đầu… có xu hướng tiến triển mạn tính, bệnh nhân cần chủ động thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Đối với những trường hợp buộc phải kiểm soát triệu chứng bằng cách điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định một số loại thuốc sau:

Bromazepam

Với công dụng giảm nhanh tình trạng căng thẳng, lo âu, bồn chồn, đánh trống ngực, bromazepam có thể phát huy kết quả ngay cả khi người bệnh sử dụng liều thấp. Để hạn chế tối đa nguy cơ phụ thuốc thuốc, bác sĩ thường kê đơn liều thấp ngay từ đầu, sau đó điều chỉnh liều lượng từ từ tùy theo tình hình thực tế.

Loại thuốc này thường được hấp thụ nhanh chóng và gần như không tương tác với các thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị đau dạ dày… Đặc biệt, bromazepam không gây độc cho thận, gan, tim, bộ phận sinh dục và hệ tiết niệu. Thuốc thường được kê toa cho các bệnh nhân điều trị ngoại trú. Lưu ý, bạn không nên uống thuốc quá 3 ngày liên tục.

Clonazepam

Đây là loại thuốc chống rối loạn lo âu mạnh nhất hiện nay. Thuốc có thể mang đến hiệu quả trong một khoảng thời gian dài. Do đó, người bệnh chỉ cần dùng thuốc 1 lần/ngày. Clonazepam khá đắt tiền và khó mua. Tuy nhiều bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân uống thuốc vào buổi tối nhưng bạn cũng có thể dùng thuốc vào ban ngày.

Không chỉ cải thiện tình trạng rối loạn lo âu và căng thẳng, mệt mỏi, thuốc còn góp phần tăng cường hiệu quả của thuốc ngủ, thuốc an thần và hầu như không tương tác với các loại thuốc khác. Tương tự bromazepam, độc giả không nên uống clonazepam hơn 3 ngày liền.

Alprazolam

Alprazolam được xem là thuốc chống lo âu, căng thẳng “cao cấp” vì sẽ phát huy hiệu quả nhanh chóng, tức thì, ngay cả với liều lượng rất thấp. Loại thuốc này có tác dụng điều trị các triệu chứng cưỡng bức, ám ảnh và cắt cơn hoảng sợ kịch phát.

Thuốc có thể được sử dụng đơn độc. Tuy nhiên, thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn bệnh nhân dùng alprazolam với thuốc chống trầm cảm nhằm đẩy lùi tình trạng ám ảnh. Tương tự bromazepam và clonazepam, bạn không nên uống alprazolam quá 3 ngày liên tục.

Etifoxine chlorhydrate

Etifoxine chlorhydrate (stresam) là loại thuốc chữa bệnh rối loạn lo âu tương đối phổ biến. So với ba loại thuốc trên, etifoxine chlorhydrate ít gây phụ thuộc hơn. Thế nhưng, tác dụng chống căng thẳng, lo âu của loại thuốc này không mạnh mẽ bằng. Etifoxine chlorhydrate chỉ phù hợp với những bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa đang điều trị ngoại trú.

Trên thực tế, thuốc thường được sử dụng kết hợp với một số loại thuốc khác (chẳng hạn thuốc trị viêm khớp, thuốc chữa viêm loét dạ dày…) nhằm hạn chế triệu chứng mất ngủ, bồn chồn, lo lắng…

*

Etifoxine chlorhydrate (stresam) là loại thuốc chữa bệnh rối loạn lo âu tương đối phổ biến.

Xem thêm: Cây Bồ Công Anh Trị Bệnh Gì ? Công Dụng Và Lưu Ý Dùng Trà Bồ Công Anh

Tofisopam

Tofisopam (grandaxin) là lựa chọn phù hợp của nhiều người bệnh rối loạn lo âu và căng thẳng, mệt mỏi. Vì không khiến bệnh nhân phụ thuộc thuốc nên tofisopam có thể được bổ sung lâu dài. Khả năng xoa dịu triệu chứng rối loạn lo âu của loại thuốc này kém hơn hẳn bromazepam.

Vì vậy, thuốc thích hợp với những bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng cơ thể (khó ngủ, đầy bụng, đứng ngồi không yên) và đang điều trị ngoại trú. Hiện nay, tofisopam thường được phối hợp với một số loại thuốc tương tự etifoxine chlorhydrate để đẩy lùi triệu chứng mất ngủ, lo lắng và bồn chồn.

Cách chữa rối loạn lo âu và căng thẳng, mệt mỏi không dùng thuốc

Không cần phải tiêu tốn quá nhiều tiền của cho việc điều trị nội khoa, bạn hoàn toàn có thể áp dụng 11 bí quyết dưới đây để loại bỏ áp lực và đánh bay lo lắng:

Tập thể dục

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, tập thể dục là giải pháp giảm thiểu căng thẳng, lo lắng an toàn và hiệu quả bậc nhất.

Khi khảo sát gần 3.000 người với nhiều bệnh lý khác nhau, các nhà khoa học thuộc Đại học Georgia (Hoa Kỳ) phát hiện ra rằng, những bệnh nhân thường xuyên rèn luyện sức khỏe đều giảm khoảng 20% triệu chứng lo lắng quá mức so với những bệnh nhân ít vận động.

Thói quen tập thể dục giúp chúng ta củng cố cơ bắp và tăng cường quá trình tuần hoàn máu, từ đó nhanh chóng cải thiện tình trạng lo lắng, căng thẳng.

Tập thở sâu

Để xua tan cảm giác lo âu, căng thẳng, muộn phiền, độc giả hãy dành ra khoảng 20 – 30 phút tập thở bằng bụng mỗi ngày. Hoạt động này thúc đẩy cơ thể cung cấp oxy cho não bộ, hỗ trợ thư giãn và kích thích hệ thống thần kinh.

Xông hơi

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, xông hơi giúp chúng ta hạn chế triệu chứng lo lắng, căng thẳng một cách đáng kể. Các chuyên gia cho biết, liệu pháp này có thể:

● Tăng cường thân nhiệt

● Tiêu diệt nấm men, vi khuẩn, ký sinh trùng, trẻ hóa làn da, thanh lọc cơ thể

● Cải thiện quá trình tuần hoàn máu, ngăn ngừa nổi mụn, đào thải độc tố, nâng cao hệ miễn dịch

● Thả lỏng cơ bắp, thư giãn tinh thần, cuốn trôi căng thẳng, lo âu

● Đốt cháy mỡ thừa, làm cơ săn chắc trong khi vẫn giữ lại một lượng mỡ cần thiết

● Giảm đau hiệu quả, nhất là tình trạng đau lưng, đau khớp

Ngồi thiền

Chỉ cần dành ra 30 phút thiền định mỗi ngày, độc giả có thể giảm thiểu cảm giác lo lắng, mệt mỏi, đồng thời điều hòa tâm trạng và thổi bay cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực. Những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của thói quen này gồm có:

● Hạ huyết áp, giảm nồng độ cholesterol trong máu

● Cải thiện cơ bắp

● Nâng cao chất lượng giấc ngủ

● Tái tạo năng lượng tinh thần

● Hạn chế áp lực, căng thẳng

Dung nạp nhiều cá béo

Với hàm lượng omega-3 cao, các loại cá béo (cá thu, cá trích, cá ngừ, cá hồi, cá cơm…) có khả năng ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, phòng chống rối loạn lo âu, trầm cảm và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Nghe nhạc

Các chuyên gia khuyến cáo, trước khi thực hiện một công việc khó khăn, căng thẳng, chúng ta nên thư giãn với một bản nhạc nhẹ nhàng, êm dịu. Điều này sẽ tiếp thêm tinh thần nhiệt huyết, bền bỉ và sức mạnh nội tại để bạn tự tin vượt qua trở ngại.

Tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia

Nếu không thể tự tháo gỡ vướng mắc hiện tại và xóa bỏ cảm giác lo âu<1>, căng thẳng, độc giả hãy nhờ đến sự trợ giúp từ các chuyên gia tâm lý, master coach tại các trung tâm tâm lý uy tín.

Hiện nay, khi rơi vào tình trạng căng thẳng, lo âu quá mức, nhiều bệnh nhân đã tin tưởng lựa chọn trị liệu tâm lý tại Trung tâm Tâm lý Trị liệu NHC. Đến đây, đội ngũ chuyên gia tâm lý giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, trách nhiệm và tận tâm của Trung tâm sẽ tiến hành can thiệp đến vùng tâm trí bí ẩn, sâu kín của khách hàng, từ đó nhận diện căn nguyên vấn đề và gợi mở phương hướng điều chỉnh, giải quyết.

Xem thêm: Vai Trò Của Vitamin E Có Trong Thực Phẩm Nào ? Vitamin E Có Trong Thực Phẩm Nào

*

Trị liệu tâm lý là giải pháp lý tưởng dành cho các bệnh nhân mong muốn giảm thiểu triệu chứng và ngăn ngừa tái phát mà không cần dùng đến thuốc Tây.

Trị liệu tâm lý chính là giải pháp lý tưởng dành cho những người bệnh mong muốn giảm thiểu triệu chứng và ngăn ngừa tái phát mà không cần dùng đến thuốc Tây hay can thiệp vào cơ thể. Dịch vụ trị liệu căng thẳng, mệt mỏi và rối loạn lo âu của Trung tâm Tâm lý NHC Việt Nam có thể giúp khách hàng:

● Thấu hiểu bản thân và nâng cao khả năng tự nhận thức, tự chấp nhận

● Tìm kiếm giải pháp tối ưu để đối mặt với mọi mâu thuẫn, xung đột

● Rèn luyện kỹ năng ứng phó trước những tình huống khó khăn, đồng thời trở nên bản lĩnh, mạnh mẽ và điềm tĩnh hơn trong cuộc sống

*

Độc giả hãy liên hệ ngay với Trung tâm để được tư vấn tận tình và chính xác về các dấu hiệu của bệnh rối loạn lo âu, căng thẳng cùng phương án giải quyết triệt để, hiệu quả nhất:

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *