Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.CK2 Nguyễn Thị Minh Hồng – Bác sĩ Phòng khám Da liễu thẩm mỹ Hồng Hoa – Thái Nguyên

*

Bàn tay là nơi thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều yếu tố xung quanh, do đó khi có hiện tượng tay bị lột da và ngứa bạn nên nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục tránh để gây ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống hằng ngày.

Đang xem: Bị lột da tay là bệnh gì

*

Tay bị thiếu độ ẩm, khô, lột da và ngứa

1. Nguyên nhân khiến da tay bị lột và ngứa

Da chân hay da tay bị lột da và ngứa, thường xuyên bị bong tróc, nguyên nhân có thể là người bệnh đã bị mắc một số bệnh da liễu sau:

1.1. Viêm da tiếp xúc

*

Biểu hiện bệnh viêm da tiếp xúc

Khi da tay tiếp xúc với một chất xúc tác (chất gây dị ứng, chất kích thích, hay hóa chất, xà phòng, các chất tẩy rửa, vôi, xi măng, kim loại nặng…) Thì trên da sẽ có các hiện tượng: nhẹ thì phát ban đỏ mẩn, nặng thì có thể tay bị lột da và ngứa. Loại viêm da này chỉ có thể được điều trị hiệu quả và mất dần khi không còn chất kích thích trên da, mất khoảng vài ngày đến vài tuần điều trị.

1.2. Viêm da cơ địa

*

Viêm da cơ địa khiến da tay bong tróc và ngứa

Đây là một loại bệnh da liễu thường đi kèm với hiện tượng nổi mẩn đỏ và ngứa trên da, khiến da khô, sần và bong tróc vảy, nứt nẻ. Đôi khi, bệnh sẽ làm xuất hiện nhiều vết sưng nhỏ và chảy mủ trắng khi gãi. Viêm da cơ địa dễ xuất hiện ở trẻ em, là bệnh mãn tính và bùng phát định kỳ. Bệnh có thể được điều trị bằng các loại thuốc bôi và thuốc uống.

1.3. Vảy nến

*

Vảy nến làm cho da tróc vảy nghiêm trọng

Vảy nến cũng có thể khiến tay bị lột da và ngứa. nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến được cho là khi da được tái tạo quá nhanh và chèn lên lớp da cũ khi chúng chưa được đẩy đi. Vảy nến là bệnh di truyền tuy nhiên các tổn thương bề mặt da như cháy nắng, các vết trầy xước, stress cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến.

Người bệnh vảy nến thường xuyên xuất hiện các mảng da đỏ bị phủ một lớp da khô màu bạc bên trên. da thường khô và dễ bị bong tróc. Đôi khi da bị vảy nến cũng bị nứt nẻ, chảy máu gây ngứa và rát.

1.4. Bệnh chàm

*

Chàm có liên quan đến vi khuẩn và nấm mốc

Bệnh chàm (eczema) là tình trạng có thể khiến tay bị lột da và ngứa với những biểu hiện trên da là hình thành các mảng da đốm vàng, bong tróc, ngứa ngáy, khó chịu. Nguyên nhân gây ra bệnh chàm thường được cho là có liên quan đến nấm mốc, vi khuẩn bám trên bề mặt da.

1.5. Vảy phấn trắng

*

Tương tự như vảy nến

Vảy phấn trắng là hiện tượng vô hại nhưng khá phổ biến ở trẻ em tuổi vị thành niên. Hiện tượng này bắt đầu với sự xuất hiện của những vảy tròn xù xì hình oval màu hồng, có vảy, da khô thường lan rộng ở cằm, má, vùng da quanh miệng đôi khi còn xuất hiện ở cả thân có thể còn khiến da chân tay bị lột và ngứa. Thông thường các sắc tố da sẽ khôi phục và vảy phấn trắng sẽ tự khỏi sau một thời gian nhất định. Tuy vậy, khoảng thời gian này có thể kéo dài trong vài năm và tái phát nhiều lần. Bạn nên sử dụng kem thoa steroid nếu thấy vảy này đỏ hoặc đau.

1.6. Á sừng

*

Căn bệnh mãn tính kéo dài dai dẳng

Khi tay bị lột da và ngứa, có thể bạn cũng đã mắc phải căn bệnh á sừng này. Đây là một căn bệnh thường xuất hiện vào mùa đông (còn được gọi là viêm da cơ địa mùa đông), diễn biến dai dẳng hay tái phát. Biểu hiện là những mảng da khô bong vảy, nứt nẻ, ngứa, trong một số trường hợp có nổi mụn nước sâu, khi mụn nước khô đi làm da bong lột dần.

Xem thêm: Sốt Mọc Răng Bao Lâu Thì Hết? Biểu Hiện Của Trẻ Sốt Mọc Răng Và Cách Khắc Phục

Ngoài những bệnh đã được liệt kê bên trên thì các bệnh khác như: Nấm da, lichen, ghẻ, chai, nhiễm độc arsenic. Hay các yếu tố: Đổ mồ hôi tay nhiều, rối loạn thần kinh thực vật; Dinh dưỡng kém, ăn uống thiếu các vitamin A, B,… cũng sẽ gây ra hiện tượng tay bị lột da và ngứa.

2. Một số biểu hiện của tình trạng tay bị lột da và ngứa

Khi tay bị lột da và ngứa, bệnh nhân sẽ gặp phải một số biểu hiện sau:

Lớp da trên tay chân bị khô và bong tróc. Nếu xảy ra trong thời gian dài, bạn thậm chí sẽ mất cả vân tay.Biểu hiện với các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Vị trí phân phối của tổn thương da phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân và mức độ bệnhThường đi kèm với tình trạng ngứa và đặc biệt những cơn ngứa này sẽ mạnh mẽ hơn vào ban đêm.

Ở trẻ nhỏ, bệnh thường có xu hướng cấp tính và tổn thương thường xuất hiện ở mặt, da đầu và các chi. ở người lớn hoặc những người mà bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi, viêm da cơ địa ở người lớn thường chỉ biểu hiện đơn thuần ở bàn tay.

3. Cách xử lý hiệu quả tình trạng tay bị lột da và ngứa

*

Bạn nên thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm cho da, giúp da luôn mềm mại tránh bong tróc

Tay bị lột da là hiện tượng không phải quá lạ lẫm gì so với nhiều người. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài trong nhiều tháng đi kèm với triệu chứng ngứa, bạn nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa da liễu và chẩn đoán bệnh, từ đó có cách điều trị hiệu quả nhất, phù hợp nhất.

Khi tìm đến các cơ sở y tế, bạn có thể được xét nghiệm lâm sàng hoặc làm thêm một số xét nghiệm khác nếu cần. Sau đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán đúng bệnh và đưa ra lộ trình điều trị phù hợp. Tùy thuộc mức độ bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bôi đặc trị, hoặc nếu nặng thì kết hợp thêm thuốc đường uống. 

Bạn cũng sẽ cần tái khám để bác sĩ theo dõi tình trạng diễn biến bệnh và mức độ thuyên giảm để cân đối lại liều lượng thuốc.

4. Sau khi chữa khỏi, lột da tay và ngứa có tái phát không?

*

Không tái phát nếu có biện pháp chăm sóc da

Vì lột da tay và ngứa gây ra chủ yếu bởi các căn bệnh da liễu như vảy nến, á sừng,… Đều là những căn bệnh mãn tính kéo dài dai dẳng. Nên sau khi điều trị theo lộ trình mà bác sĩ tư vấn, vẫn có khả năng bệnh tái phát. Tuy nhiên, khi bạn chăm sóc da toàn diện và có các chế độ ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc da lành mạnh thì bệnh sẽ rất ít khi tái phát, thậm chí là không xuất hiện trở lại nữa.

Dưới đây là các phương pháp phòng ngừa tình trạng lột ra tay và ngứa:

Mỗi ngày bôi kem dưỡng ẩm khoảng 2 lần để làn da của bạn mềm đi, có độ ẩm ổn định, từ đó giảm viêm và bớt đi sự đau rát, khó chịu.Tuyệt đối tránh việc tiếp xúc với các hóa chất hay xà phòng, kim loại nặng, các chất tẩy rửa… Trong suốt thời gian điều trị bệnh.Không tự ý lột da của tay chân hay dùng bàn chải, xát muối… Để da bong tróc nhanh. Điều này sẽ dễ dàng gây ra tổn thương và nhiễm trùng.Khi gặp hiện tượng tay bị lột da và ngứa, bạn cũng cần hạn chế một số hoạt động như: Công việc nhà, rửa bát, giặt quần áo… Nếu như là bất khả kháng, bạn phải sử dụng bao tay để bảo vệ da.Bổ sung rau xanh và các loại rau củ quả, trái cây tươi nhằm cung cấp hàm lượng vitamin – khoáng chất dồi dào cho cơ thể; uống nhiều nước để tránh da bị khô và bong tróc.

Xem thêm: Bị Ngứa Ở Vùng Háng Nam Giới : Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị, 12 Nguyên Nhân Ngứa Vùng Kín Nam Cần Lưu Ý

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn hiện tượng tay bị lột da và ngứa. Nếu như bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy chú ý thăm khám cùng các bác sĩ da liễu để điều trị tận gốc của căn bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *