Mầm đậu nành là đồ uống bổ dưỡng phù hợp với khá nhiều người, nhưng với người có u tuyến giáp thì sao? U tuyến giáp có uống được mầm đậu nành không? Bản chất của mầm đậu nành là tốt nhưng việc hiểu rõ để sử dụng sản phẩm này cho tốt thì không phải ai cũng nắm được.

Đang xem: Bị bướu cổ có nên uống sữa đậu nành

*

Thường xuyên thăm khám để kịp thời phát hiện bệnh

Hỏi: Chào bác sĩ, tôi năm nay 26 tuổi và hiện đang trong giai đoạn điều trị bệnh u tuyến giáp. Tôi muốn hỏi về khẩu phần ăn uống, liệu tôi có thể bổ sung mầm đậu nành vào thực đơn được hay không? Tôi đang dự định sử dụng theo dạng uống nhưng cứ phân vân về thành phần và công dụng của nó nên muốn nhờ tư vấn từ bác sĩ.

Xem thêm: Đau Bụng Dưới Sau Khi Quan Hệ Bị Đau Bụng Dưới Bên Trái, Sau Khi Quan Hệ Bị Đau Bụng Dưới Là Bị Làm Sao

Đáp: Để biết được bệnh nhân u tuyến giáp có uống được mầm đậu nành không. Mới bạn xem các thông tin dưới đây:

Nội dung bài viết

1. U tuyến giáp có uống được mầm đậu nành không

1. U tuyến giáp có uống được mầm đậu nành không

Câu trả lời dành cho bạn là hoàn toàn có thể uống mầm đậu nành khi đang điều trị bệnh u tuyến giáp. Bởi vì đậu nành lên mầm hoặc các sản phẩm từ mầm đậu nành không chứa nhiều chất ảnh hưởng đến u tuyến giáp. Tuy nhiên, để việc sử dụng mầm đậu nành đem lại kết quả tốt nhất, bạn cần lưu ý những vấn đề sau. 

1.1. Các chất có trong mầm đậu nành 

Đậu nành là loại thực vật họ đậu có hàm lượng protein cao và chứa nhiều estrogen thực vật lành tính cho cơ thể người. Mầm đậu nành là những hạt đậu nành đã được ủ cho nảy mầm, thân mềm và mọng nước. 

So với hạt đậu nành thông thường và chưa nảy mầm, mầm đậu nành được đánh giá cao hơn về mặt dinh dưỡng. Đặc biệt, trong mầm đậu nành có chứa nhiều isoflavone – một dạng estrogen thực vật rất tốt cho phụ nữ. Mầm đậu nành là nguồn dinh dưỡng tốt, cung cấp protein, thiamin, magie, phospho, kali, đồng, vitamin C, folate, mangan… Mầm đậu nành cũng có chứa rất ít cholesterol và muối nên được coi là nguồn dinh dưỡng rất an toàn.

*

Hạt đậu nành chứa nhiều chất dinh dưỡng và vi chất

1.2. Ảnh hưởng của mầm đậu nành đến u tuyến giáp

Đối với bệnh nhân mắc bệnh u tuyến giáp, bất kỳ mọi loại thực phẩm nào được ăn trong quá trình điều trị bệnh cũng vô cùng quan trọng. Chúng có thể tác động tích cực giúp bệnh diễn biến tốt hơn và cũng có thể ngược lại nên ăn uống sai cách. Vậy với mầm đậu nành, nó có ảnh hưởng như thế nào đối với người mắc bệnh u tuyến giáp?

Hiện nay, không có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh việc bệnh nhân sử dụng mầm đậu nành sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng không nên sử dụng nó quá mức cho phép. Theo nghiên cứu, trong đậu nành còn chứa goitrogen – một hoạt chất có khả năng đẩy nhanh quá trình phình tuyến giáp như bướu cổ. Mầm đậu nành vốn có nguồn gốc từ đậu nành, do đó thành phần dinh dưỡng của chúng rất giống nhau. Bởi vậy, việc thu một lượng lớn mầm đậu này trong thời kỳ chữa bệnh là không nên.

Xem thêm: Nên Làm Gì Khi Bị Đau Bụng Nên Làm Gì ? Cách Chữa Đầy Bụng Khó Tiêu Buồn Nôn Hiệu Quả

Việc tiêu thụ một lượng lớn mầm đậu nành có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh và với một số người, tăng yếu tố kháng giáp, giảm chức năng tuyến giáp. Một số ý kiến cho rằng việc này gần như là nguyên nhân kích hoạt căn bệnh u tuyến giáp. Với người bị bướu tuyến giáp do thiếu iod, sử dụng nhiều mầm đậu nành và đậu nành có thể mang tới nhiều nguy cơ xấu cho sức khỏe. 

1.3. Lưu ý sử dụng mầm đậu nành

Để có một cơ thể khỏe mạnh và sử dụng đậu nành như một món ăn lành mạnh cho sức khỏe người bệnh, bạn cần đến một thực đơn khoa học hơn và nó phải được sự chấp thuận của bác sĩ trước khi tự ý thực hiện theo ý mình. 

*

*

Uống mầm đậu nành là một trong các biện pháp nhanh đơn giản nhất

Khi sử dụng mầm đậu nành, chỉ nên sử dụng khi sức khỏe tốt và ổn định, không nên sử dụng vào thời điểm bệnh tuyến giáp đang phát triển mạnh hoặc đang điều trị. Liều lượng sử dụng cũng chỉ nên ở lượng nhỏ, không quá nhiều và không quá thường xuyên. 

2. Cách sử dụng đậu nành cho người bệnh u tuyến giáp

Việc sử dụng mầm đậu nành cho người bệnh u tuyến giáp cần được diễn ra đúng phương pháp. Cho đến khi có một thông báo chính thức về việc dùng mầm đậu nành có lợi thật sự cho người bệnh u tuyến giáp thì bạn vẫn chỉ nên dùng ở một lượng vừa đủ như sau:

Bổ sung iod trong chế độ ăn hàng ngày và nên phân định rõ bạn bị u tuyến giáp vì thiếu iod hay chỉ là cần có iod trong thực đơn hàng ngày là được. Việc thêm iod vào khẩu phần ăn có thể giúp cải thiện đáng kể chức năng tuyến giáp và hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh do mầm đậu nành gây ra. Hạn chế hoặc không nên sử dụng nếu bạn đang mắc u tuyến giáp tự miễn hoặc bị tăng các kháng thể tuyến giáp. Không sử dụng các sản phẩm đậu nành biến đổi gen cho đến khi chúng đã được kiểm chứng là an toàn cho người bệnh. Tránh sử dụng các sản phẩm đậu nành đã qua chế biến như bột đậu nành, bột protein tăng cơ hoặc làm dụng những sản phẩm đậu nành và thay thế chúng chúng cho những món ăn tươi nguyên khác. Nếu bạn thèm ăn, hãy chỉ sử dụng những chế phẩm chưa qua chế biến quá nhiều như sữa đậu nành, đậu phụ tươi, miso…Không nên ăn quá nhiều và ở lượng cho phép là 30mg mỗi ngày. Không ăn thực phẩm đậu nành hoặc các sản phẩm chứa đậu nành trong vòng 3 – 4g sau khi uống thuốc chữa bệnh tuyến giáp, tránh ảnh hưởng đến tác dụng trong thuốc.Đậu nành hiện nay cũng được xét vào loại thực phẩm có thể gây dị ứng cho cơ thể như ngứa ngáy, hắt hơi, nổi mẩn… Do đó, ngừng ngay khi có các triệu chứng này ngay cả trong trường hợp bạn có bệnh u tuyến giáp hay không.

Trên đây là vài lưu ý cơ bản dành cho những ai đang điều trị bệnh u tuyến giáp và muốn sử dụng chế phẩm từ mầm đậu nành ở dạng ăn hoặc uống. Hãy ghi nhớ đế có biện pháp phòng tránh và điều chỉnh thực đơn ăn uống phù hợp bên cạnh những loại thực phẩm lành mạnh khác bạn nhé. 

*

3. Người bệnh u tuyến giáp nên ăn uống gì

Kiêng cữ ăn uống trong thời gian điều trị bệnh u tuyến giáp chắc chắn rất khó chịu với nhiều người về việc hạn chế không sử dụng những loại thực phẩm yêu thích. Tuy nhiên, căn bệnh nào cũng vậy, muốn một cơ thể khỏe mạnh thì chính người bệnh phải ý thức được điều mình đang làm để có thể nhanh chóng khỏe mạnh. 

*

Dưới đây là một số loại thức ăn đồ uống mà người bệnh u tuyến giáp nên ăn uống để tốt hơn cho bệnh tình của mình hiện tại. 

Trái cây tươi: Loại thực phẩm luôn tốt cho sức khỏe vì những chất dinh dưỡng mà chúng đem lại. Trong trái cây tươi có nhiều vitamin C, A, D tốt cho sức khỏe cũng như thúc đẩy quá trình hấp thụ thuốc tốt hơn.Cá cung cấp một hàm lượng lớn dưỡng chất không chất béo tốt cho sử khỏe và đủ năng lượng cho việc hoạt động cả ngày mà không mất sức.Các loại hạt và thảo mộc tốt cho sức khỏe người bệnh u tuyến giáp. Cao khổ sâm, cao bán biên liên,… được nghiên cứu là tốt cho việc điều hoà các hormon tuyến giáp, cải thiện sức khỏe người bệnh hiệu quả. 

*

Bổ sung thêm các thực phẩm có nguồn gốc từ hoa quả

4. Người bệnh u tuyến giáp nên kiêng gì?

Bệnh cạnh các thực phẩm lành mạnh dành cho bệnh nhân u tuyến giáp, các bác sĩ cũng khuyên nên hạn chế các thực phẩm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mà người mắc bệnh nên kiêng ăn uống như:

Các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, kem và bơBánh kẹo ngọt chứa nhiều đường hại sức khoẻ, các món bánh mì đóng gói hoặc bánh nướngChocolateHải sảnMuối iod (chỉ nên ăn một lượng ít vừa đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ)

*

Đa dạng các loại thực phẩm chế biến từ đầu nành đỡ nhàm chán

Trên đây là toàn bộ lời khuyên mà chúng tôi dành cho bạn bên cạnh câu hỏi u tuyến giáp có uống được mầm đậu nành không. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng các loại sản phẩm mà bạn dự định nạp vào cơ thể, nếu không có sự hướng dẫn kỹ lưỡng từ bác sĩ thì bất cứ sản phẩm nào ăn uống quá mức cũng có thể khiến tình trạng bệnh ngày một nặng hơn. Chúc bạn sớm chọn cho mình thực đơn ăn uống phù hợp và quan trọng điều trị căn bệnh u tuyến giáp tốt hơn. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *