Đau bụng là một trạng thái hay gặp tuy nhiên với từng bệnh lý khác nhau sẽ có những triệu chứng khác nhau. Thông thường, khi bị đau bụng, mọi người thường thắc mắc đau bụng nên uống gì, đau bụng uống nước gì thì khỏi. Hãy cùng Omi tìm hiểu các thông tin về vấn đề này nhé!

1. Một số nguyên nhân gây đau bụng

– Đầy bụng khó tiêu

Đây là nguyên nhân chính gây ra đau bụng mà hầu hết ai cũng gặp, người bệnh sẽcảm giác không thoải mái ở phần bụng hay sau xương ức. Thường xuất hiện sau khi ăn.

Đang xem: Khi bị đau bụng nên làm gì

– Táo bón

Bệnh lý này cũng liên quan đến hệ tiêu hóa trong cơ thể do ăn uống, sinh hoạt. Táo bón là khi số lần đi ngoài ít hơn so với bình thường nhưng đi khó khăn hơn, có các cơn đau ở vùng bụng dưới. Nếu táo bón nặng, có thể gặp chướng bụng và mệt mỏi.

– Hội chứng ruột kích thích

Là một dạng rối loại thường gặp ở phụ nữ sau 40 tuổi, các triệu chứng bao gồm đau bụng, chướng bụng, có thể tiêu chảy và/hoặc táo bón. Các triệu chứng xuất hiện rồi biến mất.

*

Đau bụng có thể do các nguyên nhân khác nhau (Ảnh: Internet)

– Viêm ruột thừa

Ruột thừa là một túi nhỏ lồi ra khỏi thành ruột, triệu chứng thường là đau bụng nặng tăngdần trong vòng 6 đến 24 giờ đồng hồ. Đau thường khởi đầu từ vùng giữa bụng hay trên rốn, sau đó đến vùng hông bên phải.

– Sỏi thận

Cảm giác đau bụng ở vùng lưng, lan ra bụng đến mặt trong của đùi, cơn đau dữ dội, quặn lên sau đó biến mất. Thường là đau khi viên sỏi đi qua được vị trí tắc nghẽn, lúc này cần phải đến bệnh viện để tán sỏi thành những viên nhỏ hơn.

– Nhiễm khuẩn tiết niệu

Cơn đau liên tục ở vùng bụng dưới, thường là gặp ở nữ giới, có thể kèm theo mệt mỏi, vã mồ hôi, đau nhói, đau buốt và đái ra máu.

– Viêm nhiễm vùng tiểu khung

Viêm nhiễm vùng tiểu khung là tình trạng nhiễm trùng ở tử cung và ống dẫn trứng, điều trị bằng kháng sinh, thường là đau ở vùng bụng dưới (tiểu khung), có thể đau từ nhẹ đến nặng.

– Sỏi mật

Triệu chứng bao gồm đau dữ dội ở vùng bụng trên bên phải, ngay dưới xương sườn. Nếu sỏi được đẩy vào ống dẫn mật (sau đó xuống ruột) hay quay trở lại túi mật thì đau sẽ giảm và mất đi. Nếu đau nhiều vùng bụng trên bên phải kèm theo có tình trạng vàng da và sốt, có thể là bạn đã có sỏi trong đường dẫn mật chính và có tình trạng nhiễm trùng.

– Đau bụng kinh

Phần lớn phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt đều thấy đau bụng, có người đau nhẹ nhưng cũng có người bị đau dữ dội đến mức ảnh hưởng đến những hoạt động hằng ngày.

– Ngộ độc thức ăn

Kèm theo đau bụng là ỉa chảy hoặc có nôn, đau từng cơn, có thể dịu đi một lúc sau khi đi ngoài hoặc nôn.

– Loét dạ dày – tá tràng

Đau ở vùng bụng trên nhưng cũng có thể đau xuyên ra sau lưng. đau thường xuất hiện vào buổi tối và lúc thức dậy.

Xem thêm: Bắn Tinh Trùng Vào Hậu Môn Có Thai Không ? Quan Hệ Bằng Hậu Môn Có Thai Không

Trên đây chỉ là một vài nguyên nhân dẫn đến đau bụng, tùy thuộc vào cơ thể và bệnh lý gặp phải sẽ là các bệnh khác nhau.

2. Đau bụng nên uống gì?

Thông thường khi xuất hiện cơn đau, ai cũng sẽ thắc mắc đau bụng uống gì, thuốc gì sẽ giảm cơn đau bụng. Đa phần sẽ mua thuốc giảm đau để uống, tuy nhiên nếu không biết rõ bệnh mà mình gặp phải thì tốt nhất không nên tự ý uống giảm đau vì đôi khi không làm giảm cơn đau mà còn gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe.

Nếu bạn bị đau các bệnh liên quan đến tiêu hóa, các dược sĩ, bác sĩ sẽ tư vấn dùng các loại thuốc về đường ruột, nếu bị đau bụng kinh sẽ uống các loại thuốc giảm đau chuyên dụng hoặc panadol, nếu bị đau sỏi thận cần có thuốc điều trị do bác sĩ kê đơn…

*

Tùy vào bệnh lý, các bác sĩ và dược sĩ sẽ hướng dẫn loại thuốc cho bạn (Ảnh: Internet)

Ngoài việc đau bụng uống gì, có một vài gợi ý nho nhỏ cho việc đau bụng nên uống nước gì được đánh giá là có hiệu quả và an toàn như nước đường và muối có khả năng cân bằng dịch và cung cấp năng lượng, uống nước chanh pha cùng chút muối, đường, hạt tiêu đen… sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.Trong một vài trường hợp bạn cũng nên áp dụng cách đau bụng uống nước ấm để làm giảm cơn đau như đau bụng kinh, đau âm ỉ, đau bụng dưới…

Đau bụng uống trà gừng hoặc đau bụng uống gừng rất tốt cho bệnh tiêu chảy cấp, bên cạnh đó còn giúp bạn đối phó với các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi và buồn nôn. Để tăng hiệu quả, bạn có thể cho thêm một chút mật ong có tác dụng làm giảm các kích thích ruột, chống viêm và kháng khuẩn do vậy ngăn chặn được các rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Trong trường hợp bị đau bụng kinh, trà gừng, nước gừng cũng có tác dụng giảm đau tương tự và an toàn cho cơ thể.

3. Đau bụng uống nhân sâm

Trong nhân sâm có các thành phần như axit amin, đạm, polysaccharide, đường mạch nha, đường saccarozo, glucose, vitamin A, C, B1, B2… Có tác dụng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, kích thích cảm giác thèm ăn… Tuy nhiên, người thường xuyên bị đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy không được dùng bất kì loại nhân sâm nào cả. Nhân sâm có thể khiến cơn đau nặng hơn.

4. Đau bụng uống nước dừa

Thông thường khi bị đau bụng kinh, chị em thường được khuyên uống nước dừa nhưng cần phải tùy vào thể trạng cơ thể. Trong nước dừa có thành phần vitamin và khoáng chất cao giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả. Uống nước dừa còn là cách giúp bạn kiểm soát tình trạng nôn, buồn nôn dễ dàng.

Với những người dư thừa lượng lớn kali thì uống nước dừa sẽ có tác động không tốt, có thể gây ra hiện tượng đầy bụng, khó chịu hơn. Vì vậy,bạn cần uống với lượng vừa đủ, không được lạm dụng uống quá nhiều.

*

Đau bụng uống nước dừa ở lượng vừa đủ sẽ giúp giảm đau bụng kinh (Ảnh: Internet)

5. Đau bụng có nên uống yakult?

Đối với những người bị đau bụng do tiêu hóa, đường ruột thì yakult rất tốt. Yakult có thể làm tăng vi khuẩn có lợi và làm giảm vi khuẩn có hại trong đường ruột, giảm sự hình thành các độc tố trong đường ruột, giúp ngăn ngừa tiêu chảy và táo bón, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể chống lại sự nhiễm trùng và ngăn ngừa ung thư.

6.Đau bụng có uống nước yến được không?

Theo các chuyên gia, chứng đau bụng do biểu hiện của bị cảm lạnh hoặc bị viêm nhiễm bộ phận nào đó bên trong cơ thể khi chưa rõ nguyên nhân không nên dùng các loại thực phẩm liên quan đến yến.

Đặc biệt khi bị bụng đầy chướng, ăn không tiêu, đau bụng đi ngoài, phân lỏng, cơ thể lạnh… nước yến sẽ khiến bệnh phát triển nặng thêm.

Xem thêm: Câu Hỏi 5: Tôi 30 Tuổi, Nhịp Tim Đập Bình Thường Là Bao Nhiêu

Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho đau bụng nên uống gì hay đau bụng uống nước gì cũng như một số nguyên nhân gây đau bụng thường gặp. Bạn nên quan sát kỹ các triệu chứng, trong trường hợp đau bụng dữ dội kéo dài, bạn cần đi khám để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *