Tân Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế: “Vừa tiếp bước người tiền nhiệm, vừa tạo hướng đi riêng”
TTH – Vừa được bổ nhiệm Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, PGS. TS Phạm Như Hiệp cho rằng mình đang nhận một trọng trách lớn cùng nhiều kỳ vọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển bệnh viện xứng danh tên tuổi một đơn vị anh hùng. Ông chia sẻ:
PGS. TS Phạm Như Hiệp
Trong tôi hiện có hai tâm trạng: Thứ nhất là mừng khi nhận được sự tín nhiệm của đơn vị, Bộ Y tế… Thứ hai là lo vì làm thế nào để đảm bảo cho bệnh viện (BV) phát triển, phát triển kỹ thuật cao, đời sống của cán bộ công chức, viên chức ổn định và ngày càng tốt lên…
“Di sản” của những người tiền nhiệm trong quá trình xây dựng BV không hề nhỏ, cha ông GS Phạm Như Thế và GS Bùi Đức Phú là những người như thế. Ông có cảm thấy bị áp lực khi là người tiếp tục chèo lái cho sự phát triển của BV?
Tôi không nghĩ đó là áp lực mà là động lực. Cha tôi – G.S Phạm Như Thế và G.S Bùi Đức Phú là những người tiền nhiệm ưu tú, họ đều là Anh hùng Lao động, có những cống hiến cho sự phát triển của BV cũng như hoàn thiện thiết chế y tế của Thừa Thiên Huế, nhờ vậy BV đã trở thành trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước. Tôi phải cố gắng hơn và nhắc mình phải luôn suy nghĩ, tìm tòi… để tạo con đường cho riêng mình, vừa tiếp bước người tiền nhiệm, vừa phát triển tố chất của mình trong việc đưa BVTW Huế phát triển.
Đang xem: Giám đốc bệnh viện trung ương huế
Trên fanpage của Báo Thừa Thiên Huế Điện tử, bạn đọc đặt nhiều kỳ vọng vào tân Giám đốc BVTW Huế trong việc đổi mới hơn nữa và bồi đắp y đức cho đội ngũ y, bác sĩ…
Tôi chỉ tâm niệm và nhắc nhở các học viên của mình 3 điều: Sức khỏe, trí tuệ, ý tưởng. Có được 3 yếu tố này mới chinh phục được những tầm cao PGS. TS Phạm Như Hiệp |
Tôi nghĩ trước mắt còn nhiều công việc phải làm: Phát triển chuyên môn kỹ thuật, gìn giữ y đức, tinh thần thái độ phục vụ người bệnh – vấn đề này được Bộ Y tế đề cập nhiều trong thời gian qua. Bên cạnh đó, chất lượng điều trị, khám chữa bệnh phải được nâng cao. Kỹ thuật điều trị hướng tới hiện đại, ưu việt. Thiết chế bảo hiểm y tế cũng được chuẩn hóa để phục vụ bệnh nhân tốt hơn, để họ hưởng sự đãi ngộ và tiếp đón công bằng… đáp ứng lộ trình 90% người dân tham gia BHYT vào năm 2020.
Ông có thể chia sẻ về những kế hoạch lớn của mình trong thời gian tới?
Tôi cùng Ban giám đốc đã vạch ra kế hoạch và kiên định với mục tiêu đề ra, xem đây là định hướng xuyên suốt trong quá trình làm việc: Đầu tiên là phấn đấu đưa BVTW Huế trở thành trung tâm y học cao cấp, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao về y học của cả nước. Thứ hai: Thực hiện cải cách hành chính hơn nữa: áp dụng công nghệ thông tin, số hóa hệ thống hoạt động, tăng cường kết nối giữa bệnh nhân, bệnh viện, lâm sàng, cận lâm sàng, quản lý tài chính… Thứ ba: Phối hợp tốt với BHYT phục vụ khám chữa bệnh cho lớp đối tượng này. Tăng cường các dịch vụ kỹ thuật: dược, điều trị theo yêu cầu… Thứ tư: Phối hợp giữa BVTW Huế – Trường ĐH Y Dược – Sở Y tế trong xây dựng Trung tâm y tế chuyên sâu, tạo thế mạnh cho tỉnh trong y tế chuyên sâu và y tế cộng đồng. Thứ năm, duy trì đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ để luôn có thể phát triển các kỹ thuật mới. Là hạt nhân cho các bệnh viện vệ tinh của khu vực miền Trung – Tây Nguyên, BVTW Huế còn thực hiện chỉ đạo tuyến, giúp các đơn vị y tế nói trên phát triển chuyên môn kỹ thuật, giải quyết các trường hợp khó, xử lý biến chứng xảy ra trong quá trình điều trị. Thứ sáu: Tăng cường hợp tác quốc tế, vận động và tiếp nhận tốt các dự án trong, ngoài nước.
Xem thêm: Lương Y Như Từ Mẫu Thầy Thuốc Như Mẹ Hiền, Tập Đọc Thầy Thuốc Như Mẹ Hiền
Hướng đến trung tâm y học cao cấp, cần có những đột phá trong kỹ thuật điều trị. Ông và Ban Giám đốc sẽ làm gì để xây dựng vị thế này trong tương lai cho BVTW Huế?
Với mô hình Trung tâm y học cao cấp, chúng tôi sẽ tập trung vào các lĩnh vực: Nguồn nhân lực chất lượng cao (tại chỗ hoặc sau này có thể mời thêm chuyên gia nước ngoài); phát triển các kỹ thuật và phác đồ điều trị mới, cập nhật tương đương với khu vực và thế giới; chất lượng dịch vụ phải được nâng cao (hạ tầng, thiết bị kỹ thuật) hoàn thiện và xu hướng mở.
Hướng tới Trung tâm y học cao cấp là điều cần thiết, bởi khi BVTW Huế trở thành đơn vị đầu tàu s góp phần đưa ngành y tế ở Thừa Thiên Huế phát triển, bứt phá… có vị trí xứng đáng trong khu vực và thế giới.
Xem thêm: Các Cách Trị Mụn Dị Ứng Mỹ Phẩm Trên Mặt Cấp Tốc, Các Cách Chữa Dị Ứng Mỹ Phẩm Trên Mặt Cấp Tốc
Là cán bộ lãnh đạo trẻ ông sẽ làm gì để bồi dưỡng nhân lực, quy tụ nhân tài phục vụ cho công việc chung?
Để thu hút nguồn nhân lực, tôi nghĩ cần có 4 điều kiện: xây dựng môi trường làm việc thông thoáng để họ phát huy khả năng sở trường; cơ hội để họ được đào tạo; cơ hội được thăng tiến ở một độ tuổi nhất định; cuối cùng là tạo mức thu nhập ổn định. 4 yếu tố này luôn xuất hiện trong ý tưởng của cá nhân tôi và lãnh đạo bệnh viện.
Được đánh giá là người có nhiều thành công trong nghiên cứu, đột phá trong chữa trị, có khi nào ông ngồi kiểm đếm lại “những thứ phải đánh đổi” để có kết quả như ngày hôm nay?
Tôi là người thích khám phá và tôi nghĩ, mình là người may mắn khi sáng kiến và nghiên cứu của mình trong khoa học đều có kết quả và thành công. Đó hoàn toàn không phải là sự đánh đổi. Nhìn lại con đường mình đi, tôi thấy mình mất nhiều thời gian, đặt toàn bộ tâm huyết cho những ý định, kế hoạch vạch ra. Học tập và làm việc ở đâu, tham gia hội thảo, hội nghị nào tôi đều hướng tâm trí của mình vào kỹ thuật mới, mô hình hay… tự mình phân tích, thử nghiệm cho đến khi nào chinh phục được mới thôi. Tôi nghĩ, có đam mê chắc chắn sẽ thành công!
Ông thu xếp công việc như thế nào để tham gia và góp tiếng nói trên diễn đàn với tư cách là đại biểu Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Thừa Thiên Huế?
Là một nhà quản lý, cán bộ chuyên ngành y tế, tôi nghĩ có những ưu thế khi góp ý trong việc xây dựng các luật, các thiết chế về y tế ở Việt Nam. ĐBQH còn có vai trò giám sát giúp Quốc hội nắm bắt các vấn đề tồn tại trong hệ thống cũng như trong đời sống xã hội nhằm có sự sửa đổi, bổ sung kịp thời hệ thống chính sách, luật ban hành. Tôi cố gắng tối ưu hóa thời gian của mình để có thể tham gia các hoạt động Đoàn ĐBQH. May mắn, tôi có ban giám đốc đoàn kết, các đồng nghiệp giỏi hỗ trợ tốt trong chuyên môn cũng như điều hành công việc; ngoài ra, tôi cũng có gia đình là hậu phương vững chắc để yên tâm tập trung trí tuệ cho công việc là đại biểu đại diện cho tiếng nói của người dân Thừa Thiên Huế…