1 Nhóm thực phẩm người viêm gan B cần bổ sung3 3 nguyên tắc trong chế độ ăn cho người viêm gan b4 Một số thực đơn theo chế độ ăn cho người viêm gan b

Chế độ ăn cho người viêm gan B vô cùng quan trọng, nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị. Bệnh có thể diễn biến xấu hơn nếu người bệnh không thực hiện chế độ ăn một cách khoa học và hợp lý. Do đó, chúng ta cần tuân thủ nguyên tắc: đúng và đủ nhằm đảm bảo dưỡng chất cho cơ thể và góp phần cải thiện chức năng gan.

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các nhóm thực phẩm, các nguyên tắc trong chế độ ăn và đặc biệt là một số thực đơn giúp bạn có một chế độ ăn khoa học và hỗ trợ thật tốt trong quá trình điều trị. Tham khảo ngay nhé!

Nhóm thực phẩm người viêm gan B cần bổ sung

Ngoài phác đồ điều trị bằng thuốc, người bệnh cần ý thức và chú trọng đến chế độ ăn dành cho người viêm gan B. Dưới đây là nhóm thực phẩm dành cho bệnh nhân viêm gan B cấp tính và mãn tính nên ăn:

Nhóm protein dễ chuyển hóa

Các loại đạm trong thịt bò, heo, gà, đặc biệt là thịt cá, rất tốt cho người bệnh vì dễ chuyển hóa. Người bệnh nên chọn loại thịt nạc, ít mỡ sẽ có lợi hơn cho gan.Đậu hũ, trứng và sữa cũng là nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh viêm gan B nên chú ý chỉ ăn lòng trắng trứng do có ít chất béo hơn lòng đỏ, do đó gan sẽ dễ hấp thụ. Đối với sữa nên ưu tiên sữa tươi tiệt trùng để đảm bảo gan được khỏe mạnh.

Đang xem: Chế độ ăn cho người viêm gan b

*

Nguồn cung protein cho chế độ ăn của người viêm gan B

Nhóm tinh bột và đường

Gạo, bánh mì, bột mì, mật ong, đường mía, trái cây,..có lượng tinh bột và độ ngọt tự nhiên sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng không gây áp lực cho gan.

*

Nhóm vitamin và khoáng chất

Các loại trái cây như táo, cam, chanh, bưởi, nho, bơ,… chứa vitamin A, B1, B6, B12 và canxi, kali, sắt, axit amin thiết yếu thúc đẩy sản sinh enzym trong gan, giúp quá trình thải độc gan thuận lợi. Trái cây còn giúp tăng sức đề kháng, chống oxy hóa và làm các tổn thương ở gan mau lành.

Các loại rau củ quả: củ dền, bắp cải, cà rốt, các loại rau xanh có màu sẫm (bông cải xanh, chân vịt, rau má, rau ngót,…) cung cấp chất xơ có lợi cho tiêu hóa. Rau má đặc biệt tốt và cần thường xuyên có mặt trong chế độ ăn dành cho người viêm gan B. Bởi rau má giúp thanh nhiệt gan, giải độc và lợi tiểu.

*

Nhóm các loại đậu

Đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh,…đều giúp thanh lọc cơ thể và làm mát gan. Nhờ đó, gan sẽ dễ dàng bài trừ độc tố.

*

Nhóm thực phẩm người viêm gan B không nên ăn

Người viêm gan B nên tránh các loại thực phẩm sau để bảo vệ chức năng gan:

Nội tạng: đây là loại thức ăn người bệnh cần tránh xa. Trong nội tạng chứa nhiều chất béo xấu và chất độc, gây ảnh hưởng cho quá trình hấp thu chất dinh dưỡng.

*

Nhóm thức ăn giàu chất béo: mỡ động vật, lòng đỏ trứng và các loại đồ chiên, xào là những thứ không nên có trong chế độ ăn cho người viêm gan B. Lượng protein và chất béo này tích tụ khiến gan nặng nề, khó đào thải, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ.Nhân sâm: tuy có tính bổ nhưng khiến nhiệt độ bên trong của người bệnh có xu hướng tăng, có thể gây xuất huyết nội.Thực phẩm sống, rượu bia là điều cấm kỵ trong chế độ ăn dành cho người viêm gan B.

3 nguyên tắc trong chế độ ăn cho người viêm gan b

Cung cấp đủ chất dinh dưỡng 

Cơ cấu dinh dưỡng trong chế độ ăn dành cho người bệnh viêm gan B như sau:

Bệnh nhân viêm gan B cấp tính: cần 1200-1400 Calo/ngày, 20-30 gam protein, 15-20 gam lipid, 250-280 gam glucid và 2-2,5 lít nước.Bệnh nhân viêm gan B mãn tính: 1800-2000 Calo/ngày, 50-70 gam protein, 30-40 gam lipid, 310-340 gam glucid cộng với tiêu chuẩn 1,5

Do đó, người bệnh cần cần chỉnh lượng thực phẩm cho phù hợp.

*

Chia nhỏ bữa

Người mắc viêm gan B thường mệt mỏi, biếng ăn và khó tiêu. Việc chia nhỏ bữa ăn thành 3-4 lần trong ngày giúp gan và hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.

Người bệnh cũng nên dùng các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, sữa,…

Chú ý cách chế biến và sử dụng gia vị

Chức năng gan của người mắc viêm gan B thường suy giảm và dễ tổn thương hơn nhiều lần so với người bình thường. Do đó, chế độ ăn khoa học dành cho người viêm gan B cần tránh sử dụng các cách chế biến như chiên, rán, xào, và đậm vị.

Xem thêm: Nang Naboth Cổ Tử Cung Là Gì ? Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Một số thực đơn theo chế độ ăn cho người viêm gan b

Một vài thực đơn ngon và bổ nên thêm vào chế độ ăn dành cho người viêm gan B mỗi ngày như:

*

Thực đơn 1: dành dành cho người viêm gan cấp tính

Sáng 7g: dùng 200ml sữa chua.

Trưa 10g: ăn 1 bát phở (200 gam bánh phở, 25 gam thịt).

Chiều 17g: cơm (100g), thịt bò hầm khoai tây (25g thịt-200g khoai), 1 quả chuối.

Tối 21g: uống 150ml sữa tách béo.

Thực đơn 2: Dành cho bệnh nhân viêm gan B mạn tính, xơ gan

Sáng 7g: dùng 200ml sữa không béo.

Trưa 10g: dùng cháo thịt bò (100g gạo, 30g thịt bò).

Chiều 16g: cơm hoặc bún ăn kèm súp rau củ thịt băm (150g cơm/bún).

Tối 19g: 200ml chè sắn dây (25g bột sắn + 25g đường).

Xem thêm: Tập Ăn Dặm Cho Bé: Mẹ Nên Bắt Đầu Cho Bé Ăn Dặm Thế Nào Là Hợp Lý?

Bạn có thể thường xuyên thay đổi thành các món ăn khác nhau, nhưng cần chú ý đến liều lượng thành phần trong chế độ ăn dành cho người viêm gan B. Ăn đúng nhóm thực phẩm – ăn đủ lượng dinh dưỡng cần cần thiết để xây dựng chế độ ăn cho người viêm gan B đúng tiêu chuẩn khoa học. Người bệnh cần tránh dùng bia rượu, chất béo, nội tạng để tránh làm tình trạng bệnh chuyển biến xấu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *