Đề bài: Bình luận câu nói “Lương y như từ mẫu”

Bài làm

Trong cuộc sống của chúng ta nghề y là một nghề vô cùng quan trọng. Một nghề nghiệp vô cùng cao quý có tính chất cứu đời cứu người. Đúng như câu nói mà Bác Hồ thường nói với chúng ta “thầy thuốc phải như mẹ hiền”, bởi khi làm nghề thầy thuốc bạn phải có tâm, có đức, có tài thì bạn mới có thể nhìn thấy nỗi đau khổ của những người bệnh mà tận tình giúp đỡ, không vì bất kỳ lợi ích nào.

Đang xem: Lương y như từ mẫu thầy thuốc như mẹ hiền

Nghề thầy thuốc là một nghề có từ rất sớm ở cả Phương Tây và Phương Đông, bởi nó liên quan tới mạng người. Khi có cung ắt sẽ có cầu, con người chúng ta sống trong cuộc sống không ai thoát khỏi quy luật sinh lão bệnh tử, không ai là không ốm đau và mất đi. Trong quá trình chúng ta gặp khó khăn về sức khỏe, mắc bệnh thì cần có nhu cầu được cứu chữa kịp thời để khỏe mạnh, chính vì vậy mà nghề thầy thuốc đã ra đời.

Nghề thầy thuốc không chỉ ra đời sớm mà nó còn ngày một nâng cao, khả năng y học ngày càng hiện đại nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, con người đã đầu tư rất nhiều cho trang thiết bị y học, nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng như nghiên cứu ra nhiều loại thuốc, loại vacxin mới điều trị nhiều căn bệnh hiểm nghèo mà trước kia chúng ta không thể nào cứu chữa được. Nền y học của con người hiện nay còn chữa được nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, rồi nhiều bệnh thế kỷ khác.

Câu nói lương y như từ mẫu nghĩa là gì? Theo như chúng ta có thể hiểu rằng lương y là một người làm nghề bốc thuốc chữa bệnh cho người khác, là người cứu người cứu đời. Đã làm nghề thầy thuốc thì nên hiểu rằng chỉ cần một chút sai sót, sơ ý của mình có thể dẫn tới mất mạng của người khác, cướp đi sự sống của một con người khỏe đang sống. Chính vì vậy, làm nghề thầy thuốc cần phải có tâm và có tài. Cái tâm để cống hiến hết mình có sự nghiệp y khoa, sự nghiệp cứu người, coi bệnh nhân lên trên tất cả.

Cái tài để có thể tìm kiếm khám phá ra những phương pháp cứu chữa bệnh hiệu quả, luôn tìm tòi khám phá ra những phương thức mới, không ngừng học hỏi, trau dồi thêm kiến thức trong y học đề cao nâng cao tay nghề của mình, có như thế người bác sĩ, lương y không bị tụt hậu, thụt lùi theo thời cuộc, tự mình chinh phục những đỉnh núi cao trong y khoa.

Chính vì vậy, người làm nghề lương y được coi như từ mẫu có nghĩa là người mẹ hiền lành của những người bệnh, là người mang tình thương trời biển bao la của mình cứu chữa cho tất cả bệnh nhân một cách công tâm, công bằng không vì lợi ích cá nhân, nào cả. Đó mới thật sự là một vị lương y, bác sĩ đúng nghĩa đáng trân trọng.

*
*

Bình luận câu nói “Lương y như từ mẫu”

Câu nói “Lương y như từ mẫu” thể hiện tình cảm của người làm nghề lương y bác sĩ dành cho bệnh nhân phải xuất phát từ tình người, từ cái tâm của người thầy thuốc phải hết lòng thương yêu người bệnh của mình, chăm sóc tận tâm tỉ mỉ, cẩn trọng như một người mẹ hiền chăm đứa con bé bỏng của mình. Người làm nghề lương y, bác sĩ cần phải hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của mình trước tính mạng sự sống của mỗi người bệnh, chỉ cần người thầy thuốc, người bác sĩ đó lơ là chủ quan, hoặc vô cảm một chút là có thể dẫn tới án mạng, khiến cho người bệnh đó mất mạng ngay lập tức.

Đây là câu nói hoàn toàn đúng đắn, dù trong thời kỳ xưa hay hiện đại bây giờ thì câu nói “Lương y như từ mẫu” và là câu nói đúng đắn mà ông cha ta muốn giáo dục con cháu mình phải nhớ lấy.

Đồng thời câu nói này muốn đề cao những người làm nghề lương y, bác sĩ, những người được cả xã hội gọi bằng một từ vô cùng kính trọng yêu mến “Thầy”. Chính vì vậy, mỗi người làm nghề lương y, thầy thuốc cần phải hiểu rõ vai trò trách nhiệm của mình mà sống sao cho xứng đáng với tên gọi mà xã hội đã đặt cho.

Mỗi ngày người thầy thuốc, bác sĩ phải tiếp xúc, va chạm với rất nhiều bệnh nhân với những căn bệnh, vấn đề về sức khỏe khác nhau, những giọt nước mắt những nỗi buồn của người bệnh sẽ khiến người thầy thuốc, người bác sĩ có lúc cảm thấy vô cùng căng thẳng mệt mỏi. Họ thường xuyên chịu những áp lực vô hình trong công việc, khi nhìn một bệnh nhân qua đời trước mắt họ làm nghề mà chẳng thể nào cứu được bệnh nhân, khiến họ cảm thấy day dứt buồn bực.

Xem thêm: Liệu Có Nhiễm Hiv Khi Dùng Tay Tháo Bao Cao Su Rồi Rửa “Cậu Nhỏ”? ?

Bởi những người bệnh nhân kia đã tin tưởng vào tài năng, đức độ của những người thầy thuốc, bác sĩ cứu chữa cho họ, thoát khỏi nỗi đau về thể xác, và tâm hồn. Người lương y, bác sĩ cần phải có những phẩm chất đạo đức, tấm lòng yêu thương con người thì họ mới có thể tiến cao trong sự nghiệp cứu đời cứu người của mình.

Trong cuộc sống của con người bất kỳ ngành nghề nào khi sai sót cũng xảy ra những điều đáng tiếc gây ra những hậu quả đau lòng nhưng nghề bác sĩ, thầy thuốc nếu có sai phạm sẽ trực tiếp giết người, làm cho bệnh nhân chết ngay lập tức chứ không từ từ gián tiếp.

Trong sự phát triển của ngành y học, trên toàn trái đất đạo đức của người thầy thuốc luôn là một vấn đề được con người coi trọng hàng đầu, bởi nó có khả năng ảnh hưởng tới tính hiệu quả, cũng nhưng tính nhân đạo trong nghề nghiệp của người thầy thuốc, của cả nền y học nói chung.

Trong quá khứ chúng ta có những nhân vật vô cùng nổi danh với tài chữa bệnh cũng như lòng nhân đạo cao quý biết thương yêu con người như Hải Thương Lãn Ông, một người làm nghề y từ rất sớm và có tâm cứu người không màng danh lợi. Ông là một tấm gương sáng cho những người học trò thế hệ ngày sau noi theo.

Trên thế giới những ai đã từng học qua nghề y đều phải đọc và tuân thủ lời thề của Hippocrate. Đây là ông tổ của ngành y học Phương Tây là người đã viết ra mười hai lời thề dành cho những người muốn theo ngành y, muốn theo sự nghiệp cứu người cao quý này.

Trong xã hội hiện đại con người ngày càng có những nhu cầu cao hơn, khoa học hiện đại, nền kinh tế khấm khá nên việc chăm sóc sức khỏe càng được coi trọng nhiều hơn. Chính vì vậy, ngành y tế, thầy thuốc trở thành một ngành nghề vô cùng thu hút nhiều nhân tài muốn tham gia

Tuy nhiên, nhiều người có tài muốn tham gia ngành y, muốn làm thầy thuốc không phải vì mục tiêu cao quý là cứu người, cứu đời mà vì ngành này hiện đang là nghề nghiệp dễ kiếm tiền, có thể mang lại mức thu nhập khấm khá và cuộc sống sung túc cho người thầy thuốc, bác sĩ.

Nhiều bác sĩ nhìn thấy nỗi đau của bệnh nhân mà vẫn thản nhiên như không, có thể ngồi ăn cơm trưa mặc bệnh nhân kêu gào thảm thiết, đau đớn vật vã, nhiều tai nạn sản khoa dẫn tới tử vong cả mẹ cả con trong những bệnh viện lớn ở nước ta, mà nguyên nhân đều do thái độ vô tâm, chủ quan của bác sĩ

Nhiều bác sĩ mổ nhầm, mổ sót, rồi mổ xong quên băng gạc, quên kéo, dao mổ trong bụng của người bệnh… thật đáng buồn biết bao. Chính vì vậy, mà toàn xã hội của chúng ta, đặc biệt là ngành y cần phải đẩy lùi những mặt tiêu cực, những điều còn thiếu sót trong y đức của những người làm nghề thầy thuốc, lương y.

Câu nói “Lương y như từ mẫu” là một câu nói hoàn toàn đúng đắn nhằm nhắc nhở thái độ ứng xử của những người làm nghề thầy thuốc, bác sĩ với người bệnh cần phải từ tốn, chân thành, chăm sóc tận tình chu đáo, chứ không phải có tiền thì mới chu đáo, còn không có tiền thì mặc kệ.

Xem thêm: 10 Món Ăn Bẩn Nhất Trung Quốc Ở Bẩn Nhất Thế Giới, 10 Món Ăn Dơ Bẩn Nhất Ở Trung Quốc

Câu nói này là hồi chuông cảnh tỉnh cho những người đang làm nghề y cần phải ý thức về vai trò trách nhiệm của mình với những người bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *