Mang thai là một điều kỳ diệu mà tạo hóa đem lại cho phụ nữ. Bên cạnh sự hân hoan, hạnh phúc vì sắp được nhìn thấy em bé chào đời thì dị ứng khi mang thai lại khiến không ít chị em khổ sở vì ngứa. Không chỉ dừng ở ngứa ngáy thông thường, dị ứng còn ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người mẹ. Tại sao lại có hiện tượng như vậy, đâu là hướng xử lý nhanh, gọn mà vẫn đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé?
Dị ứng khi mang thai là gì?
Một số phụ nữ khi mang thai bị ngứa, nổi ban đỏ thành các mảng sần trên bụng. Điều này được gọi là ngứa sẩn mề đay trong thai kỳ (PUPPP) hay phát ban đa dạng.
Đang xem: Uống thuốc dị ứng khi mang thai
PUPPP thường xuất hiện trong 3 tháng đầu hay cuối của thai kỳ, đôi khi sớm hơn hoặc 2 tuần sau sinh. Tình trạng dị ứng khi mang thai này phổ biến ở phụ nữ mang song thai và con so.
Các nốt phát ban, mẩn đỏ có thể khiến thai phụ ngứa ran, bắt đầu từ vùng bụng lan sang đùi, mông, tay, chân rất khó chịu. May mắn thay, PUPPP không gây nguy hiểm cho mẹ bầu và em bé.
Ngoài phát ban, mẩn ngứa ngoài da, cũng có không ít trường hợp bị viêm mũi dị ứng khi mang thai với các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi… ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và sinh hoạt.
Dị ứng khi mang thai khiến mẹ bầu ngứa ngáy, khó chịu
Nguyên nhân gây dị ứng khi mang thai
Theo các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến dị ứng khi mang thai. Đó có thể là tác nhân bên ngoài như: Môi trường, thức ăn, thuốc… thay đổi nội tiết tố hoặc do cơ địa của chính người mẹ.
Dị ứng thức ăn khi mang thai
Thực tế, dị ứng thức ăn có thể xảy ra ở bất cứ ai, đặc biệt với những người có cơ địa nhạy cảm như: Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hay cho con bú. Theo các bác sĩ, cơ chế gây dị ứng thức ăn ở phụ nữ mang thai là do các phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch. Khi thức ăn được đưa vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ coi nó là có hại và tạo ra các kháng thể (thường là IgE) để chống lại sự xâm nhập đó. Sau vài phút, kháng thể IgE sẽ kết hợp với các tế bào đại phì để kích thích cơ thể sản sinh ra histamin, chuẩn bị cho quá trình dị ứng. Histamin là một chất trung gian hóa học đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng dị ứng, tập trung nhiều ở da và niêm mạc. Nhờ được giải phóng, histamin phá vỡ các mô liên kết, làm rò rỉ chất lỏng, gây ra hiện tượng sưng, phù và đỏ tại những nơi mà nó có mặt.
Về lý thuyết, thức ăn nào cũng có thể gây dị ứng, nhưng thực phẩm giàu protein được ghi nhận là “thủ phạm” ở hầu hết các trường hợp. Protein có mặt trong rất nhiều thức ăn, đặc biệt là hải sản, trứng, sữa, đậu phộng…
Dị ứng thực phẩm có thể là nguyên nhân khiến phụ nữ có thai bị ngứa
Thay đổi nội tiết tố
Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra các hormone để cung cấp chất dinh dưỡng, đồng thời tạo một môi trường ổn định và an toàn nhất cho em bé. Một trong những hormone tác động lớn đến sự phát triển của dị ứng, mẩn ngứa là estrogen. Estrogen có vai trò định hình và phát triển các đặc điểm của giới tính bào thai, bao gồm: Giọng nói, dáng vóc, tóc, lông… Tuy nhiên, chính hormone này lại là nguyên nhân khiến da bị giãn, khô và ngứa.
Ngoài những yếu tố trên, dị ứng thai kỳ thường xuất hiện ở những người có sức đề kháng kém, ăn uống không phù hợp hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, nhiễm giun sán ký sinh trùng… Do đó, bạn nên tìm ra được nguyên nhân gây dị ứng ở bản thân.
Điều trị dị ứng khi mang thai thế nào?
Tùy từng mức độ và triệu chứng cụ thể, điều trị dị ứng khi mang thai sẽ có các biện pháp khác nhau. Trong một vài trường hợp, dị ứng có thể tự hết sau 1-2 tuần và không cần có sự can thiệp từ các biện pháp y tế. Ngược lại, có những thai phụ bị dị ứng rất nặng, gây ngứa ngáy khó chịu và phải chăm sóc cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Kiểm soát dị ứng thông thường
Dù không quá nguy hiểm nhưng dị ứng thai kỳ gây ra rất nhiều khó chịu và bất tiện cho người mẹ. Nếu bị dị ứng khi mang thai, bạn hãy thực hiện một số lưu ý sau đây:
Uống nước thường xuyên, có thể dùng trà hoa cúc, vừa thanh nhiệt, mát gan lại an thần và giữ vóc dáng hiệu quả.Tiêu thụ thực phẩm nhiều chất xơ, vitamin tự nhiên, omega 3 như: Rau xanh, trái cây hàng ngày.Dùng khăn mát chườm lên khu vực bị nổi mẩn nếu quá ngứa, lưu ý chỉ để từ 10 – 15 phút rồi bỏ ra, không nên để lâu.Mặc quần áo mát, thấm hút mồ hôi giúp da được thoáng khí, không bị bí.Ngâm người trong bồn tắm với bột yến mạch hoặc baking soda nếu ngứa toàn thân trong 5 – 10 phút, sau đó lau khô và bôi kem dưỡng ẩm để làn da không bị mất nước, tránh kích ứng.Tránh đi ra ngoài trong những ngày nóng vì nắng nóng dễ làm da nhạy cảm và gây ngứa hơn.
Thoa một chút dung dịch calamine có thể giúp bạn làm dịu cơn ngứa
Thuốc trị dị ứng khi mang thai
Ở một số người, dị ứng khi mang thai sẽ tồn tại trong vài tháng và kết thúc khi em bé chào đời. Nhưng nếu dị ứng kéo dài, thậm chí có những diễn biến phức tạp hay nghiêm trọng hơn, ví dụ nổi mề đay, phát ban, việc chữa trị cần được xử lý sớm.
Hiện nay, thuốc được chỉ định cho các trường hợp dị ứng phổ biến là kháng histamin hoặc corticoid. Nổi bật trong các loại thuốc giúp kiểm soát tình trạng dị ứng ở nhiều mức độ là kháng histamin. Bằng cách kìm hãm sự sản sinh histamin từ hệ miễn dịch, thuốc kháng histamin sẽ ngăn chặn histamin liên kết với thụ thể hoặc làm giảm hoạt tính của nó. Nếu histamin không gắn vào thụ thể, dị ứng cũng sẽ không xảy ra. Tuy giảm ngứa nhanh và dễ sử dụng, nhưng kháng histamin chỉ là thuốc điều trị triệu chứng, không chữa được bệnh và có tác dụng phụ không tốt cho cơ thể. Do đó, phụ nữ bị dị ứng da khi mang thai không được tự ý dùng thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Thai phụ cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc dị ứng để giảm ngứa
Phụ Bì Khang – Giải pháp từ thảo dược hỗ trợ điều trị dị ứng mề đay, chống tái phát
Chuyện các thai phụ thường cảm thấy ngứa ngáy trong thai kỳ không phải là hiếm, đặc biệt là khi bụng và ngực lớn dần lên, làn da sẽ căng ra. Trên thực tế, xử lý dị ứng khi mang thai khá khó khăn vì không thể sử dụng các biện pháp thông thường. Nếu không được điều trị đúng, bệnh có thể tái phát nhiều lần, kể cả khi em bé chào đời, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý người mẹ.
Xem thêm: Nguồn Sức Khỏe: Bệnh Tâm Thần Phân Liệt, Cách “Chung Sống” Với Bệnh Tâm Thần Phân Liệt
Với những trường hợp dị ứng khi mang thai kéo dài đến sau sinh, chị em vẫn được khuyến cáo không nên dùng thuốc vì vẫn đang trong thời kỳ cho con bú. Thay vào đó, các chuyên gia cho rằng, sử dụng thảo dược thiên nhiên sẽ là một lựa chọn tối ưu hơn, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Trên thị trường hiện có thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang với các thành phần từ thảo dược hỗ trợ điều trị dị ứng mề đay, chống tái phát được rất nhiều chị em bị dị ứng sau sinh tin dùng bởi hiệu quả mà sản phẩm mang lại, cũng như tính an toàn khi sử dụng lâu dài.
Phụ Bì Khang – Giải pháp từ thảo dược hỗ trợ điều trị dị ứng mề đay, chống tái phát
Phụ Bì Khang có thành phần chính từ cao gan giúp bổ sung sắt, vitamin, protein cho cơ thể, đặc biệt phù hợp với những người bị nhiễm độc gan, gan yếu hoặc dùng thuốc trong thời gian dài. Cao gan giúp tăng cường chức năng gan, tăng khả năng giải độc, bổ máu, cải thiện hiệu quả các trường hợp dị ứng, phát ban ngoài da.
Bên cạnh đó, sản phẩm có chứa thành phần cao nhàu với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp vết thương mau lành, chóng lên da non và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Mặt khác, công dụng của nhàu còn được ghi nhận giúp tăng cường chức năng thận, lọc máu, tăng khả năng đào thải chất độc ra ngoài.
Công dụng của Phụ Bì Khang càng được nâng lên khi có mặt của L-carnitine fumarate – 1 acid amin đóng vai trò quan trọng trong chu trình chuyển hóa và cân bằng năng lượng cho cơ thể, bảo vệ tế bào, nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng đã góp phần tạo nên công thức đúng đủ mang lại hiệu quả vượt trội trong việc hỗ trợ điều trị dị ứng, mề đay và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Với các thành phần từ thảo dược nên sản phẩm Phụ Bì Khang đặc biệt an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài nên chị em hãy an tâm dùng đúng liệu trình từ 3 – 4 tháng để có hiệu quả tốt nhất nhé!
Sản phẩm không chống chỉ định với phụ nữ có thai, nhưng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.
Phụ Bì Khang có thành phần từ Cao nhàu giúp thanh nhiệt, giải độc rất tốt
Như vậy có thể thấy, dị ứng khi mang thai gây ngứa ngáy, bứt rứt và mệt mỏi rất nhiều. Nhưng vì tâm lý lo lắng và sợ ảnh hưởng đến em bé nên không ít thai phụ chịu ngứa, không chữa trị, dẫn đến bệnh nặng hoặc chuyển sang giai đoạn mạn tính. Do đó, chị em cần theo dõi kỹ các triệu chứng trên da, từ đó có những phát hiện và xử lý kịp thời, tránh cào gãi quá mạnh làm xây xước da, có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Thu Hương
THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN
Kinh nghiệm cải thiện mề đay mẩn ngứa thành công
Gần 10 năm có mặt trên thị trường, Phụ Bì Khang đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng trên khắp cả nước.
Điển hình như trường hợp của chị Trần Thị Minh Mỹ Ẩn (ở 18/9 đường Bạch Mã, Phường 15, Quận 10, TP Hồ Chí Minh) bị mề đay tái phát 4 năm, phải ăn uống kiêng khem khổ sở mà bệnh vẫn không khỏi. Chị không thể tập trung học tập do ngứa quá nhiều, mất tự tin vì da dẻ xấu xí và có sẹo thâm. Tuy nhiên, nhờ tìm được giải pháp phù hợp, chị Mỹ Ẩn đã có thể thoải mái tự do ăn uống mà không phải kiêng khem bất cứ thứ gì nữa.
Và còn rất nhiều trường hợp mề đay, dị ứng tái phát đã cải thiện được tình trạng của mình.
Đánh giá của chuyên gia
Với tác dụng hỗ trợ điều trị mề đay vượt trội, Phụ Bì Khang đã được rất nhiều các chuyên gia da liễu đánh giá cao. Mời bạn lắng nghe Ths Diệp Xuân Thanh làm rõ về những công dụng của sản phẩm Phụ Bì Khang trong video dưới đây:
Nghiên cứu của Phụ Bì Khang
Sản phẩm Phụ Bì Khang đã được nghiên cứu tại 3 bệnh viện da liễu đầu ngành là: Bệnh viện Da liễu TW, Bệnh viện Da liễu TP. HCM và Đại học Y Hà Nội cho hiệu quả vượt trội trong việc hỗ trợ điều trị mề đay cấp và mạn tính.
Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định:
Sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, có tác dụng điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ điều trị căn nguyên bệnh mề đay.Làm giảm các triệu chứng mề đay và giảm tái phát.Theo dõi bệnh nhân điều trị phối hợp Phụ Bì Khang + Kháng histamin sau 4 tuần không thấy có tác dụng không mong muốn.Hiệu quả rõ rệt sau 4 tuần sử dụng.
Xem thêm: Lưu Ý Khi Dùng Thuốc Chữa Đau Thần Kinh Liên Sườn Uống Thuốc Gì ?
Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Y học thực hành do Bộ Y tế xuất bản số 708 tháng 3/2010, số 733 tháng 7/2011 và số 4/2014.
Danh hiệu đã đạt được
Nhờ những đóng góp tích cực của mình trong việc hỗ trợ điều trị hiệu quả mề đay, mẩn ngứa tái phát, Phụ Bì Khang đã vinh dự nhận nhiều giải thưởng cao quý:
Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em
Thương hiệu nổi tiếng trong hội nhập kinh tế châu Á Thái Bình Dương
Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh