Ngải cứu được biết đến là một trong những loại cây quý, có thể chữa bệnh. Ngải cứu không chỉ là một món ăn ngon và bổ dưỡng mà nó như một vị thuốc giúp làm giảm các cơn đau, tuần hoàn máu, giảm đau bụng kinh… Bạn có thể sử dụng nước ngải cứu như trà để chữa bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn, hãy tham khảo bài viết “Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì?” qua bài viết dưới đây.

Đang xem: Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì

1. Trị ho, cảm cúm, đau đầu

Ngải cứu vì có tính ấm nên thường được sử dụng cho việc giải cảm. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy 300gr lá ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi đun với 2 lít nước khoảng 20 phút rồi đem xông.

Bạn có thể làm cách khác như lấy 100gr ngải cứu với 50gr sả, 100gr lá húng chanh, 100gr lá tía tô và đun số với ½ lít nước và sử dụng liên tục 5 ngày giúp giảm ho, trị cảm, giảm hoa mắt, chóng mặt.

*

Ngải cứu có vị đắng, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe (Ảnh Internet)

2. Trị mụn, mẩn ngứa và làm trắng da

Không chỉ có tác dụng trị mụn, ngải cứu còn giúp làm da trở lên trắng hồng mịn màng. Bạn có thể sử dụng lá ngải cứu tươi đắp lên mặt 20 phút rồi rửa sạch. Đối với trẻ nhỏ bị rôm sảy có thể sử dụng lá ngải cứu giã nát và chắt lấy nước cho trẻ tắm.

3. Giúp lưu thông máu lên não

Rất đơn giản, chỉ cần kết hợp ngải cứu với trứng gà là đã có món ngon bổ dưỡng trong thực đơn hàng ngày. Đây là 2 món ăn giàu protein, choline, adenin nên có thể tăng cường máu lên não, cải thiện hệ miễn dịch, lưu thông khí huyết.

4. Điều trị đau nhức xương khớp

Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì? Ở người cao tuổi thường gặp các biểu hiện đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa nên ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, đi lại khó khăn. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể dùng ngải cứu giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm mật ong làm giảm vị đắng rồi uống 2 lần/ngày đến khi giảm.

*

Uống nước ngải cứu tươi giúp điều trị được nhiều bệnh (Ảnh Internet)

5. Làm giảm mỡ bụng

Điều này được rất nhiều chị em quan tâm, nguyên liệu cực kì đơn giản, phù hợp nhất với phụ nữ sau sinh muốn lấy lại vòng 2 thon gọn và quyến rũ.

6. Giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt

Đau bụng kinh hầu như chị em phụ nữ nào cũng gặp. Uống nước ngải cứu tươi có thể điều hòa kinh nguyệt, bạn có thể sử dụng ngải cứu hãm với nước sôi hoặc trà để sắc nước uống ngày. Cách uống nước ngải cứu chia làm 3 lần/ ngày trong ngày trước kỳ kinh nguyệt. Bạn cũng có thể sử dụng nước uống ngải cứu dạng cao hoặc dạng bột.

Hơn nữa, cách chữa kinh nguyệt không đều bằng ngải cứu. Lấy 10gr ngải cứu khô sắc với 200ml nước để cô đọng khoảng 100ml. Để dễ uống có thể thêm đường và dùng 2 lần/ ngày. Nếu bạn muốn giảm nhanh đau bụng kinh nguyệt thì có thể tăng lượng dùng và giảm khi đau bụng kinh nguyệt giảm.

Xem thêm: Bài Thuốc Chữa Viêm Phế Quản Mãn Tính : Biểu Hiện Và Cách Chữa Bệnh Ở Người Lớn

*

Sử dụng ngải cứu trong ngày đèn đỏ làm giảm đau bụng kinh hữu hiệu (Ảnh Internet)

Một số lưu ý khi ăn ngải cứu ngày đèn đỏ:

Rau ngải cứu chữa đau bụng kinh hiệu quả nhưng vì rau có vị đắng nên bạn có thể chế biến với các món ăn để dễ ăn hơn, tăng thêm phần hấp dẫn của món ăn như:

+ Trứng gà ngải cứu: Lá ngải cứu băm nhỏ đánh với trứng gà và nêm ít gia vị rồi đổ lên chảo chiên chín.

+ Gà tần ngải cứu: Lấy ngải cứu rửa sạch, cho vào nồi cùng với 1 con gà đen rồi thêm gia vị như trái táo đỏ, sâm ta, hạt sen, tâm thất, hạt nêm… rồi cho săm sắp nước tần cho đến khi gà mềm nhừ đem ra ăn vừa ngon vừa bổ.

+ Cháo ngải cứu: Dùng 50gr lá ngải cứu tươi nấu với 100gr gạo tẻ và đường đỏ. Ninh cho cháo nhừ rồi ăn liên tục 3-5 ngày, ngày 2 lần rất hiệu quả.

Các trường hợp không nên dùng lá ngải cứu

Mặc dù ngải cứu có tác dụng rất lớn trong việc điều trị bệnh cho mọi người, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng ngải cứu và sử dụng hiệu quả.

+ Tác dụng phụ của ngải cứu có thể gây tổn thương thần kinh, hưng phấn quá mức thậm chí dẫn tới co giật. Vì vậy, lời khuyên là chỉ nên dùng 2 lần/tuần. Nếu người bình thường thì không nên nấu nước pha trà uống hàng ngày.

+ Phụ nữ mang thai không sử dụng các món ăn liên quan tới lá ngải cứu.

+ Sử dụng tinh dầu ngải cứu hợp lý nếu không sẽ gây ra độc tính cho gan, thận.

+ Những người bị rối loạn đường ruột cấp tính không nên sử dụng vì sẽ làm khó kiểm soát quá trình điều trị bệnh đường ruột.

Xem thêm: Sôcôla Đen Có Thể Giúp Giảm C Ăn Socola Đen Có Tác Dụng Gì, 10 Lý Do Tại Sao Bạn Nên Ăn Sô Cô La Đen Mỗi Ngày

Bài viết trên đã chia sẻ tới bạn đọc về việc uống nước giải cứu tươi có tác dụng gì như một giải pháp bổ trợ cho sức khỏe và sử dụng đúng cách và an toàn.

*Lưu ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán và điều trị.
Tags

đau bụng kinh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *