Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Duy Chinh – Đơn nguyên Kỹ thuật cao Điều trị bại não và Tự kỷ – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net Times City.
Đang xem: Trị táo bón cho mẹ sau sinh
Táo bón là hiện tượng giảm số lần đi ngoài (táo bón.
Khi cho con bú, một phần lượng nước trong cơ thể mẹ sẽ phải chia sẻ cho con bú. Nhưng tâm lý người mẹ lại không dám uống nhiều nước vì cho rằng uống nhiều nước sẽ làm loãng sữa, con bú thiếu chất.
Một số chị em khi lâm bồn đều phải cắt nới tầng sinh môn để việc sinh em bé được dễ dàng. Thế nên sau sinh nhiều mẹ không dám đi đại tiện vì sợ đau, bục vết khâu nên thường nhịn hoặc hạn chế số lần đi đại tiện cũng là 1 nguyên nhân dẫn đến táo bón.
Táo bón sau sinh không chỉ gây đầy bụng, trướng hơi, ăn uống khó tiêu, mệt mỏi mà còn dễ bị trĩ nếu không được điều trị dứt điểm
2. Làm gì khi bị táo bón sau sinh?
2.1 Cẩn trọng trong việc dùng thuốc điều trị
Đối với phụ nữ đang cho con bú việc sử dụng thuốc điều trị là ưu tiên hàng đầu. Mẹ cần hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bởi thuốc sẽ bài tiết qua sữa mẹ. Khi trẻ bú phải nguồn sữa vẫn chưa đào thải hết lượng thuốc ra ngoài, bé vô tình trở thành người dùng thuốc bị động, gây nên những ảnh hưởng không tốt.
Tuy nhiên, trường hợp mẹ bị táo bón quá nặng mà không chữa được bằng những phương pháp điều trị không dùng thuốc thì khi đó mẹ cần đi khám để có được sự tư vấn hợp lý nhất của bác sĩ về việc sử dụng thuốc.
Ngoài ra, có một lời khuyên nữa dành cho các mẹ bị táo bón sau sinh, là không nên sử dụng phương pháp thụt tháo để chữa táo bón, bởi việc thụt tháo sẽ tác động vào hậu môn gây nên những tổn thương đau đớn. Đặc biệt, việc dùng thuốc thụt lâu ngày sẽ làm giãn cơ trơn hậu môn gây mất phản xạ mót rặn.
Sau sinh bị táo bón – vấn đề thường gặp ở các bà mẹ này có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả
2.2 Có chế độ ăn uống hợp lý
Sau sinh, việc ăn các loại thức ăn lợi sữa là rất quan trọng. Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung đầy đủ các loại rau, hoa quả tươi vào thực đơn hàng ngày. Táo bón xảy ra là do chế độ ăn thiếu chất xơ và nước.Để phòng chống táo bón sau sinh, các mẹ cũng nên ăn thêm sữa chua vì trong sữa chua có chứa probiotic giúp kích thích hệ tiêu hóa. Bổ sung các loại hoa quả giúp nhuận tràng như: Chuối- các mẹ có thể ăn hàng ngày, mỗi ngày 2 quả, ăn chuối chín không ăn chuối xanh bởi chuối xanh còn gây táo bón tệ hơn. Ăn bổ sung táo, lê, cam, bưởi cũng có tác dụng nhuận tràng.Các mẹ cũng nên hạn chế các loại thức ăn khó tiêu như: đồ chiên rán, dầu mỡ, kiêng ăn các thức ăn tinh chế như súp đặc, thức ăn nhanh. Không sử dụng các loại chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chè đặc…Khi ăn cần ăn đúng giờ, nên chia nhỏ bữa ăn và ăn các loại thức ăn lỏng , không ăn các loại thức ăn rắn, khó tiêu. Có thể bổ sung một cốc sữa chua trước khi đi ngủ, giúp cải thiện đáng kể vi khuẩn có lợi trong đường ruột.Uống nhiều nước và giữ cho tinh thần thoải mái vì stress cũng là một lý do ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây nên tình trạng táo bón. Bổ sung 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Nước có thể bổ sung ở nhiều dạng như: nước hoa quả, nước trong thức ăn, nước canh, nước lọc… Các mẹ nên uống ngay một cốc nước sau khi thức dậy giúp kích thích nhu động ruột và tốt hơn hết là nên uống nước ấm. Nước được hấp thụ một phần ở ruột non và ruột già. Tại ruột non, khi nước đã đảm bảo hấp thụ đủ thì khối phân sau quá trình tiêu hóa sẽ giữ được nước, phân trở nên mềm và mẹ sẽ không mất nhiều sức hay đau đớn khi đi nặng.
Xem thêm: Những Bài Hát Mang Âm Hưởng Dân Gian Đương Đại Việt Nam 2020
Một trong những loại thực phẩm giúp cho bà mẹ tạm biệt chứng táo bón sau sinh
2.3 Tập thể dục vận động
Không nên kiêng khem quá kỹ nếu cơ thể khỏe mạnh bình thường thì sau sinh mẹ nên đi lại, thể dục nhẹ nhàng chứ không nên nằm lâu một chỗ. Tập thể dục không chỉ có tác dụng nâng cao sức khỏe mà còn giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Khi mẹ tập luyện đều đặn, máu sẽ tăng cường lưu thông, các cơn co thắt của thành ruột cũng tăng lên giúp cho việc di chuyển của các chất trong ruột cũng được dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, với một số mẹ sinh mổ nên đợi cho sức khỏe được ổn định thì mới luyện tập. Các mẹ nên tập thể dục ít nhất 150/ tuần và không tập ngay sau bữa ăn mà nên để sau ăn 1-2 giờ. Với các mẹ sinh thường, có thể tranh thủ xoa bụng dọc theo khung đại tràng giúp kích thích nhu động ruột.
2.4 Thay đổi thói quen đi vệ sinh
Đi vệ sinh đúng giờ là một việc làm giúp các mẹ tránh tình trạng táo bón sau sinh. Cũng tuyệt đối không được nhịn đại tiện. Khi nhịn đi đại tiện sẽ làm tăng áp lực lên đại tràng, lâu dần sẽ làm mất cảm giác mót rặn. Ngoài ra, bỏ thói quen ngồi lâu trong nhà vệ sinh bởi ngồi lâu gây áp lực lớn lên các tĩnh mạch gây trĩ và táo.
2.5 Nghỉ ngơi nhiều
Nếu sau sinh việc chăm sóc em bé quá mệt mỏi do bé quấy khóc hãy tâm sự với chồng hoặc người thân để được giúp đỡ. Mẹ cần có thời gian nghỉ ngơi nhiều sau khi vượt cạn khó khăn cũng giúp các mẹ nhanh hồi phục sức khỏe không bị táo bón.
2.6 Thư giãn
Các chuyên gia cho rằng việc các mẹ thường xuyên lo lắng, căng thẳng quá mức cũng gây nên tình trạng táo bón và các vấn đề sức khỏe khác. Vì thế, mẹ nên dành thời gian thư giãn cho bản thân bằng nhiều cách như: nghe nhạc, …
Thông thường, tình trạng táo bón sau sinh sẽ biến mất sau khoảng vài ngày đến một tuần, nên các mẹ không cần quá lo lắng. Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày các mẹ sẽ thấy được tình trạng táo bón giảm dần. Tuy nhiên, Nếu tình trạng này vẫn không có gì tiến triển sau vài tuần, hãy liên hệ với các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị một cách hiệu quả nhất các mẹ nhé.
Xem thêm: Cách Trị Bênh Bằng Phương Pháp Dưỡng Sinh Gạo Lứt Muối Mè,Thầy Thích Tuệ Hải Thuyết Pháp Phần 1
Khoa Nội soi – Tiêu hóa là một trong những chuyên khoa mũi nhọn tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net. Để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời các bệnh tiêu hóa, bạn có thể liên hệ Hệ thống Y tế namlimquangnam.net trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến trên website để được phục vụ.