Trẻ sơ sinh có làn da rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Vì vậy, tình trạng hăm da xảy ra rất thường xuyên khiến bé khó chịu. Hiểu được nỗi lo lắng của bố mẹ cho sức khỏe của bé. Hôm nay, namlimquangnam.net sẽ chia sẻ cùng các bạn những cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả qua bài viết sau nhé.

Đang xem: 6 cách trị hăm tã tự nhiên và hiệu quả mẹ áp dụng được ngay tại nhà

*
*

*
*

Hăm da (hăm hậu môn, hăm háng, hăm nách, hăm cổ) là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm da của bé. Thông thường chúng xảy ra ở những nơi có nếp gấp như cổ, nách, các kẽ tay, kẽ chân, bẹn, hậu môn… Một số nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị hăm có thể kể đến là:

Do thời tiết nóng bức, khiến da bé bị dị ứng.

Da trẻ bị nhiễm khuẩn.

Để trẻ mặc tã ướt hoặc bẩn quá lâu.

Chưa vệ sinh, tắm rửa cho bé đúng cách.

Trẻ bị hăm tã.

*

*

*
*

Cách trị hăm cho trẻ thì có rất nhiều. Nhưng để tìm kiếm những cách làm hiệu quả và đơn giản, vừa an toàn lại không phải việc dễ dàng. Bạn cần cân nhắc cẩn thận, lựa chọn những phương pháp phù hợp với tình trạng của bé.

Dưới đây là những lưu ý thực hiện cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả được các chuyên gia khuyên dùng và được rút kết từ kinh nghiệm trị hăm cho bé của nhiều mẹ bỉm:

*

*

Việc vệ sinh cho bé vừa có tác dụng trị hăm hiệu quả, vừa giúp bé tránh các bệnh ngoài da. Bạn nên dùng nước ấm tắm cho bé mỗi ngày một lần trong thời tiết khô nóng. Chú ý vệ sinh các vùng da có nếp gấp, vùng kín của bé một cách nhẹ nhàng.

Với những bé chưa rụng rốn, bạn có thể dùng khăn lau người cho bé. Còn những bé đã rụng dây rốn rồi, bạn có thể cho bé ngồi chậu. Nếu sử dụng sữa tắm cho bé, bạn cũng cần lưu ý nguồn gốc, xuất xứ, thành phần.

Khi mẹ thấy bé có hiện tượng hăm như da mẩn đỏ xung quanh hậu môn, thì mẹ không nên tiếp tục cho bé mặc bỉm hoặc tã. Vì chúng sẽ khiến bé cảm thấy đau rát, khó chịu, thậm chí khiến vết hăm trầm trọng hơn.

Trong quá trình trị hăm cho trẻ, cần để vùng mông của bé được thông thoáng. Bạn có thể bôi một chút phấn rôm giúp cho bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Da trẻ khá nhạy cảm nên mẹ cần sử dụng những loại phấn có chứa các thành phần không kích ứng da.

Khi trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn, mẹ cần lưu ý thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé. Để tránh trường hợp axit có thể có trong phân khiến bé khó chịu. Theo đó, bạn nên ngừng cho trẻ ăn những trái cây có chứa nhiều axit như cà chua, việt quất, hay mâm xôi…

Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên là những cách trị hăm cho bé khá an toàn. Và lá trầu không là một trong những nguyên liệu tự nhiên thường được các mẹ bỉm áp dụng để chữa hăm háng, hăm cổ, hăm nách cho bé. Các mẹ có thể xem hướng dẫn cụ thể cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không dưới đây:

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị 3 – 4 lá trầu không.

Sau đó rửa sạch, đun sôi và để nguội.

Dùng khăn bông, nhẹ nhàng thấm lên vùng bị hăm da của bé: hậu môn, cổ, nách, háng,…

Tần suất một ngày 3 lần, chưa đến 1 tuần, chỗ hăm da của bé đã biến mất.

Lá khế cũng là một nguyên liệu tự nhiên có hiệu quả cao trong trị hăm da ở trẻ sơ sinh. Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá khế thực hiện với các bước sau:

Giã nhỏ một nắm lá khế đã rửa sạch.

Cho khăn tắm vào chậu nước, vắt sạch nước rồi thấm nhẹ nhàng vào vùng da bị hăm của bé.

Với là chè xanh, bạn chỉ cần đun nước tắm cho bé hàng ngày. Lưu ý, sau khi tắm bằng lá chè xanh, bạn nên tắm lại một lượt cho bé bằng nước sạch. Sau vài ngày, các vết hăm trên cổ, nách, bẹn… của trẻ sẽ không còn.

Dầu dừa là nguyên liệu cực kỳ tốt, thường được ứng dụng trong việc làm đẹp cho da, tóc… Dầu dừa cũng rất lành tính nên không chỉ phù hợp với người lớn mà cho chả làn da nhạy cảm của em bé. Nguyên liệu này còn có tác dụng kháng viêm, xoa dịu tình trạng kích ứng da… Do đó, cách trị hăm cho bé bằng dầu dừa được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng.

Xem thêm: Ca Lâm Sàng Cơn Nhược Cơ N Nhược Cơ, Bệnh Nhược Cơ

Đầu tiên, bạn rửa sạch sẽ vùng da bị hăm rồi lau thật khô.

Mẹ lấy dầu dừa xoa trực tiếp lên vùng da bị hăm của bé.

Massage nhẹ nhàng để dầu dừa dễ thẩm thấu vào da bé.

Sau khi thoa dầu dừa xong, mẹ hãy để chúng thật khô rồi mới mặc quần áo rộng rãi cho bé.

Tần suất xoa dầu dừa là từ 1-2 lần/ngày để đạt kết quả tốt nhất.

Sữa mẹ là cách trị hăm đỏ hậu môn, bộ phận sinh dục trẻ sơ sinh đơn giản và vô cùng tiết kiệm chi phí. Trong sữa mẹ chứa nhiều kháng sinh tự nhiên vì vậy có khả năng diệt khuẩn và làm dịu vùng da bị hăm.

Khi trẻ bị hăm vùng kín, bạn nhỏ vài giọt sữa lên bộ phận sinh dục, hậu môn bị hăm và để thật khô rồi cho trẻ mặc vào. Lưu ý, bạn nên thay tã định kì 3 tiếng một lần để tránh sự ẩm ướt sẽ khiến tình trạng hăm tã không hề thuyên giảm.

Một bật mí cho bạn, nước tiểu của trẻ sơ sinh có tính kiềm. khi không được thay tã thời gian dài sẽ khiến làn da bị ma sát. Cộng thêm tiếp xúc với chất kiếm trong nước tiểu càng làm da nhạy cảm và dễ bị hăm đỏ hậu môn, háng và bộ phận sinh dục.

Vì vậy, bạn sẽ cần đến giấm có ính axit để trị hăm tã cho trẻ sơ sinh. Trong giấm có thành phần axit sẽ làm cân bằng lại nồng độ kiềm của nước tiểu. Bạn cho 1/2 chén giấm vào nửa chậu nước và ngâm tã vải. Hoặc, bạn cho 1 thìa cà phê giấm hòa loãng vào nước và lau lên da bé khi thay tã.

Yến mạch là nguyên liệu thiên nhiên chứa protein bảo vệ hàng rào tự nhiên của da và làm sạch các bụi bẩn trên da trẻ. Ngoài ra, trong yến mạch còn có các thành phần dưỡng ẩm giúp giảm cảm giác đau rát bị hăm và mang lại sự mềm mại cho vùng da trẻ sơ sinh.

Bạn cho một muỗng canh yến mạch khô vào nước ấm tắm của bé và ngâm trong 10 – 15 phút. Sau đó, tắm cho bé bằng hỗn hợp nước này. Nếu bé bị hăm nặng, bạn có thể tắm cho trẻ sơ sinh 2 lần/ngày.

Một thành phần nguyên liệu thiên nhiên vô cùng dịu nhẹ được nhiều chị em chọn lựa trị hăm cho trẻ sơ sinh là lô hội. Lô hội vốn chứa nhiều thành phần kháng viêm và giàu vitamin E giúp chữa hăm tã hiệu quả và nhanh chóng. Ngoài ra, tính mát của lô hội sẽ giảm đau rát và mang lại sự dễ chịu cho bé.

Cắt một lát mỏng và thoa lên vùng da bị hăm của trẻ như: cổ, nách, háng,… Để khô tự nhiên rồi mới mặc quần áo, tã vào. Lưu ý, bạn nên mua loại lô hội không có thuốc trừ sâu để không làm da trẻ bị dị ứng.

Tinh dầu tràm là nguyên liệu nổi tiếng về tính kháng khuẩn và được dùng điệu trị mụn nhọt, bao gồm cả trị hăm đỏ. Bạn chỉ cần pha 3 giọt tinh dầu tràm với dầu dưỡng da của trẻ sơ sinh rồi thoa lên vùng da bị hăm.

Chắc chắn chỉ sau vài ngày làn da bị hăm của trẻ sơ sinh sẽ được cải thiện rõ rệt hoặc hết hoàn toàn luôn đấy.

Khi bạn thực hiện những cách trị hăm cho trẻ sơ sinh từ nguyên liệu thiên nhiên không hiệu quả thì hãy tìm đến thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh. Bởi kem trị hăm cho trẻ sơ sinh có công thức đặc chế từ chuyên gia da liễu hàng đầu sẽ giúp cải thiện tính trạng da hăm đỏ, đau rát nhanh chóng.

Kem chống hăm Sudocrem là sản phẩm rất được ưa chuộng bởi nhiều bà mẹ. Hiện nay, thuốc trị hăm cho trẻ này đã có mặt tại Anh, Úc, Mỹ, Việt Nam bởi nhu cầu sử dụng và công dụng của thước rất tốt và an toàn, Có khả năng làm giảm và dịu đi tình trạng hăm da nhanh chóng.

Thành phần sản phẩm bao gồm oxit kẽm và mỡ cừu có tác dụng làm mềm da, cấu tạo da giúp liền da và kháng khuẩn hiệu quả. Ngoài ra, kem trị hăm cho bé Sudocrem còn hỗ trợ điều trị mụn trên da, kiềm dầu cực tốt.

Xem thêm: Điều Gì Xảy Ra Khi Bạn Không Quan Hệ Liên Tục Có Sao Không ?

Hy vọng qua bài viết, các mẹ sẽ có thêm những cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả, an toàn. Nếu vẫn còn những thắc mắc khác về cách chăm sóc trẻ đừng ngần ngại liên hệ với namlimquangnam.net để giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Và đừng quên chia sẻ với chúng tôi những cách trị hăm cho bé tại nhà của bạn để các mẹ khác cùng có thêm kinh nghiệm nhé!

Để ngăn ngừa tình trạng hăm tã, bạn nên thay tã cho trẻ thường xuyên. Cứ cách một hoặc hai tiếng thay một lần. Lưu ý là loại tã bạn đang dùng đảm bảo vùng mông trẻ được thông thoáng, không bị bí nhé. Ngoài ra, bạn có thể cho bé không mặc tã một khoảng thời gian trong ngày để vùng da ở mông khô thoáng. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý đến cách giặt tã cho trẻ. Thường thì bí quyết của các mẹ là sẽ dùng nước ấm sạch để vệ sinh tã cho bé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *