Các mẹ đều cảm thấy lo lắng khi thường xuyên nghe thấy tiếng bé yêu thở khò khè. Khác với tiếng khụt khịt, thở khò khè là một dấu hiệu không bình thường ở trẻ. Vậy trẻ sơ sinh thở khò khè có nguy hiểm không? Các mẹ hãy đọc bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc nhé.

Đang xem: Trẻ sơ sinh khò khè khó thở

1. Như thế nào được gọi là thở khò khè?

Khò khè là tiếng thở bất thường xảy ra khi trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ). Tiếng khò khè được miêu tả như tiếng rít hay âm thành khò khè khi không khí bị cản trở khi di chuyển trong đường hô hấp. Âm thanh này thường nghe rõ khi áp tai vào miệng hoặc ngực của bé, trong nhiều trường hợp, tiếng khò khè có thể nghe rõ từ xa khi bé thở mạnh, gắng sức.

Trong nhiều trường hợp rất khó phân biệt tiếng khò khè và tiếng khụt khịt khi trẻ thở. Tiếng khụt khịt là do tắc đường hô hấp trên (mũi), rất thường gặp và cũng ít khi nguy hiểm, chỉ cần vệ sinh khơi thông mũi là trẻ đã có thể thở êm trở lại. Tuy nhiên, thở khò khè chỉ xảy ra khi bé bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới, bao gồm khí quản, phế quản, phế nang và buồng phổi, rất ít gặp nhưng lại cần được chú ý. Trẻ sơ sinh thở khò khè có thể báo hiệu một bệnh lý nào đó. Theo thống kê, chứng khò khè thường gặp ở trẻ dưới 2 – 3 tuổi, bởi ở lứa tuổi này phế quản có kích thước nhỏ, dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và đặc biệt tắc nghẽn khi bị viêm nhiễm.

*

Thở khò khè là một dấu hiệu ít gặp nhưng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh

Trẻ bú mẹ thường có triệu chứng thở khò khè, đặc biệt là khi ngủ. So với người lớn thì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường dễ mắc chứng thở khò khè hơn. Nguyên nhân là do phế quản của trẻ còn nhỏ, dễ bị tắc nghẽn, co thắt, phù nề và tăng tiết dịch nếu gặp các tác nhân truyền nhiễm. Các mẹ cần phân biệt rõ ràng giữa tiếng thở khò khè và những âm thanh ồn ào phát ra khi bé thở.

2. Nguyên nhân gây nên hiện tượng thở khò khè ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thở khò khè có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể điểm lại một số nguyên nhân nổi bật gây nên tình trạng thở khò khè ở trẻ:

Thở khò khè do hen suyễn:

Trẻ sơ sinh thở khò khè thường nặng hơn vào ban đêm khi ngủ, khi thời tiết thay đổi hoặc xuất hiện các tác nhân kích ứng như khói thuốc lá, khói bụi,…

Thở khò khè do dị ứng:

Khi cơ thể trẻ bị dị ứng bởi một chất nào đó trong không khí, cơ thể sẽ xảy ra các phản ứng dị ứng làm co đường thở. Điều này sẽ tạo nên một đường dẫn khí nhỏ, hẹp hơn dẫn đến phát ra tiếng khò khè, tiếng rít khi trẻ thở.

Thở khò khè liên quan đến bệnh trào ngược thực quản:

Trào ngược thực quản là tình trạng axit và các dịch dạ dày trào lên thực quản, một lượng ít có thể tràn qua khí quản vào phổi.

Các axit và dịch dạ dày là nguyên nhân gây tắc nghẽn, kích ứng và sưng viêm đường hô hấp dưới. Điều này làm thu hẹp đường dẫn khí khiến trẻ thở khò khè.

Có thể hạn chế nguyên nhân này bằng cách: cho bé ngồi thẳng lưng khi ăn và sau ăn 30 phút, hạn chế cho ăn ở tư thế nằm và không nên cho trẻ ăn nhiều vào đêm khuya.

*

Nên cho trẻ ngồi thẳng lưng khi ăn và sau ăn 30 phút để tránh trào ngược thực quản

Thở khò khè do nhiễm trùng đường hô hấp:

Trẻ có thể bị thở khò khò khè nếu gặp phải các tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp. Tình trạng này có thể điều trị tại nhà nhưng cần chú ý nếu có biểu hiện nặng.

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm tiểu phế quản, viêm phổi thường gây chứng thở khò khè nặng ở trẻ.

Các nhiễm trùng đường hô hấp trên (cảm lạnh) thường gây ra tiếng ồn khi thở, rất ít khi gây ra tiếng khò khè.

Xem thêm: Cách Vệ Sinh Vùng Kín Đúng Cách Sau Khi Quan Hệ Giúp Bạn Phòng Bệnh Std

3. Trẻ sơ sinh thở khò khè có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh thở khò khè thường kèm theo dấu hiệu thở dốc, thở không đều lúc nhanh lúc chậm, khàn tiếng, thở rít,… Thở khò khè thường hay gặp ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng thở khò khè giống nhau. Có một số tiếng thở là dấu hiệu nguy hiểm của bệnh lý đường hô hấp. Các mẹ cần để ý đến tiếng thở của bé để có thể phát hiện những âm thanh bất thường khi bé thở và đưa đến bác sĩ kịp thời.

Thở khò khè ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu của các trường hợp sau đây:

Trẻ bị hen suyễn: Thông thường hen suyễn là nguyên nhân chủ yếu gây nên tiếng thở khò khè ở trẻ. Bạn có thể nghe thấy âm thanh rít, ran khi trẻ thở, đặc biệt là khi ngủ.

Trẻ bị các khối u tại khí quản, phế quản, phổi: các khối u làm hẹp đường hô hấp dẫn đến trẻ thở khò khè. Vì thế đây cũng là một dấu hiệu nghi ngờ trẻ mắc khối u đường hô hấp.

Trẻ bị dị vật đường hô hấp: Khi trẻ bị hóc các dị vật nhỏ không gây tắc nghẽn đường thở thì có thể gây ra chứng thở khò khè.

Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp: viêm thanh quản, khí quản, phế quản thường gây phù nề, chèn ép đường thở. Trẻ bị những bệnh này thường gặp phải chứng thở khò khè.

4. Những điều cần làm khi trẻ sơ sinh thở khò khè

Thở khò khè thường ít gặp nhưng lại rất dễ bị nhầm lẫn với tiếng thở khụt khịt khi trẻ bị tắc mũi. Bố mẹ cần để ý và theo dõi tiếng thở của trẻ để sớm phát hiện con mình có bị thở khò khè hay không. Nếu nghe thấy tiếng thở của bé khó khăn mà không phân biệt được là thở khò khè hay do tắc mũi, bạn hãy thử vệ sinh mũi sạch sẽ và xem thử tình trạng thở có được cải thiện hay chưa. Nếu chưa, có thể con của bạn đã gặp phải chứng thở khò khè.

*

Loại bỏ đờm, mũi để xem thử bé thở khò khè hay do tắc mũi

Nhiều trường hợp trẻ thở khò khè là do những nguyên nhân thông thường như bị dị ứng hay do trào ngược thực quản. Những trường hợp này, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và cho điều trị tại nhà. Tuy nhiên, không phải trường hợp thở khò khè nào cũng lành tính. Nếu liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm, thở khò khè có thể kèm theo nhiều triệu chứng đáng lưu ý. Bố mẹ cần theo dõi để đưa trẻ đến bác sĩ kịp thời:

Trẻ dưới 3 tháng tuổi có dấu hiệu thở khò khè kèm sốt, kém ăn thì cần đưa trẻ gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Ở trẻ lớn tuổi hơn, bố mẹ có thể theo dõi và xử trí trong phạm vi có thể. Nếu trẻ có các dấu hiệu nghiêm trọng như: da tím tái, môi nhợt nhạt, cơ thể lạnh ngắt, vã mồ hôi,… thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Cho bé uống nhiều nước, bổ sung vitamin, điện giải nếu bé thở khò khè do nhiễm trùng đường hô hấp.

Xem thêm: Sự Trùng Hợp Đến Kỳ Lạ Của Các Nhà Tiên Tri Khi Dự Báo 2021, Thư Viện Đại Học Luật Hà Nội

Trẻ sơ sinh thở khò khè luôn là nỗi lo của các bậc cha mẹ. Khi trẻ bị thở khò khè, thở dốc kèm theo một số triệu chứng khác như đã nói ở trên, cần đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân cụ thể. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong điều trị giúp trẻ phục hồi sức khỏe. Nếu có các câu hỏi thắc mắc về sức khỏe của con yêu, các mẹ có thể liên hệ qua hotline của namlimquangnam.net: 1900 56 56 56 để được tư vấn miễn phí.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *