Nội dung bài viết
Nguyên nhân khiến bé bị ho và nôn khi ngủCách xử lý khi bé bị ho và nôn khi ngủPhòng tránh ho và nôn khi ngủ cho bé bằng cách nào?
Bé bị ho và nôn khi ngủ do bệnh lý hay sinh lý đều là những triệu chứng gây ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ. Giai đoạn trẻ ở độ tuổi nhũ nhi và ăn dặm gặp phải tình trạng này phổ biến nhất. Phụ huynh cần chú ý để phát hiện sớm và can thiệp phù hợp đối với trẻ.
Đang xem: Trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ
Tình trạng trẻ bị ho và nôn kèm theo sốt cần được theo dõi sát sao để phòng các bệnh lý nghiêm trọng
Đối với trẻ bú mẹ
Nên để trẻ bú từ từ, không nên đặt bé nằm ngay sau khi bú. Tốt nhất nên bế bé thẳng lưng và đi lại quanh phòng trong 15 phút để trẻ tiêu hóa hết lượng sữa. Chú ý bế bé theo đường thẳng, một tay mẹ ôm sát thân con và dùng tay còn lại để đỡ mông.
Nếu như bé bú bình, phụ huynh nên đặt bình nghiêng sao cho sữa ngập cổ. Cách này giúp trẻ không phải nuốt lượng không khí quá lớn vào dạ dày gây ho và nôn trớ. Không nên để bé nằm trên mặt phẳng bú bình mà cần đảm bảo đầu trẻ cao hơn thân người một góc 30 độ, tư thế này giúp bé dễ hấp thu và không gây trào ngược sau bú.
Sau khi bé bú xong, phụ huynh nên vỗ ợ hơi cho bé để đảm bảo lượng sữa đã hoàn toàn xuống dạ dày. Bạn bế đứng tựa lưng vào vai cha mẹ và vỗ nhẹ phần lưng nhẹ theo từng nhịp. Đồng thời cách này cũng giúp làm giảm lượng hơi mà trẻ nuốt vào dạ dày trong lúc bé bú – nguyên nhân chính khiến lượng thức ăn trào ngược lên thực quản.
Đối với trẻ ăn dặm
Nếu như trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm, phụ huynh nên chia khẩu phần ăn của bé làm nhiều bữa nhỏ. Rất nhiều trường hợp trẻ bị ho và nôn khi ngủ chỉ vì bé ăn qua nhiều, cơ thắt tâm vị không hoạt động kịp thời để tiêu hóa hoàn toàn thực phẩm. Do đó khi phân chia khẩu phần ăn sẽ giúp bé tiêu hóa nhanh hơn và không xảy ra ho hay nôn sau đó.
Xem thêm: Quan Hệ Sau Hút Thai Bao Lâu Thì Quan Hệ Được Bình Thường Trở Lại
Nếu như bé mới bắt đầu ăn dặm, phụ huynh chỉ nên cho bé ăn các thực phẩm ăn lỏng, dễ tiêu hóa, dễ nuốt, đồng thời không nên cho bé ăn quá no. Kết cấu đặc – lỏng của bữa ăn nên thay đổi theo từng độ tuổi của trẻ. Trường hợp phụ huynh ép bé ăn những món ăn khiến bé dễ nôn sẽ khiến bé bị ảnh hưởng tâm lý. Điều này thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi ăn dặm
Do ho và nôn trớ có thể khiến bé thiếu hụt lượng dinh dưỡng cần có nên việc bổ sung bù đắp rất quan trọng. Kết hợp những món mà bé thích trong bữa ăn sau đó, đồng thời cha mẹ hãy khuyến khích bé uống nhiều nước, nhất là nước trái cây để bổ sung vitamin.
Uống sữa công thức có lượng chất béo và chất đạm lớn có thể khiến bé khó dung nạp. Ở độ tuổi ăn dặm, bạn có thể thay thế sữa đậu nành hoặc các loại sữa bò dưới dạng sữa chua thông thường. Phụ huynh cũng nên bổ sung chế phẩm men vi sinh Để hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, p
Trẻ bị ho và nôn về đêm – Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Có thể nhận thấy tình trạng bé bị ho và nôn khi ngủ xảy ra phổ biến và đa số các phụ huynh đều có thể xử lý tốt. Trong nhiều trường hợp, tình trạng này có thể báo hiệu những bệnh lý nghiêm trọng. Phụ huynh nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ nếu thấy những triệu chứng sau:
Trường hợp những giải pháp chăm sóc tại nhà không đáp ứng điều trị.Tình trạng ho và nôn trớ dữ dội, xuất hiện đờm đặc, mùi hôi, màu vàng lục.Cơn ho kéo dài hơn 10 ngày, có thể ho ra máu kèm theo co giật.Tình trạng ho khởi phát đột ngột sau khi trẻ ăn và đang chơi.Trẻ có biểu hiện thở khò khè, bé khó bú, khó ăn, khó nuốt.Bé nóng lạnh, đổ mồ hôi về chiều, sút cân, cơ thể còi cọc.
Đối với những trường hợp việc điều trị tại nhà không đáp ứng với triệu chứng ho thông thường thì bác sĩ có thể kê toa thuốc phù hợp với độ tuổi và bệnh lý của trẻ. Phụ huynh nên nhớ rằng, mọi loại thuốc dùng cho trẻ cần tuân thủ chỉ định từ bác sĩ.
Xem thêm: Tổng Kết Bảng Tổng Sắp Huy Chương Olympic Rio 2016, Bảng Tổng Sắp Huy Chương Olympic Rio 2016
Cha mẹ không nên lơ là trước tình trạng bé bị ho và nôn khi ngủ. Nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường trong quá trình dùng thuốc, cha mẹ hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.