Đau bụng phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ, đây là một trong số những dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp tình trạng liên quan đến hệ tiêu hóa. Đôi khi cha mẹ sẽ nhận thấy trẻ đau bụng quanh rốn kèm theo những biểu hiện như nôn ói, sốt cao, đầy bụng, ăn không tiêu nhưng không thể xác định được bé đang mắc bệnh gì. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho cha mẹ về 5 nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn ở trẻ và cách xử lý.

Đang xem: đau bụng quanh rốn ở trẻ em

Thế nào là đau bụng quanh rốn ở trẻ em?

Có thể bạn chưa biết? Có 2 cách phân chia vùng bụng đó là chia thành 4 vùng hoặc chia thành 9 vùng, tuy nhiên cách chia 9 vùng phổ biến và dễ nhận biết hơn cả. Khi đó vùng bụng được chia thành các phần:

Hạ sườn phải, hạ sườn tráiThượng vị, hạ vịHông phải, hông tráiVùng rốnHố chậu phải, hố chậu trái

Mỗi vùng bụng khác nhau chứa những cơ quan khác nhau, vì thế khi trẻ bị đau bụng ở mỗi vị trí sẽ biểu hiện một số những bệnh lý khác nhau. Đau bụng quanh rốn là tình trạng trẻ bị đau vùng rốn hoặc các khu vực lân cận. Đau bụng quanh rốn có thể do các cấu trúc xung quanh hoặc hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề.

*

Đặc điểm chung của đau bụng quanh rốn

Trẻ đau bụng quanh rốn ngoài đau bụng một cách âm ỉ, dữ dội, hoặc đau quặn thắt thì các triệu chứng liên quan có thể là:

SốtĐau di chuyển xuống bụng dưới bên phảiĐầy hơi hoặc chướng bụngChán ăn, mất cảm giác thèm ănBuồn nôn hoặc nôn mửaTiêu chảyTáo bónĐau nặng hơn khi cử động như ho hoặc di chuyển

Đau quanh rốn thường do một số vấn đề ở vùng bụng dưới. Các cơ quan của trẻ có liên quan đến vùng bụng này bao gồm:

Manh tràng: đoạn cuối cùng của ruột già có chức năng hấp thụ chất lỏng và muối còn sót lại sau khi tiêu hóa. Ruột thừa: là một ống nhỏ gắn vào manh tràng, ruột thừa đóng vai trò trong hệ miễn dịch và giúp phục hồi hệ tiêu hóa.Đại tràng đi lên: thuộc ruột giàNiệu quản phải: là một ống dài và mỏng giúp vận chuyển nước tiểu từ thận đến bàng quan

*

Cấu trúc hệ tiêu hóa của trẻ

Những nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng quanh rốn và cách xử lý

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ em bị đau bụng quanh rốn:

Đầy bụng, khó tiêu

*

Trẻ đầy hơi khó tiêu gây đau bụng quanh rốn ở trẻ

Đau bụng do đầy bụng, khó tiêu là tình trạng thường gặp ở trẻ em ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân này chủ yếu do chế độ ăn uống của trẻ. Trẻ ăn quá nhiều hoặc quá nhanh, trẻ ăn quá nhiều dầu mỡ hoặc quá cay, trẻ uống nhiều đồ uống có gas. Các thực phẩm như đậu hay cam, quýt, caffein (socola) cũng có thể gây ra khí gây đầy hơi, chướng bụng. Ngoài việc điều trị bằng thuốc kháng sinh cho trẻ cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này. 

Triệu chứng

Triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ là đau bụng râm ran quanh rốn kèm theo khó chịu và chướng bụng ngay sau khi ăn. Mẹ dùng tay vỗ nhẹ vào bụng bé thấy có âm vang như tiếng trống. Ngoài ra bé cũng có thể buồn nôn hoặc hay ợ hơi, xì hơi nhiều lần.

Cách xử lý

Thay đổi chế độ ăn: chia nhỏ bữa ăn hàng ngày của trẻ, ít hơn nhưng thường xuyên hơn. Hãy cho trẻ ăn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu, hạn chế ăn các thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, hạn chế uống nước có gas. 

Giúp bé giảm đầy hơi: Massage bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ, chườm nóng bụng bé là biện pháp hữu hiệu giúp trẻ giảm đầy hơi, khó tiêu. Ngoài ra cho trẻ ợ hơi, xì hơi cũng là cách khá hiệu quả. 

Táo bón

*

Trẻ bị táo bón thường bị đau bụng quanh rốn hoặc phần dưới bên trái của bụng

Có thể mẹ không biết, táo bón là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em. Chế độ ăn thiếu chất xơ, uống ít nước, ít hoạt động, vận động là lý do chính khiến bé bị táo bón. 

Triệu chứng

Trẻ bị táo bón thường bị đau bụng quanh rốn hoặc phần dưới bên trái của bụng, ngoài ra trẻ sẽ còn có thêm một số dấu hiệu dễ nhận biết như:

Tần suất đi cầu ít hơn 3 lần một tuầnPhân cứng, hoặc nứt mặt, nhỏ như phân dêTrẻ phải gồng mình, rặn đỏ mặt khi đi cầuCách xử lý

Thay đổi chế độ ăn: cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau, củ, quả, khuyến khích trẻ uống nhiều nước.

Xem thêm: Nên Và Không Nên Ăn Gì Để Vòng 1 Căng Tròn Thu Hút Mọi Ánh Nhìn

Thay đổi chế độ sinh hoạt: tăng cường vận động cho trẻ, tập cho trẻ thói quen đi cầu

Sử dụng thuốc: khi tình trạng táo bón của bé không cải thiện, các bác sĩ có thể kê cho bé các loại thuốc làm mềm phân, hoặc thuốc nhuận tràng để giúp bé dễ dàng đi cầu hơn. 

Stress

*

Tin được không, trẻ bị stress cũng có thể gây đau bụng

Khi trẻ căng thẳng hoặc lo lắng, trẻ có thể cảm thấy đau bụng. Những cơn đau bụng thường xuất hiện không rõ nguyên nhân, trẻ chỉ có thể biết là bụng của trẻ đang rất đau. Tình trạng này thường gặp ở những trẻ gặp xáo trộn về mặt tâm lý, dễ nhạy cảm hoặc gặp phải áp lực. 

Triệu chứng

Đau bụng khởi phát ở xung quanh rốn sau đó lan rộng ra từ thượng vị đến hạ vị. Cơn đau thường âm ỉ và râm ran. Ngoài ra trẻ còn có thể xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, bồn chồn, lo lắng hoặc thậm chí trẻ sẽ chóng mặt, nôn mửa. 

Cách xử lý

Cách tốt nhất để xử lý đau bụng ở trẻ trong trường hợp này đó là giúp trẻ cảm thấy thoải mái và giải tỏa căng thẳng, lo lắng ở trẻ. Cha mẹ hãy cố gắng tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết triệt để những yếu tố khiến trẻ bị stress thì tự khắc đau bụng cũng sẽ biến mất. 

Viêm ruột thừa

Hình ảnh ruột thừa bị viêm

Viêm ruột thừa thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi, nhất là ở trẻ lớn. Viêm ruột thừa ban đầu dễ bị nhầm lẫn với đau bụng thông thường nên điều quan trọng nhất là cha mẹ cần quan sát và nhận biết sớm để có thể xử lý kịp thời.

Triệu chứng

Đầu tiên, trẻ sẽ có cơn đau bắt đầu từ vị trí quanh rốn sau đó lan dần xuống vùng hố chậu phải. Cơn đau thường dữ dội, liên tục, thậm chí chỉ một cử động nhẹ cũng khiến trẻ đau đớn. Tuy nhiên, nhiều trẻ không thể nhận biết được vị trí đau mà chỉ quấy khóc và kêu đau. Do đó, cần quan sát thêm một số triệu chứng viêm ruột thừa ở trẻ để dễ nhận biết:

Vùng bụng của trẻ sưng lên Trẻ chán ăn, không muốn ăn trong nhiều ngày liềnSốtBuồn nôn hoặc nôn mửaTiêu chảyThường xuyên buồn đi tiểuCách xử lý

Viêm ruột thừa bắt buộc phải điều trị bằng phẫu thuật. Cắt bỏ ruột thừa hiện nay là thủ thuật đơn giản và nhanh hồi phục do đó cha mẹ không cần quá lo lắng. Điều quan trọng nhất là phải nhận biết sớm để tránh ruột thừa bị vỡ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. 

Ngộ độc thực phẩm

Triệu chứng khi trẻ bị ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thực phẩm là hiện tượng xảy ra sau khi ăn, uống phải những loại thực phẩm bị nhiễm khuẩn hoặc các chất gây ngộ độc. Tình trạng này rất hay gặp ở trẻ em vì trẻ thường không kiểm soát và nhận biết được những gì mình đang ăn. 

Triệu chứng

Bé đau bụng quanh rốn dữ dội, đôi khi đau đến mức gập bụng vì cảm thấy co rút trong ruột kèm theo triệu chứng buồn nôn hoặc nôn mửa. Thông thường ngộ độc thực phẩm sẽ gây tiêu chảy kéo dài gây mất nước và khô niêm mạc. Ngoài ra trẻ sẽ thấy chóng mặt, mệt mỏi, đôi khi còn sốt cao đến 40 độ C. 

Cách xử lý

Biện pháp xử lý đầu tiên khi trẻ bị ngộ độc thức ăn đó là gây nôn cho trẻ. Nếu bé tự nôn được thì sẽ rất tốt, còn nếu không cha mẹ hãy cố gắng gây nôn cho trẻ. Sau đó, hãy bổ sung thêm nước và điện giải bằng oresol để tránh mất nước và rối loạn điện giải. Cho trẻ uống từng ít một để trẻ đỡ buồn nôn và nôn. Lưu ý không dùng thuốc cầm đi ngoài cho trẻ trong trường hợp này vì đôi khi vi khuẩn hoặc độc tố gây ngộ độc vẫn còn lưu lại trong hệ tiêu hóa của bé khiến tình trạng càng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Trên đây là 5 nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em. Dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa thì cha mẹ cũng không nên chủ quan và coi thường vì rất đôi khi tình trạng của trẻ có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều. Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi thấy những dấu hiệu bất thường ở trẻ cha mẹ nhé.

Xem thêm: Cách Chữa Viêm Phế Quản Co Thắt, Cách Chữa Trị Dùng Đâu Đỡ Đấy

Tài liệu tham khảo
Mua onlineXem điểm bán
Bài viết mới

Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Sơ Sinh Bị Dư Thừa Vitamin D

‍Bổ sung cho trẻ sơ sinh một hàm lượng vitamin D vừa đủ là vô cùng cần thiết để đảm bảo xương răng trẻ chắc khỏe. Tuy nhiên, nhiều mẹ vô tình cho con dùng thừa liều lượng vitamin D so với tiêu chuẩn dẫn tới một số biểu hiện khác thường ở trẻ. Vậy trẻ thừa vitamin D có nguy hiểm không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

【Cần Biết】Sự Giống & Khác Nhau Giữa Vitamin D2 và D3

Bố mẹ nên lựa chọn vitamin D3 với tên khoa học là cholecalciferol để phòng ngừa còi xương cho trẻ. Vitamin D3 dễ mua và hiệu quả tốt hơn so với vitamin D2. Khi trẻ bước sang giai đoạn ăn dặm, bố mẹ nên bổ sung đa dạng các thực phẩm chứa vitamin D như lòng đỏ trứng, sữa, nấm, ngũ cốc, gan, bơ…

4 Tác Dụng “Cực Chất” Của Vitamin D Đối Với Trẻ Sơ Sinh

Các bố mẹ hẳn không còn xa lạ với bệnh lý còi xương thiếu vitamin D ở trẻ. Tuy nhiên, chắc chắn bố mẹ chưa biết vitamin D cũng liên quan tới tình trạng viêm tai giữa, viêm phổi tái diễn và nhiều bệnh lý khi trẻ trưởng thành. Vitamin D có vai trò quan trọng với nhiều cơ quan trong cơ thể và cần thiết cho tất cả các lứa tuổi, từ khi sinh ra cho tới khi chết đi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *