Bị chướng bụng đầy hơi khiến trẻ ăn uống kém và thường quấy khóc. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này nhưng phần lớn do chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu một số mẹo nhỏ cải thiện chướng bụng đầy hơi giúp trẻ dễ chịu hơn, ăn ngon và phát triển tốt.

Đang xem: Trẻ bị chướng bụng đầy hơi nên được xử lí thế nào?

*

Dấu hiệu chướng bụng đầy hơi ở trẻ

Trẻ bị chướng bụng đầy hơi thường có một số biểu hiện dưới đây, cha mẹ cần lưu ý để có biện pháp khắc phục sớm:

Sau khi ăn 1 – 2 giờ bụng của bé căng trònKhi cha mẹ vỗ nhẹ vào bụng của bé phát ra âm thanh như gõ trốngSau khi ăn trẻ quấy khócLười ăn, lười búĐi ngoài táo bón hoặc phân lỏngTrẻ không “đánh rắm” như bình thường

Trẻ bị chướng bụng đầy hơi khó tiêu do đâu?

Trẻ em dễ bị chướng bụng đầy hơi hơn so với người lớn. Bụng ậm ạch và luôn có cảm giác no khiến bé không muốn ăn hoặc bú sữa thậm chí quấy khóc. Dưới đây là các nguyên nhân khiến trẻ gặp phải tình trạng này:

Do chế độ ăn uống

*

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé không cân đối các thành phần dưỡng chất, thừa đạm, tinh bột nhưng thiếu chất xơ. Trong những trường hợp này, bé bị đầy hơi, khó tiêu, đau bụng và táo bón. Ngoài ra, cha mẹ cho trẻ ăn một số loại thức ăn khi trẻ chưa đủ men để tiêu hóa khiến trẻ dễ bị đầy hơi chướng bụng đặc biệt là trẻ nhỏ. Khi vào cơ thể các loại thức ăn này không được chuyển hóa sẽ ứ đọng ở dạ dày và ruột. Vi khuẩn trong hệ đường ruột lên men và gây sinh khí dẫn tới bụng căng trướng.

Bên cạnh đó, một số mẹ cho con ăn quá nhiều một bữa hoặc các bữa gần sát nhau khiến hệ tiêu hóa của bé không đủ thời gian để tiêu hóa hết thức ăn. Thức ăn chưa tiêu bị đẩy nhanh xuống đường ruột khiến trẻ bị đi ngoài phân sống.

Trẻ ăn quá nhanh hoặc nuốt phải lượng khí trong đường ruột có thể gây ra chướng bụng đầy hơi. Đặc biệt khi trẻ vừa ăn vừa nói chuyện, vừa ăn vừa xem tivi có thể gây ra tình trạng này.

Ngộ độc thức ăn

Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh khiến bé dễ bị chướng bụng đầy hơi. Ngoài ra, trẻ bị đầy bụng do ăn thức ăn ôi thiu hoặc nhiễm khuẩn. Tình trạng ngộ độc thức ăn khiến trẻ bị chướng bụng đầy hơi kèm theo nôn, tiêu chảy, có khi phân lẫn máu.

Nhiễm trùng

Đầy hơi chướng bụng xuất hiện vài ngày có thể do hệ quả của một số bệnh lý nhiễm trùng như viêm phổi, viêm amidan, sốt rét, viêm gan hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Khi đó, cần giải quyết bệnh lý nhiễm trùng triệu chứng chướng bụng đầy hơi biến mất.

Táo bón

Đây là tình trạng mà khá nhiêu bé gặp phải. Khi phân bị ứ đọng trong đường ruột khiến vi trùng sinh hơi trong đại tràng nên bụng bé dễ bị đầy hơi dẫn tới chướng bụng

Giun sán

Một số trẻ bị chướng bụng đầy hơi có thể bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột đặc biệt là giun sán khá cao.

Bệnh lý về đại tràng

Hội chứng đại tràng, ruột kích thích là bệnh lý làm hơi chứa lâu ở trong đường ruột khiến bụng của trẻ chướng to vì đầy hơi.

Bệnh lý phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ là bệnh lý khiến đại tràng bị giãn ra do thiếu các tế bào thần kinh trong cơ ruột già của trẻ dẫn tới tắc nghẽn ruột già. Phần sau của chỗ tắc nghẽn phình lên, kết quả gây căng trướng bụng và khiến trẻ gặp khó khăn khi đại tiện.

Dị ứng thực phẩm

Có một số thực phẩm khi trẻ ăn vào dễ bị dị ứng gây ra các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn…Cha mẹ cần lưu ý, nếu các bé dị ứng với thực phẩm nào đó cần loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày.

Sử dụng kháng sinh

*

Khi bé sử dụng kháng sinh trong một thời gian dài, hơn 14 ngày khiến vi khuẩn có lợi trong đường ruột bị chết gây mất cân bằng hệ vi sinh. Điều này khiến bé dễ bị rối loạn tiêu hóa gây đầy hơi chướng bụng.

Mẹo đơn giản chữa đầy hơi chướng bụng cho trẻ

Hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên dễ gặp phải tình trạng chướng bụng đầy hơi. Để cải thiện triệu chứng này các mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau đây mang lại hiệu quả tốt.

Massage bụng

Khi bé bị đầy hơi khó tiêu cha mẹ có thể áp dụng biện pháp massage vùng bụng cho con giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Biện pháp này giúp giảm lượng hơi thừa trong dạ dày và kích thích bé ăn uống ngon miệng hơn. Phương pháp này có thể áp dụng ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ sơ sinh. Thực hiện như sau:

Đặt bé nằm ngửa trên giườngThêm chút tinh dầu để massage giúp mang lại cảm giác thư thái cho béXoa tròn các đầu ngón tay theo chiều kim đồng hồ từ trong rốn ra ngoài bụngLàm liên tục từ 8 – 10 lần

Lưu ý: Không nên massage khi trẻ mới ăn xong

Nước lá tía tô

Lá tía tô là thảo dược khá dễ kiếm, hầu như trong vườn nhà đều có thể hái được loại dược liệu này. Lá tía tô có tính ấm, giúp giải độc, giảm chướng bụng đầy hơi hiệu quả. Để cải thiện tình trạng đầy bụng khó tiêu ở trẻ chỉ cần lấy lá tía tô tươi sau đó rửa sạch đem giã lấy nước cho bé uống giúp cải thiện triệu chứng rất nhanh. Nếu muốn yên tâm hơn có thể đem chưng cách thủy cho nước tía tô nóng sẽ đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.

Xem thêm: Dạy Con Thông Minh Từ Trong Bụng Mẹ Hiệu Quả Nhất, Bí Quyết Cho Con Thông Minh Ngay Từ Trong Bụng Mẹ

Nước vỏ quýt

*

Vỏ quả quýt thường bị chúng ta bỏ đi nhưng không ai biết rằng chúng có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Theo đông y, vỏ quýt khô có tính ấm, vị cay, ngọt giúp giảm tình trạng ợ hơi, khó tiêu, chướng bụng đầy hơi. Bài thuốc này thích hợp cho bé từ 3 tháng tuổi trở lên. Cách thực hiện rất đơn giản chỉ cần lấy vài miếng vỏ quýt khô đem rửa sạch với nước ấm sau đó thái sợi mỏng và hãm với nước sôi khoảng 15 – 20 phút. Lọc bỏ phần bã, gạn lấy nước trong và cho bé uống khi còn ấm.

Lưu ý: Cần đảm bảo nguồn gốc vỏ quýt phơi khô an toàn, bảo quản trong lọ thủy tinh ở nơi khô ráo khi cần là có để sử dụng ngay. Không nên chọn vỏ quýt không rõ nguồn gốc vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Tỏi

Không chỉ là nguyên liệu phổ biến sử dụng trong gian bếp, tỏi được sử dụng để giảm nhanh các triệu chứng chướng bụng đầy hơi ở trẻ. Lượng kháng sinh tự nhiên có trong tỏi giúp cải thiện tiêu hóa, giảm lượng khí được sinh ra do thức ăn nằm lâu trong dạ dày. Thực hiện như sau: Nướng củ tỏi và bọc vào vải chườm lên bụng cho bé cải thiện đáng kể tình trạng chướng hơi đầy bụng.

Lưu ý: Da của bé rất mỏng và nhạy cảm nên không đặt trực tiếp tỏi nướng lên bụng dễ gây bỏng. Phương pháp này không áp dụng với trẻ sơ sinh, chỉ nên dùng cho bé trên 3 tháng tuổi.

Nước gừng

*

Theo Đông y, gừng có tính ấm có tác dụng giải độc, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Uống nước gừng tạo điều kiện cho khí di chuyển xuống ruột non từ đó giảm triệu chứng chướng bụng đầy hơi. Cách thực hiện: Lấy vài gam gừng khô hãm với nước nóng, lọc lấy nước và cho trẻ uống khi còn ấm giúp cải thiện chướng bụng đầy hơi hiệu quả.

Lưu ý: Dùng cho bé trên 3 tháng tuổi, với trẻ nhỏ hơn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Chườm nóng

Chườm nóng vùng bụng cho bé giúp cải thiện chướng bụng đầy hơi hiêu quả. Tận dụng hơi nóng và sức nặng của gói chườm giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Các mẹ thực hiện như sau: Lấy 2 chiếc khăn tay làm ấm chúng bằng cách nhúng vào nước nóng và vắt khô. Khi độ nóng phù hợp và đảm bảo không bỏng da bé mẹ đặt khăn đã gấp gọn lên bụng bé cho tới khi hết ấm giúp bé đẩy hơi thừa ra ngoài.

Vuốt lưng

Để giúp bé ợ tiêu hiệu quả có 3 tư thế chính được sử dụng phổ biến. Hãy chọn tư thế phù hợp nhất đối với bé và mình nhé.

Tư thế 1: Bế bé ngồi thẳng dậy

Để bé ngồi thẳng trong lòng mẹDần chio bé ngả người về phía trướcĐặt cả bàn tay ngang ngực của bé và vỗ vỗ hoặc xoa xoa lưng bé

Tư thế 2: Bế bé ngả vào vai mẹ

Bế bé sao cho ngả vào vai mẹ và duỗi hai tay xuốngMột tay vỗ một tay xoa lưng bé, tay còn lại ôm mông bé

Tư thế 3: Nằm úp trong lòng mẹ

Đặt bé nằm úp trong lòng mẹ, giữ bé thật chặtVỗ vỗ xoa lưng bé

Áp lực nhẹ nhàng từ đùi của mẹ tác động lên bụng của bé giúp bé ợ tiêu hiệu quả. Mặt khác, các tác động xoa, vỗ từ bên này sang bên khác giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, giảm bớt sự khó chịu.

Lá trầu không

*

Nhiều người sử dụng lá trầu không để trị nhiều bệnh khác nhau. Trong lá trầu không có chứa hoạt tính kháng sinh cực mạnh có tác dụng ức chế nhiều chủng vi khuẩn chẳng hạn như phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn coli, lỵ…

Để cải thiện tình trạng chướng bụng đầy hơi cho bé mẹ dùng lá trầu không hơ nóng và vuốt bụng cho bé. Vuốt khoảng 5 phút theo chiều từ trên xuống dưới.

Với trẻ lớn hơn dùng 2 – 4 lá trầu không xanh tươi có thể nhai nuốt nước hoặc hơ nóng 3 – 4 lá trầu không cho tới khi héo mềm và đắp rốn. Sau đó, lấy một chiếc khăn sạch đắp lên băng khoảng 15 – 20 phút, ngày 2 lần chỉ sau 3 ngày sẽ hết chướng bụng đầy hơi.

Lưu ý:

Cần cẩn trọng về nhiệt độ khi hơ lá trầu không vì da bé rất mỏng mạnh nên chỉ cần quá tay có thể gây bóng cho béKhông sử dụng lá trầu không hơ khi trẻ bị sưng tấy hoặc trầy xướcKhông cho trẻ uống nước cốt lá trầu không pha mật ong khi trẻ dưới 1 tuổi

Biện pháp phòng tránh đầy bụng chướng hơi cho bé

Để phòng tránh tình trạng chướng hơi đầy bụng ở trẻ cần thực hiện một số lưu ý sau:

Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời giúp trẻ tăng sức đề kháng, cải thiện tiêu hóa, hạn chế tình trạng chướng hơi đầy bụng. Với trẻ búa bình cần cho bé uống từ từ, canh giảm số lượng sữa vừa đủCần cho trẻ có thời gian nghỉ giữa các bữa ăn để hệ tiêu hóa làm việc hiệu quảHạn chế những thực phẩm dễ sinh hơi, trẻ em nên hạn chế các thực phẩm như xúc xích, bim bim, bánh mì…Không nên cho trẻ ăn quá no, không để trẻ vừa ăn vừa nói chuyện, vừa ăn vừa xem tiviLựa chọn thực phẩm cho bé tươi sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩmKhi chế biến thức ăn đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh

Với trường hợp bị chướng bụng đầy hơi do hội chứng ruột kích thích, bên cạnh thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt nên sử dụng thêm sản phẩm  Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) giúp giảm nhanh triệu chứng, ổn định thần kinh đại tràng.

Xem thêm: Điều Trị Ung Thư Tuyến Giáp Bằng Iod 131, Điều Trị Ung Thư Tuyến Giáp Bằng 131I

*

Không những thế, Tràng Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng.

Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng:

Người có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếpNgười mắc các bệnh Hội chứng ruột kích thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại tràng cấp và mãn tínhNgười mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lầnNgười đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện

– Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh Plus (nhãn đỏ) gần nhất, xem: TẠI ĐÂY

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *