Tẩy giun cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cũng như sự phát triển của bé. Các mẹ nên nghiên cứu và lựa chọn những thời điểm tẩy giun để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Đang xem: Trẻ bao nhiêu tuổi thì tẩy giun

Sẽ ra sao nếu không tẩy giun cho trẻ?

*

Nhiễm giun gây tình trạng khó chịu cho bé

Bé thường rất dễ nhiễm phải các loại giun như giun đũa, giun kim, giun tóc,…

Sau khi xâm nhập vào cơ thể bé, các loại giun này sẽ sinh sôi, trưởng thành ở trong ruột, sống bằng cách “ăn” các chất dinh dưỡng của người dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc thiếu máu.

Như vậy, nếu không phòng ngừa và tẩy giun kịp thời, bao nhiêu thức ăn ngon, chất bổ dưỡng bạn dành cho bé hay cho gia đình sẽ bị loài ký sinh này “cướp đoạt”.

Không chỉ gây ra những tác hại lâu dài, nhiễm giun còn có thể dẫn đến các biến chứng cấp tính cho sức khỏe của trẻ và người lớn.

Giun đũa có thể gây tắc ruột, lồng ruột, xoắn ruột, giun chui ống mật, viêm tắc đường mật, tụy và nặng hơn là sỏi mật.

Giun kim, giun tóc có thể gây viêm ruột thừa, viêm đường tiểu…

Thời điểm bé cần được tẩy giun

Theo các bác sĩ, thông thường bé từ 2 tuổi trở lên mới nên tẩy giun. Tuy nhiên, trong những trường hợp bé bị suy dinh dưỡng chậm lớn do bị nhiễm giun có thể tẩy sớm hơn, 1 tuổi cũng có thể tẩy giun được nhưng phải chọn loại thuốc thích hợp và có sự hướng dẫn sử dụng thuốc tẩy giuncủa bác sĩ.

*

2 tuổi là thời điểm bé nên được tẩy giun

Một số loại thuốc giun thường dùng để tẩy giun cho trẻ như: Albendazol, Mebendazol, Pyratel.

Các loại thuốc trên được bào chế dưới dạng viên nén, thơm, ngọt, có thể nhai, nghiền trước khi uống hay dạng hỗn dịch, tùy theo lứa tuổi của trẻ để lựa chọn dạng thuốc tẩy giun cho trẻ thích hợp. Có thể uống thuốc vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, không cần phải cho trẻ uống lúc nhịn đói. Tuy nhiên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất. Các mẹ nên lưu ý cần tẩy giun cho trẻ 6 tháng một lần nhé.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tẩy giun cho trẻ chỉ là việc tiêu diệt giun chứ không có tác dụng phòng tránh nhiễm giun. Vì vậy cần hết sức chú ý giáo dục cho trẻ thực hiện chế độ vệ sinh trong mọi mặt của cuộc sống. Trước khi sử dụng bất cứ một loại thuốc trị giun nào cần có ý kiến của bác sĩ.

Xem thêm: Đi Ngoài Xì Xoẹt, Có Bọt Ở Trẻ 2 Tháng Tuổi Đi Ngoài Có Bọt Có Nguy Hiểm Không?

Phòng ngừa giun cho bé như thế nào?

*

Giữ vệ sinh giúp bé phòng tránh bệnh giun Rửa tay sạch

+ Bàn tay là phương tiện truyền bệnh giun, sán do nhiễm bẩn khi đi đại tiện, trẻ ngứa hậu môn đưa tay vào gãi… Do vậy, phải giáo dục trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát trùng, đặc biệt là sau khi đại tiện, trước khi ăn làm giảm tỷ lệ giun sán, tiêu chảy.

+ Khi chế biến đồ ăn cũng phải đảm bảo đôi tay sạch để hạn chế nguy cơ trúng giun rơi vào thức ăn.

+ Thường xuyên rửa tay hàng ngày là biện pháp tốt nhất để phòng giun, sán.

– Thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh an toàn thực phẩm

+ Không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, không an toàn để chế biến thức ăn, vệ sinh cơ thể.

+ Nước dễ bị ô nhiễm trong quá trình vận chuyển hoặc do đồ chứa, chum, vại không có nắp đậy, vì vậy, cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nguồn nước, nơi chứa nước.

+ Thực hiện ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không được uống nước lã. Không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn đồ tái. Che đậy thức ăn không để chuột, gián bò vào. Trước khi ăn, nên nấu nóng lại, kể cả đồ ăn để trong tủ lạnh.

Đi vệ sinh an toàn

+ Trẻ em nông thôn có tỷ lệ nhiễm giun sán cao một phần là do nhà vệ sinh không đạt yêu cầu. Khi tiểu tiện vào nhà tiêu hợp vệ sinh sẽ ngăn chặn được sự lây lan nguồn bệnh vào môi trường.

Xem thêm: Cách Xử Lý Khi Bị Bong Gân Làm Sao Hết? Cách Xử Trí Khi Bị Bong Gân Chân

Không chỉ trẻ em, mà cả người lớn luôn phải giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay sạch, vệ sinh môi trường, không để phân làm ô nhiễm nguồn nước, nhốt súc vật xa khỏi nơi sinh hoạt của gia đình…

+ Giáo dục cho trẻ thường xuyên đi giày dép, kể cả đi học và ở nhà, không nên đi chân đất, nghịch cát, mặc quần không đũng để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh giun móc…

Nâng cao nhận thức

+ Uống thuốc tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần. Ngoài ra còn có thể tẩy giun bằng phương pháp dân gian như: hạt bí ngô, nước sắc hạt cau…

+ Đối với trẻ đã tẩy giun mà vẫn còn xanh xao, gầy yếu, kém ăn, cần phải kiểm tra xem có loại giun sán gì khác nữa không, hoặc có thể trẻ bị mắc thêm bệnh khác như còi xương, suy dinh dưỡng, sơ nhiễm lao… để được điều trị đúng bệnh.

Các mẹ nhớ nhé, tẩy giun cho trẻ định kì và thực hiện các biện pháp phòng ngừa giun cho bé. Đó là cách hữu hiệu trong việc đảm bảo sức khỏe cho bé. Chia sẻ bài viết để lan tỏa thông tin đến mọi người nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *