Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Quang Minh – Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình – Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net Đà Nẵng.

Đang xem: Cách xử lý khi bị bong gân

Bong gân là tình trạng xảy ra khi các dây chằng bị giãn hoặc rách do chấn thương. Bong gân ở cổ chân là tình trạng thường gặp nhất. Khi bị bong gân, người bệnh cần xử trí đúng để có thể nhanh chóng bình phục và tránh những hậu quả không đáng có.

Bong gân được chia ra 3 cấp độ:

● Cấp độ 1 – Nhẹ: Dây chằng chỉ bị giãn một ít;

● Cấp độ 2 – Nặng: Dây chằng bị rách một phần;

● Cấp độ 3 – Rất nặng: Dây chằng bị đứt hoàn toàn.

Cần nhận biết các dấu hiệu của bong gân để phân biệt với gãy xương, từ đó có cách xử trí phù hợp. Các dấu hiệu khi bị bong gân có thể là:

● Đau nhói ở vùng khớp bị tổn thương: Cảm giác đau nhói ở vùng tổn thương, đặc biệt tăng lên khi cử động, di chuyển. Sau đó, khớp cứng lại và người bệnh không còn cảm thấy đau. Tuy nhiên, khoảng 1 giờ sau, vùng khớp bị tổn thương đau nhức trở lại, sưng và bầm tím do chảy máu ở bên trong và rối loạn vận mạch.

● Không đi lại được, không cử động được: Nếu bong gân ở cổ chân, cổ tay, bàn chân, bàn tay, người bệnh sẽ không đi được, không cử động được.

Hầu hết các trường hợp bị bong gân cần phải chụp X-quang để phân biệt với tình trạng gãy xương và siêu âm kiểm tra tình trạng thương tổn của các dây chằng.

Bong gân
Bong gân ở cổ chân phải làm thế nào?

2. Cách xử trí khi bị bong gân ở cổ chân, cổ tay

Dùng băng vải hoặc băng thun băng ép vùng khớp bị bong gân để cố định khớp. Cách này sẽ làm giảm đau và giảm sưng, đồng thời nâng đỡ vùng khớp bị tổn thương.Kê hoặc nâng cao vùng khớp bị tổn thương để giúp giảm sưng và bầm tím.Hạn chế tì đè lên chỗ cổ tay, cổ chân bị bong gân. Nếu cần di chuyển hoặc cử động, người bệnh có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ.

Xem thêm:

Bong gân
Cách xử trí khi bị bong gân ở cổ chân, tổ tay

Trên đây là cách xử trí khi bị bong gân nhẹ, dây chằng chỉ bị giãn hoặc không đứt hoàn toàn. Sau khi hết đau, người bệnh nên tập vận động khớp một cách nhẹ nhàng để máu được lưu thông.

Đối với những trường hợp bị bong gân nặng, người bệnh cần gọi sự trợ giúp từ y tế để được mang nẹp hỗ trợ hoặc băng bột và bất động khớp trong khoảng 4 – 6 tuần, sau đó người bệnh có thể tập vận động lại với các mức độ từ nhẹ đến nặng.

3. Những lưu ý xử trí khi bị bong gân

Bong gân là tổn thương thường gặp nên hầu hết người bệnh thường chủ quan và không biết cách xử trí đúng, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là một số lưu ý trong xử trí khi bị bong gân:

● Không dùng rượu, cao để xoa bóp hoặc chườm nóng vào vùng khớp bị tổn thương, bởi có thể gây chảy máu bên trong nhiều hơn.

● Không tiêm thuốc gì vào chỗ bị bong gân để tránh làm giãn mạch, sưng, bầm tím nhiều hơn.

● Không nên băng chỗ bị bong gân quá chặt vì có thể gây đau nhức và bầm tím.

Bong gân là một trong những tổn thương thường gặp và có thể để lại hậu quả nếu không biết cách xử trí đúng. Vì thế, khi có dấu hiệu bong gân hoặc chấn thương nghiêm trọng, người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Xem thêm: Cắt Polyp Đại Tràng Qua Nội Soi, Cắt Polyp Đại Tràng Có Đau Không

Bệnh nhân bị chấn thương, bong gân có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net để thăm khám, chẩn đoán và điều trị giúp phục hồi. Các bác sĩ Nội Cơ xương khớp giàu chuyên môn và kinh nghiệm tại namlimquangnam.net sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán tiên tiến nhất hiện nay để đánh giá tình trạng khớp gối và chỉ định phác đồ điều trị cụ thể.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY. Ngoài ra, Quý khách có thể Đăng ký tư vấn từ xa TẠI ĐÂY

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *