Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Hoàng Đăng Mịch – Trưởng khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net Hạ Long.

Đang xem: Thận ứ nước có nguy hiểm không

Thận ứ nước có thể gây suy giảm chức năng của thận và làm tổn thương cấu trúc tế bào thận. Những tổn thương này có thể phục hồi trong một vài ngày, thận ứ nước cấp tính.

Thận ứ nước là tình trạng thận tổn thương khi bị giãn nở hoặc sưng to lên do nước tiểu bị tắc nghẽn và ứ đọng trong thận. Thận ứ nước có thể chỉ xảy ra ở một hoặc cả hai bên thận.

Nếu bị thận ứ nước kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng, thận ứ nước mạn tính sẽ gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Khi cả hai bên thận bị ảnh hưởng sẽ dẫn đến tình trạng suy thận.

2.1 Dấu hiệu thận ứ nước cấp tính

Đau vùng thắt lưng hoặc đau bụng.Đau khởi phát từ phần hông lưng hoặc sườn lưng và lan tới háng.Đau kèm theo nôn, buồn nôn và bị vã mồ hôi.Đau từng cơn, đau nhiều khiến người bệnh quằn quại hoặc gập người lại vì đau.

Xem thêm: Ch U Xơ Tuyến Tiền Liệt Có Nguy Hiểm Không ? U Xơ Tuyến Tiền Liệt

2.2 Dấu hiệu thận ứ nước mạn tính

Thận giãn to dần dần trong thời gian dài và có thể không có bất kỳ triệu chứng nào.Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện máu, vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hay các tế bào ung thư.Siêu âm thấy thận bị ứ nước. Các đài bể thận giãn to, biến dạng thận to.
Thận ứ nước là bệnh gì?

Có nhiều nguyên nhân gây thận ứ nước xuất phát từ các bệnh như:

Hẹp niệu đạo: Niệu đạo hẹp do viêm nhiễm hoặc do sỏi cũng là nguyên nhân gây thận ứ nước.Các khối u bên ngoài đường tiết niệu chèn ép niệu quản và cản trở dòng chảy của nước tiểu, gây ứ nước ở thận.Phụ nữ bị ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt, phụ nữ mang thai, sa tử cung…Bàng quang bị rối loạn chức năng do u não, tổn thương tủy sống hoặc các khối u, bệnh đa xơ cứng, tiểu đường, … gây trào ngược bàng quang niệu quản, cũng là nguyên nhân gây thận ứ nước.

Khi tìm ra nguyên nhân gây bệnh có thể phòng tránh bệnh bằng cách như:

Đối với người bị sỏi thận thì nên uống nhiều nước mỗi ngày để có thể loại bỏ sỏi. Nước uống có thể là nước đun sôi để nguội, nước các loại lá có tác dụng làm tan sỏi như râu ngô, mã đề, kim tiền thảo…Đối với trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu như: chung thủy một vợ một chồng; không quan hệ tình dục bừa bãi; thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục; không tắm rửa hoặc ngâm mình trong vùng bị ô nhiễm như ao, hồ. Phụ nữ nên giữ gìn vệ sinh vùng kín đúng cách, chỉ nên lau rửa vùng kín từ trước ra sau chứ không nên lau rửa từ sau về trước… để phòng tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu ngược dòng, làm hẹp đường tiết niệu và là nguyên nhân gây thận ứ nước.

Xem thêm: Làm Thế Nào Để Nhanh Có Bầu, 7 Bí Quyết Không Phải Ai Cũng Biết

Khi thấy có các dấu hiệu thận ứ nước nêu trên, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY. Ngoài ra, Quý khách có thể Đăng ký tư vấn từ xa TẠI ĐÂY

Chủ đề: Thận ứ nước Thận Hẹp niệu quản Tiết niệu Thận ứ nước mạn tính Ung thư bàng quang Sỏi thận Suy thận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *