Tế bào gốc là gì? Có những loại tế bào gốc nào? Vì sao có thể dùng tế bào gốc như một liệu pháp điều trị bệnh? Việc điều trị bệnh bằng tế bào gốc hiện đang được ứng dụng như thế nào?

Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc (stem cell) là những tế bào “mẹ”, có khả năng phân bào để tạo thành nhiều tế bào gốc hơn và biệt hóa để trở thành những tế bào khác. Tế bào gốc được tìm thấy trong cơ thể của những sinh vật đa bào.

Đang xem: Tế bào gốc chữa được những bệnh gì

Dựa trên nguồn gốc, người ta thường chia tế bào gốc thành những loại sau:

Tế bào gốc phôi (embryonic stem cell): là những tế bào gốc vạn năng được lấy từ phôi 3 – 5 ngày tuổi (tế bào gốc phôi được lấy trong giai đoạn đầu của phôi, là nhóm tế bào được tạo ra từ quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng). Những tế bào này có tiềm năng mạnh mẽ để phân chia thành nhiều tế bào gốc hơn và biệt hóa thành bất kỳ loại tế bào nào của cơ thể. Tế bào gốc phôi, do đó, có thể được sử dụng để tái tạo và sửa chữa các cơ quan bị tổn thương.Tế bào gốc trưởng thành (adult stem cell): được tìm thấy ở hầu hết các cơ quan của cơ thể, nhiều nhất ở tuỷ xương và mô mỡ, đóng vai trò như một hệ thống sửa chữa, chúng thay thế và bổ sung các tế bào lão hoá hoặc bị hư hại ở người trưởng thành. So với tế bào gốc phôi, những tế bào gốc trưởng thành có sự hạn chế nhất định trong khả năng biệt hóa thành những tế bào khác nhau trong cơ thể. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, tế bào gốc trưởng thành có khả năng biệt hóa thành những tế bào khác với dòng tế bào của mình. Ví dụ tế bào gốc tủy xương có khả năng tạo ra tế bào xương hoặc tế bào cơ tim.Tế bào gốc biến đổi từ tế bào gốc trưởng thành (tế bào gốc cảm ứng vạn năng – induced pluripotent stem cells): là những tế bào gốc có khả năng tương tự như tế bào gốc phôi được tạo ra từ quá trình tái lập trình bộ gen của các tế bào trưởng thành. Các nhà khoa học đã tạo ra được những tế bào gốc mới bằng cách tái lập trình bộ gen của những tế bào da, những thí nghiệm trên động vật đã chứng minh các tế bào gốc này có thể phát triển thành các tế bào cơ tim có đầy đủ chức năng, giúp kéo dài sự sống cho những động vật bị suy tim.

*

Dây rốn (cuống rốn) trẻ sơ sinh là nguồn tế bào gốc quý giá

Vì sao tế bào gốc có tiềm năng chữa bệnh?

Chức năng chính của tế bào gốc trong các mô trưởng thành là sửa chữa và tái tạo các mô nơi chúng cư trú. Các tế bào gốc trưởng thành có khả năng tự tái tạo ra chính nó và biệt hóa thành ít nhất một loại tế bào trưởng thành để thay thế cho các tế bào già và chết tự nhiên hoặc bị tổn thương vì các nguyên nhân khác.

Xem thêm: Top 15 Cách Chữa Viêm Lộ Tuyến Cổ Tử Cung Tốt Nhất Ở Dâu, Điều Trị Viêm Lộ Tuyến Cổ Tử Cung

*

Tế bào gốc có thể biệt hoá thành nhiều loại tế bào khác nhau

Quá trình liền vết thương và phục hồi các thoái hóa hoặc tổn thương của các mô, cơ quan trong cơ thể có nhiều cơ chế phức tạp nhưng kết quả cuối cùng là hình thành lại các mô đã bị thoái hóa hoặc tổn thương. Chính các tế bào gốc là lực lượng dự trữ được huy động để tái tạo các tế bào bị tổn thương đó. Ở các cơ thể còn trẻ, khỏe thì lượng tế bào gốc còn phong phú nên khả năng liền vết thương mạnh. Với các cơ thể già yếu thì lượng tế bào gốc cũng suy yếu nên không còn khả năng tự tái tạo dẫn đến các biểu hiện của tuổi già, suy các cơ quan hoặc không liền vết thương. Vì thế tế bào gốc còn non trẻ có thể được ứng dụng trong điều trị bệnh bằng cách đưa vào cơ thể để có thể tạo ra các loại tế bào mới, mô mới để bổ sung hoặc thay thế cho các tế bào và mô cơ quan đã bị tổn thương hay mất đi chức năng.

Điều trị bệnh bằng tế bào gốc

Kể từ thập niên 1980, máu cuống rốn trẻ sơ sinh đã được công nhận là một nguồn dồi dào các tế bào gốc tạo máu, có thể thay thế tế bào gốc tuỷ xương trong việc điều trị các bệnh lý thuộc hệ tạo máu. Các nhà khoa học gần đây cũng đã thành công trong việc phân lập các tế bào gốc trung mô và biểu mô từ máu cuống rốn. Từ đó đến nay, tế bào gốc máu cuống rốn đã được ứng dụng để điều trị thành công nhiều bệnh lý về máu, bệnh lý rối loạn miễn dịch di truyền cũng như hứa hẹn nhiều tiềm năng to lớn trong lĩnh vực y học tái tạo.

Tính đến nay, đã có trên 70 bệnh lý được điều trị bằng phương pháp ghép tế bào gốc máu cuống rốn, có thể kể đến: ung thư máu, u lympho, u nguyên bào tuỷ, rối loạn máu không ác tính, rối loạn miễn dịch, rối loạn chuyển hoá…

Tế bào gốc có khả năng điều trị được nhiều loại bệnh

Với khả năng biệt hoá thành những tế bào của các mô khác (cơ vân, cơ tim, tế bào não, gan, da, phổi, thận, tuỵ…), tế bào gốc tạo máu hứa hẹn điều trị được rất nhiều bệnh lý ngoài huyết học trong tương lai. Trong số đó, tổn thương não, tiểu đường tuýp 1, tim mạch và tổn thương tuỷ sống là bốn bệnh lý được nghiên cứu ứng dụng nhiều nhất trong thời gian gần đây.

Xem thêm: (Vtc14)_ Hệ Thống Kinh Mạch Trong Cơ Thể, (Vtc14)_ Hệ Thống Kinh Mạch Trong Con Người

Ngoài những bệnh lý hệ tạo máu kể trên, tế bào gốc máu cuống rốn cũng đang được nghiên cứu, ứng dụng trong điều trị các bệnh ung thư như: ung thư tinh hoàn, ung thư nguyên bào thần kinh, ung thư vú và ung thư buồng trứng, ung thư tế bào nhỏ ở phổi…

Với những tiến bộ trong nghiên cứu, tế bào gốc ngày càng chứng tỏ tiềm năng trong việc điều trị bệnh, hứa hẹn sẽ mở ra nhiều khả năng và hướng điều trị mới trong tương lai với những bệnh lý chưa có phương pháp điều trị triệt để hiện nay, có thể kể đến:

Với sự phát triển ngày càng vượt trội của công nghệ, điều trị bệnh bằng tế bào gốc hứa hẹn sẽ giúp ích được ngày càng nhiều bệnh nhân trong tương lai.

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN – ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG TẾ BÀO GỐC TẠI NƯỚC NGOÀI

TP.HCM: Tầng M, tòa nhà Golden King, 15 Nguyễn Lương Bằng, phường Tân Phú, quận 7

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *