Cà gai leo là một trong những thảo dược quen thuộc có tác dụng trong điều trị các bệnh về gan, chữa phong thấp, chảy máu chân răng, say rượu, bệnh lậu… Trong đó công dụng điều trị các bệnh về gan là nổi bật hơn cả.

Đang xem: Tác dụng phụ của cây cà gai leo

Đặc điểm cây cà gai leo

Tên khác: cà quýnh, cà vạnh, cà cườm, cà quánh, cà gai dây, cà lù, cà bò, cà gai cườm, cà Hải Nam…Tên khoa học: Solanum procumbens Lour hoặc Solanum hainanense HanceHọ: Cà (Solanaceae)

*

Vườn trồng cà gai leo

Đây là cây sống lâu năm, thân leo có thể dài tới 6m hoặc hơn. Cũng có trường hợp cây lâu năm thân hóa gỗ, nhằn và phân thành nhiều cành, trên cành phủ lông hình sao và có nhiều gai. Lá của cây thường mọc so le có hình thuôn hoặc bầu dục, trên mặt lá có chứa gai còn mặt dưới có lông mềm màu trắng. Hoa nhỏ thường mọc ở nách lá có màu tím nhạt. Còn phần quả thì mọng, hình cầu, có màu đỏ khi chín. Thông thường cây ra hoa vào khoảng tháng 4 đến tháng 5 còn ra quả từ tháng 7 đến tháng 9.

Phân bố của cà gai leo

Đây là loại thảo dược quen thuộc có thể mọc được ở khắp nơi, kể cả vùng trung du, núi thấp đến đồng bằng ven biển. Tại nước ta có một số tỉnh trồng rất nhiều như: Thanh Hóa, Thái Bình, Nghệ An

Bộ phận dùng 

Thường dùng rễ và phần dây với tên gọi trong đông y là thích gia căn và thích gia đằng.

*

Người ta thông thường đào rễ cây, rửa sạch, thái mỏng và phơi sấy khô để làm thuốc. Rễ cây dùng làm thuốc chữa phong thấp, đau nhức răng, chảy máu chân răng, chữa say rượu. Người bị say rượu lấy rễ cây cà gai leo sát vào răng hoặc nhấm rễ để tránh say rượu. Ngoài ra, khoảng 16 – 20g rễ cây cà gai leo còn được dùng để sắc uống chữa bệnh lậu.

Thu hái – sơ chế 

Chúng ta có thể thu hoạch các bộ phận của cây vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Sau đó đem rửa thật sạch, cắt thành từng phần nhỏ đem phơi khô hoặc sấy khô.

Cà gai leo sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô, bảo quản để dùng dần

Bảo quản 

Sau khi phơi hoặc sấy khô nên bỏ trong hộp kín gió, để ở nơi khô ráo.

Thành phần hóa học 

Rễ cây có chứa tinh bột và nhiều chất hóa học khác như ancaloit, glycoancaloit … có khả năng bảo vệ tế bào gan rất tốt, kìm hãm và làm âm tính vi rút viêm gan, ngăn chặn quá trình xơ gan, dùng chữa các bệnh liên quan đến gan.

Trong đề tài “Nghiên cứu thuốc từ cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai đã chỉ ra được tác dụng chống viêm gan, ngăn chặn sự phát triển xơ gan và chống oxy hóa của dạng chiết toàn phần và dạng hoạt chất chính Glycoalcaloid ở mô hình thực nghiệm sinh vật. Thuốc được áp dụng cho nhóm bệnh nhân tình nguyện, không mang tác dụng phụ, được hội đồng khoa học chấp thuận thực nghiệm lâm sàng.

Vị thuốc cà gai leo

*

Tính vị, quy kinh 

Theo đông y, cà gai leo có vị hơi the, tính ấm có khả năng tán phong thấp, tiêu đờm, tiêu độc, giảm đau, trừ ho, cầm máu.

Xem thêm: Thuốc Chống Say Xe Hiệu Quả Nhất, Những Mẹo Chống Say Tàu Xe Hiệu Quả

Rễ của cà gai leo cũng là bộ phận thường được dùng để chữa bệnh

Tác dụng của cà gai leo

Theo các nhà khoa học, trong thành phần của cà gai leo có chứa hoạt chất Glycoalcaloid có khả năng chống oxi hóa, giảm tác động của các bệnh về gan

Có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh về gan, cảm cúm, sâu răng, chảy máu chân răng, phong thấp, rắn cắn, dị ứng, giải say…

Cách dùng và liều lượng 

Dùng nguyên liệu khô để sắc uống, dùng cao lỏng hoặc viên. Cũng có trường hợp dùng cây tươi giã nát, lấy nước uống. Thông thường mỗi ngày chỉ nên dùng từ 16 đến 20g.

Độc tính 

Hầu như không có độc tính, không có tác dụng phụ.

Cà gai leo-Món quà cho lá gan khỏe

Cây cà gai leo có tác dụng bảo vệ gan rất mạnh đã được nghiên cứu bài bản kỹ lưỡng và được các nhà khoa học Việt Nam và thế giới đánh giá rất cao.

Cà gai leo được xem là cây thuốc nam có tác dụng giải độc gan tốt nhất, đặc biệt là đối với bệnh viêm gan virus. Trong rễ là bộ phận có chứa nhiều ancaloit, glycoancaloit còn giúp giải rượu tốt, ngăn chặn quá trình xơ gan.

*

Nhận biết được công dụng tuyệt vời của cà gai leo chúng tôi đã đưa nó vào trong thành phần của thuốc bổ gan Dr.Liver.

Ngoài ra dr.liver còn có thêm diệp hạ châu, giảo cổ lam, hoàng kỳ, actiso đều là những cây thuốc quý có tác dụng mát gan, giải độc gan và tăng cường chức năng của gan.

Nếu bạn muốn có một lá gan khỏe mạnh thì đừng chần chừ gì nữa vì dr.liver chính là sự lựa chọn thông minh nhất của bạn.

Xem thêm: Kem Đánh Răng Dạng Gel Là Gì, Kem Đánh Răng Và Những Điều Bạn Chưa Biết

Dr.Liver:

Được sản xuất 100% từ các dược liệu tự nhiên không có chất bảo quản.Quy trình trồng và thu hoạch dược liệu đạt chuẩn GACP-WHOĐược sản xuất trên dây chuyền nhà máy hiện đại đạt chuẩn quốc tế GMPĐược các bác sĩ đầu ngành, truyền thông đánh giá cao về hiệu quảĐược đông đảo bệnh nhân ưa chuộng và sử dụng thường xuyên.

Chi tiết liên hệ

Hoặc INBOX để được BÁC SĨ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *