Cải bó xôilà loại rau rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các khoáng tố: Natri, kali, canxi, photpho, magie, mangan, kẽm, sắt, đồng… Và cũng rất phong phú vitamin B, C, tiền sinh tố A (caroten), B9 (axit folic), B12, các dưỡng chất: Protid, glucid, lipid, arginin…

Theo Đông y, cải bó xôitính ngọt, mát, không độc có tính năng bổ ngũ tạng, thanh nhiệt trường vị, giải độc rượu, làm mắt sáng, chữa quáng gà, đẩy nhanh sự phát dục bình thường của trẻ em, phòng chống các chứng lở môi, lưỡi, miệng và các chứng viêm khác như viêm bao tinh hoàn, trĩ, lở loét ở bệnh đái tháo đường.

Đang xem: 18 tác dụng của cải bó xôi

Phòng ngừa cao huyết áp, đi đại tiện khó:

Cải bó xôi tươi 300g, cho vào nước sôi ngâm trong vòng 3 phút, sau đó vớt ra trộn với muối, dầu vừng. Mỗi ngày ăn hai lần.

*

Chữa viêm cấp đường tiêu hóa, táo bón, kiết lị:

100g cải bó xôi, 1/3 muỗng cà phê muối, nấu với 3 chén nước, còn 1 chén. Người lớn uống một lần vào buổi trưa. Trẻ em uống sáng và chiều.

Bảo vệ tim mạch:

Để chữa các bệnh liên quan đến tim mạch như xơ vữa động mạch, đái tháo đường luôn cần những dưỡng chất có ích để hòa tan nước và chất béo vón cục trong thành mạch máu. Hai loại vitamin C và vitamin A tập trung nhiều trong cải bó xôi lại có thể làm nên những kỳ tích này.

Một nghiên cứu cho thấy, nguy cơ ung thư buồng trứng ở những người ăn nhiều rau có chứa chất kaempferol (thuộc nhóm flavonoid) giảm đến 40% so với những người hấp thụ chất này ít hơn.

Chống ung thư buồng trứng:

Một nghiên cứu cho thấy, nguy cơ ung thư buồng trứng ở những người ăn nhiều rau có chứa chất kaempferol (thuộc nhóm flavonoid) giảm đến 40% so với những người hấp thụ chất này ít hơn.

Ngoài ra họ cũng phát hiện có sự giảm bớt 30% nguy cơ của bệnh ung thư buồng trứng ở những người tiêu thụ chất luteolin (cũng thuộc nhóm flavonoid) cao nhất so với những người tiêu thụ chất này ở mức thấp nhất. Hàm lượng các chất này đặc biệt nhiều trong cải bó xôi, trà xanh, hành cải xoăn, rau diếp, bông cải xanh.

Chữa thiếu máu, khí huyết hư, suy nhược:

Dùng một lượng cải bó xôi vừa ý, luộc hoặc nhúng nước sôi xong đem nấu canh với thịt lợn nạc, gan lợn, hoặc trứng gà.

Thiếu máu, mất máu, trĩ táo bón, ngứa:

Tiết lợn 250g luộc chín kỹ xong thái lát rồi cho lại vào nước cùng cải bó xôivới lượng vừa ý nấu thành canh (khoảng 500g rau) nêm gia vị.

Bổ âm nhuận phế, chữa tăng huyết áp, dưỡng huyết, chỉ huyết:

Cải bó xôi 300g, gừng tươi 15g, hành 10g, xì dầu 10g, dầu vừng 10g, muối 6g, tỏi 5g. Tỏi, gừng giã nhuyễn vắt lấy nước, hành tỉa hoa, cải bó xôi nhúng nước sôi vắt ráo nước. Cho tất cả vào trộn đều. Ngày ăn 2 lần với cơm.

Xem thêm: Chế Độ Ăn Cho Người Làm Thụ Tinh Ống Nghiệm Đạt Hiệu Quả, Bật Mí Thực Đơn Ăn Uống

*

Chữa thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, bệnh đường hô hấp:

Cải bó xôi 100g cho vào bát với 200ml nước đun cách thủy 10 phút, uống vào buổi sáng, trưa.

Tăng huyết áp gây đỏ mặt, nhức đầu:

Cải bó xôilượng tùy ý rửa sạch bỏ vào nước sôi 2 – 3 phút khuấy lên vớt ra. Lấy con sứa biển rửa sạch thái nhỏ nhúng qua nước sôi. Cho hai thứ trên vào dầu vừng, ít muối, gia vị trộn để ăn.

Chống ung thư tiền liệt tuyến:

Cũng như vitamin C và E, carotenoid là chất chống oxy hóa mạnh, tham gia tích cực vào việc khống chế sự phân chia của các tế bào gây ung thư. Theo các nhà khoa học thì cơ thể chúng ta chỉ có thể sống và phát triển được không chỉ với một, hai mà là rất nhiều loại chất chống oxy hóa khác nhau, trong đó carotenoid tìm thấy trong cải bó xôi lại có khả năng phòng và ngừa ung thư tiền liệt tuyến.

Theo các nhà khoa học thì cơ thể chúng ta chỉ có thể sống và phát triển được không chỉ với một, hai mà là rất nhiều loại chất chống oxy hóa khác nhau, trong đó carotenoid tìm thấy trong cải bó xôi lại có khả năng phòng và ngừa ung thư tiền liệt tuyến.

Giúp xương chắc khỏe:

Vitamin K rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương. Nó đảm nhận vai trò kích hoạt osteocalcin, một loại protein non- collagen chính trong xương. Osteocalcin neo chặt các phân tử calcium molecules trong xương. Nếu không đủ vitamin K1, thì lượng oteocalin sẽ không chính xác, và sự khoáng hóa xương sẽ bị suy yếu. Cải bó xôi không chỉ giàu vitamin K, mà còn chứa cả mage – một dưỡng chất tuyệt vời trong việc tạo xương.

*

Chữa suy nhược thần kinh và thể lực, chống lão hóa:

Cải bó xôisống, giã lấy nước uống hoặc nấu chín, hoặc lấy dịch ép pha rượu uống. Có thể phối hợp với cải xoong.

Kiện tỳ, tiêu thũng trị suy nhược cơ thể:

Cải bó xôi200g, nhân sâm (hoặc đảng sâm) 40g, thịt lợn 100g, bột mì hoặc bột gạo, gừng, hồ tiêu, dầu, tương, dầu thơm, muối. Làm như bài trên.

Chữa khát nước, táo bón của người bị đái tháo đường:

90g cải bó xôi, 10g mộc nhĩ trắng, nấu nước uống.

Bổ thận, tráng dương:

Cải bó xôi200g, sò khô 50g, câu kỷ 10g, táo đỏ 10 quả. Hành 10g, dầu 30g, muối 5g, sò khô rửa sạch cắt miếng, táo đỏ bỏ hột, câu kỷ tử bỏ tạp chất. Đổ dầu vào phi thơm hành, cho 1.000ml nước sôi, bỏ sò, cải bó xôi, câu kỷ vào nấu 5 – 10 phút thì chín. Ngày ăn 1 lần với cơm.

Xem thêm: Huyết Áp Thấp Bao Nhiêu Là Nguy Hiểm, Chỉ Số Huyết Áp Thấp Là Bao Nhiêu

Tốt cho mắt:

Lutein là 1 loại carotenoid có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về mắt như bệnh thoái hóa điểm đen và đục thủy tinh thể ở người già, thường có trong các loại rau có màu xanh, đặc biệt là cải bó xôi, cải xoăn và bông cải xanh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *