Nội dung bài viết

Các phương pháp mổ sỏi túi mật phổ biến nhất hiện nayMổ sỏi túi mật có nguy hiểm không?Các giải pháp tan sỏi túi mật không mổ

Quyết định sỏi túi mật có nên mổ không cần dựa vào kích thước sỏi, chức năng túi mật và triệu chứng mà bạn đang gặp phải. Nếu sỏi túi mật chưa gây triệu chứng hay biến chứng, người bệnh có thể trì hoãn việc phẫu thuật. Phương án lựa chọn điều trị thay thế có thể là sử dụng thuốc hoà tan sỏi, tán sỏi mật ngoài da.

Đang xem: Sỏi túi mật có nên mổ không

*

Sỏi túi mật có nên mổ không phụ thuộc vào nhiều yếu tố (kích thước sỏi, triệu chứng, biến chứng…)

Sỏi túi mật có nên mổ không? Khi nào cần mổ?

Không phải trường hợp nào mắc sỏi túi mật cũng cần phải mổ cắt túi mật. Nếu sỏi túi mật chưa lấp đầy 2/3 kích thước túi mật, chức năng của túi mật còn tốt (túi mật chưa bị viêm, thành túi mật mỏng, dịch mật trong, sức co bóp > 50%), triệu chứng của sỏi mật không quá nghiêm trọng, chưa gây biến chứng nguy hiểm thì chưa cần phẫu thuật. Thay vào đó, người bệnh có thể lựa chọn các giải pháp tan sỏi không mổ như dùng thuốc, tán sỏi ngoài cơ thể, lấy sỏi qua da, đặc biệt là dùng thảo dược Đông Y.

Chỉ định phẫu thuật cắt túi mật chỉ cần thiết trong các trường hợp:

– Thường xuyên xuất hiện cơn đau quặn mật (, đặc biệt sau khi ăn no hoặc sau các bữa ăn nhiều dầu mỡ, kết hợp với đầy trướng, chậm tiêu, buồn nôn, sợ mỡ, lợm giọng)… đau hạ sườn phải

– Sỏi túi mật gây biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật cấp hoặc mạn tính tái phát nhiều lần , viêm đường mật, viêm tụy…– Sỏi túi mật kích thước quá lớn (chiếm 2/3 diện tích túi mật), sỏi di chuyển gây tắc đường dẫn mật.– Túi mật teo, vôi hóa thành túi mật, thành túi mật dày, mất chức năng co bóp và dự trữ dịch mật.– Bị cả sỏi và polyp túi mật, nghi ngờ chuyển biến ác tính.

*

Khi sỏi túi mật gây nhiều triệu chứng, biến chứng, người bệnh mới cần phải mổ

Các phương pháp mổ sỏi túi mật phổ biến nhất hiện nay

Trước đây, biện pháp thông dụng nhất để mổ sỏi mật là mổ hở (mổ phanh). Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học, biện pháp mổ nội soi được ứng dụng phổ biến hơn với nhiều lợi ích cho người bệnh.

Cắt túi mật nội soi

Phẫu thuật được tiến hành bằng cách sử dụng camera và đưa dụng cụ phẫu thuật vào ổ bụng qua những đường mổ nhỏ.

Người bệnh thực hiện cắt túi mật nội soi ít bị đau, có thời gian hồi phục ngắn, ít xâm lấn và khá an toàn.

Mổ hở cắt túi mật

Để thực hiện phẫu thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê và cắt bỏ túi mật qua một đường mổ ở thành bụng của người bệnh.

Phương pháp này hiện nay ít được áp dụng vì thời gian hồi phục của người bệnh lâu hơn, tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật cũng khá cao.

Mổ sỏi túi mật có nguy hiểm không?

Mổ sỏi túi mật hiện tại chủ yếu là phẫu thuật nội soi. Tuy được đánh giá là khá an toàn nhưng người bệnh cũng sẽ phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm bao gồm:

Biến chứng trong quá trình phẫu thuật

Tuy tỷ lệ khá thấp nhưng mổ cắt túi mật là một phẫu thuật ngoại khoa nên cũng tiềm ẩn những rủi ro như:

– Nhiễm trùng: Tất cả các ca phẫu thuật dù lớn hay nhỏ đều có nguy cơ nhiễm trùng, vì thế, người bệnh thường được chỉ định sử dụng kháng sinh dự phòng trước và sau mổ.

– Rò dịch mật.

– Tổn thương đường mật: Là biến chứng nghiêm trọng nhất của phẫu thuật nội soi, vì thế trước khi tiến hành phẫu thuật cần phải tiến hành chụp X quang đường mật để xác định đường mật có vấn đề gì bất thường hay không.

– Sót sỏi trong đường mật: Thông thường khi phẫu thuật cắt túi mật, các bác sĩ sẽ đồng thời cố gắng lấy luôn sỏi trong đường mật. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, sỏi vẫn có thể bị sót lại trong đường mật và có nguy cơ tái phát trở lại sau phẫu thuật.

– Hình thành cục máu đông trong lòng mạch.

– Hội chứng sau cắt túi mật: Bao gồm các triệu chứng buồn nôn, đi ngoài, đau hạ sườn phải. Ở hầu hết trường hợp, những hiện tượng kể trên sẽ biến mất sau thời gian ngắn.

Xem thêm: Những Điều Tốt Đẹp Trong Cuộc Sống, Lan Toả Điều Tốt Đẹp

Biến chứng sau mổ cắt túi mật

Sau phẫu thuật, do không còn túi mật để dự trữ và điều tiết dịch mật nên dịch mật đổ xuống tá tràng không theo nhịp độ ăn uống nữa. Mặc dù cơ thể sẽ điều chỉnh dần dần để thích nghi với việc này nhưng có thể gây nên một số rối loạn nhất định về tiêu hóa như chán ăn, chậm tiêu. Đặc biệt, một số người bệnh có cảm giác mất đi một phần cơ thể, thiếu tự tin.

Đặc biệt sau phẫu thuật cắt túi mật, sỏi vẫn có thể tồn tại hoặc tái phát trở lại trong ống mật (sỏi đường mật) hoặc ở cổ túi mật.

*

Nhiều người gặp phải vấn đề về tiêu hóa và tái phát sỏi sau phẫu thuật cắt túi mật

Các giải pháp tan sỏi túi mật không mổ

Với những trường hợp sỏi chưa gây triệu chứng hay biến chứng, người bệnh có thể cân nhắc các phương pháp điều trị sỏi túi mật không mổ như dùng thuốc tan sỏi Tây y, sử dụng thảo dược Đông y hay tán sỏi ngoài da.

Dùng thuốc tan sỏi túi mật Tây y

Người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc tan sỏi từ Tây y hoặc Đông y.

Trong đó, các thuốc tan sỏi túi mật trong Tây y thường có bản chất acid mật như acid urso-deoxycholic, acid cheno-deoxycholic,… có hiệu quả với sỏi túi mật kích thước nhỏ dưới 20mm, chưa bị vôi hoá.

Tuy nhiên, các thuốc này thường gây nhiều tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hoá như đau quặn bụng, tiêu chảy, đầy trướng, chậm tiêu… Đây cũng là lý do nhiều người bệnh không thể theo hết liệu trình dùng thuốc kéo dài tối thiểu từ 6 tháng – 2 năm. Hơn nữa, sau điều trị, có đến 50% trường hợp bị tái phát sỏi trong vòng 3-5 năm.

Dùng các thảo dược Đông y

Khắc phục những điểm hạn chế của thuốc tan sỏi Tây y, các thảo dược Đông y đều rất lành tính, không có tác dụng phụ, vừa giúp bào mòn sỏi, vừa giúp ngăn sỏi tái phát sau điều trị. Vì thế, đây đang là xu hướng lựa chọn của nhiều chuyên gia và người bệnh.

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây sỏi túi mật là sự kết hợp của nhiều yếu tố như:

– Bất thường trong quá trình sản xuất dịch mật ở gan (do chức năng gan kém, gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan…)– Sự giảm co bóp túi mật gây ứ đọng dịch mật, tạo điều kiện hình thành sỏi – Nhiễm khuẩn túi mật. 

Bởi vậy, để điều trị sỏi túi mật từ gốc phải tác động được vào nguyên nhân sinh ra sỏi. Ứng dụng điều này, nhiều thảo dược trong Đông y đã được sử dụng và phối hợp thành bài thuốc để làm tan sỏi mật. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất bài thuốc Nhân Kim Thang từ 8 thảo dược quý gồm Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo đã có nghiên cứu khoa học bài bản chứng minh hiệu quả.

Kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi TS.BS Vũ Thị Khánh Vân (Viện y học cổ truyền quân đội) cho thấy bài thuốc Nhân Kim Thang có khả năng tác động toàn diện lên hệ thống gan mật và tác động vào nguyên nhân hình thành sỏi túi mật. Nhờ đó, bài thuốc này vừa giúp làm tan sỏi túi mật, giảm triệu chứng đau bụng, đầy trướng, chậm tiêu, vừa giúp ngăn biến chứng viêm túi mật, hạn chế nguy cơ phải phẫu thuật cắt túi mật.

 

Cơ chế tác dụng của 8 thảo dược quý trong bài thuốc Nhân Kim Thang

Kế thừa và phát triển trên bài thuốc y học cổ truyền trị sỏi mật Nhân Kim Thang, Viện thực phẩm chức năng Việt Nam đã cho ra đời sản phẩm Kim Đởm Khang dạng viên nang với thành phần 8 thảo dược quý.

Sản phẩm cho tác động vào căn nguyên hình thành sỏi, từ đó giúp giảm triệu chứng, ngăn biến chứng và bào mòn sỏi túi mật hiệu quả. Sản phẩm đã được kiểm chứng tại Bệnh viện 103 và được Cục VSATTP – Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc.

TS.BS Dương Xuân Nhương (Viện 103) chia sẻ về kết quả nghiên cứu của sản phẩm Kim Đởm Khang tại Hội nghị gan mật toàn quốc

Ra đời từ năm 2012, Kim Đởm Khang đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu trong hành trình chữa trị sỏi mật đầy gian nan. Điển hình nhất phải kể đến trường hợp của ông Long (Hải Phòng) đã từng mất ăn mất ngủ vì viên sỏi túi mật lớn tận 33mm, thường xuyên gây viêm túi mật. Sau thời gian kiên trì dùng Kim Đởm Khang, sỏi đã tan sạch, túi mật được bảo tồn là điều mà không chỉ ông Long mà chính bác sĩ cũng kinh ngạc.

“Sử dụng Kim Đởm Khang đã giúp tôi bào mòn sỏi túi mật 3.3 cm, bảo tồn được túi mật mà không phải phẫu thuật” – Chia sẻ của ông Long, Hải Phòng

Tán sỏi túi mật qua da

Đây là phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu, an toàn, hiệu quả mà vẫn bảo tồn được túi mật. Mặc dù thời gian hồi phục khá ngắn nhưng sau can thiệp tán sỏi túi mật qua da, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như chảy máu, viêm đường mật, viêm túi mật… hoặc tình trạng tái phát sỏi sau điều trị cũng phổ biến.

Xem thêm: Cách Bôi Kem Dưỡng Da Đúng Cách, Cách Thoa Kem Dưỡng Da Mặt Đúng Cách

Tham khảo: dailymail.co.uk, webmd.com, healthlinkbc.ca

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *