Các cụ xưa vẫn nói, “có bệnh thì vái tứ phương”. Ngày nay để hướng tới sự thuận tiện trong mọi mặt của đời sống, nhiều người vẫn thường hướng tới việc sử dụng thuốc tây bởi đặc tính nhanh gọn, dễ dàng. Tuy nhiên chúng ta vẫn không thể phủ nhận được lợi ích của các bài thuốc Đông y và đây cũng là lựa chọn của rất nhiều người trong trường hợp không may mang bệnh. Bàn về thuốc Đông y hay còn được gọi là thuốc Bắc, thì một vấn đề lại được đặt ra là sắc thuốc sao cho đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ bàn về việc sắc thuốc Bắc bằng nồi đất như thế nào?

*

Quá trình sắc thuốc bằng nồi đất.

Theo Đông y, thuốc có công hiệu hay không một phần là do cách sắc thuốc. Xét dưới góc độ khoa học, sắc thuốc là quá trình thủy phân, chiết xuất hoạt chất dưới tác dụng của nhiệt độ.

Đang xem: Sắc thuốc bắc bằng nồi cơm điện

Thế sắc thuốc sao cho đúng?

Mục lục:

Chuẩn bị các dụng cụ cần thiếtLựa chọn dụng cụ sắc thuốcTrước khi sắc phải rửa thuốcNước để sắc thuốcChú ý về thứ tự sắc của các vị thuốcĐiều chỉnh lửa như thế nào?Nên sắc thuốc như thế nào?Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Nên sử dụng thuốc khi nóng, ấm hay lạnh?Có được thêm đường vào thuốc bắc?Có nên uống đông dược và tân dược cùng một lúc?

Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết

Lựa chọn dụng cụ sắc thuốc

Các loại ấm sắc thuốc được bán trên thị trường rất đa dạng về chất liệu như: ấm đất, ấm sành, nồi nhôm, nồi thép không gỉ, nồi thủy tinh, đất, sành, áp suất… Tuy nhiên, sử dụng ấm đất và ấm sành là tốt nhất . Vì trong một số dược liệu có rất nhiều tanin, nếu dùng ấm sắc bằng kim loại, trong quá trình sắc thuốc sẽ tạo thành tanat sắt, tanat đồng, tanat nhôm… sẽ làm biến đổi chất thuốc.

Đặc biệt, trong trường hợp dùng nồi nhôm để sắc thuốc, nếu thang thuốc có các vị chua như Ngũ vị tử, Sơn tra… nồng độ nhôm trong thuốc sắc rất cao có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Một trong những nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, trong tế bào thần kinh trung ương của những người mắc bệnh suy não có sự có mặt của nhôm. Và nhôm cũng đã được coi là một trong những nguyên nhân gây bệnh này.

*

Nên lựa chọn loại nồi như thế nào để sắc thuốc?

Ngày nay, có nhiều loại ấm sắc thuốc bằng điện của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ưu điểm của các loại ấm này là chất liệu bằng sành, đất và có đồng hồ định thời gian nên rất chủ động cho việc sắc thuốc. Cách sử dụng đơn giản, chất lượng thuốc sắc cũng rất tốt, người sắc không phải chú ý nhiều đến việc sắc thuốc.

Ngoài ra, hiện nay, nhiều cơ sở đã sử dụng hệ thống sắc thuốc tự động đóng túi rất nhanh chóng và tiện lợi cho người bệnh, nhưng quả thực phương thức này mang đậm tính chất công nghiệp mà đã bỏ đi khá nhiều các thao tác cần thiết mang tính cổ truyền làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thuốc và hiệu quả trị liệu.

Trước khi sắc phải rửa thuốc

Tùy từng loại dược liệu mà có những cách sắc riêng biệt. Trước khi sắc thuốc nên rửa qua thuốc. Thứ nhất, vì các vị thuốc bắc phần nhiều đã được sấy khô và có thể có mối mọt, hoặc lẫn bụi.

Thứ hai, nhiều nhà thuốc chống mối mọt, mốc bằng cách phun diêm sinh vào rất dễ bị mốc, mọt nếu để lâu hoặc bảo quản không kỹ. Vì lý do này, các loại thuốc chống mốc, mọt thường được thêm vào các vị thuốc. Một trong những thuốc chống mốc rất phổ biến là diêm sinh. Diêm sinh thường được dùng trong quá trình sấy thuốc để làm cho thuốc được trắng, đẹp và chống mốc; rửa thuốc sẽ giảm bớt liều lượng diêm sinh.

Thứ ba, phần nhiều các vị thuốc hiện nay được trồng đại trà chứ không phải đi hái trên núi, trên rừng như ngày xưa; thuốc đại trà này nữa nên các có thể có tồn dư loại thuốc trừ sâu, phân bón hoá học cũng được dùng để tăng thêm năng xuất. Do đó, trước khi sắc, chúng ta phải rửa thuốc.

*

Nên rửa thuốc trước khi sắc.

Khi rửa thuốc chú ý phải rửa nhanh để tránh các loại thuốc chống mốc, mọt, thuốc trừ sâu… (thường là bên ngoài của các vị thuốc) sẽ tan vào trong nước và ngấm sâu vào trong vị thuốc còn khô. Khi rửa tới nước thứ ba trở lên thì ngâm lâu một chút để các hoá chất khó tan hoặc đã ngấm sâu hơn có thể tan ra làm mềm dược liệu giúp hoạt chất trong dược liệu dễ hòa tan hơn.

Nước để sắc thuốc

Muốn đạt chất lượng tốt thì nên đầu tư nước tinh khiết

Nước dùng để sắc thuốc cũng là một vấn để chúng ta phải quan tâm. Thông thường, chúng ta dùng nước máy, nước giếng, nước mưa… Tuy nhiên, cần một số lưu ý vì trong nước máy có tồn dư các thuốc sát trùng (chlorine, fluorine), các hóa chất do ô nhiễm môi trường và chất nước cứng (hard water) nên không tốt cho sức khoẻ. Đối với các loại nước ngầm (nước giếng đóng hoặc giếng khoan), nếu không lọc kỹ cũng sẽ có tồn dư kim loại nặng nhất thiết phải đạt các tiêu chuẩn vệ sinh tối thiểu.

Nhưng điều đó cũng có thể gây lãng phí. Vì vậy, bạn có thể sử dụng các loại nước trên nhưng hãy đảm bảo rằng chúng đạt các tiêu chuẩn vệ sinh tối thiểu nhé!

Ngoài ra, lượng nước cho vào từng thang cần vừa đủ, thường 1 thang thuốc 180-200gr nên cho 500-600ml nước, nchung cần ngập mặt dược liệu khoảng 2-3cm là được.

Chú ý về thứ tự sắc của các vị thuốc

Trong đơn thuốc đông y có một số vị thường được ghi phía sau hai chữ “sắc trước”. Điều này có nghĩa là các vị thuốc này cần được sắc trước đơn độc trong khoảng 15 phút, sau đó mới cho các vị thuốc khác trong đơn thuốc vào sắc cùng.

Xem thêm: Tiền Mãn Kinh Nên Uống Thuốc Gì, Chuyên Gia Khuyên Dùng

 Các vị thuốc này chủ yếu gồm hai loại : thứ nhất là các dược vật khó hòa tan, khó chiết xuất hoạt chất như các loại khoáng thạch, vỏ trai, ốc, hến…, xương động vật, rễ cây dạng khối cứng. Loại này cần phải sắc trong thời gian dài thích hợp thì mới đạt hiệu quả chiết xuất, phát huy tác dụng trị liệu cao nhất. Thứ hai là các dược vật có độc tính cao như bán hạ, sinh nam tinh…, nếu sắc trong thời gian ngắn thì dễ có các phản ứng kích thích ở hầu họng, thậm chí có thể mất tiếng.

*

Nên lưu ý thứ tự sắc của các vị thuốc.

Ngoài ra, các vị thuốc có hoạt chất là tinh dầu cần để riêng, khi thuốc gần được mới cho vào. Các thuốc là khoáng chất, khó tan ( Thạch cao, Thạch quyết minh), cần tán nhỏ rồi mới cho vào sắc chung với các vị khác. Các hóa chất, cao động vật dễ tan như A giao, Cao ban long, Cao hổ cốt, Phác tiêu cho vào nước sắc khi còn nóng, khuấy tan cho dễ uống. Các dược liệu quý hoặc không chịu được nhiệt độ cao như Nhân sâm, Quế, Tam thất nên hãm, mài, tán riêng, trộn vào nước sắc để uống

Điều chỉnh lửa như thế nào?

Đây là một vấn đề khá quan trọng. Thông thường khi chưa sôi thì dùng “vũ hỏa” (lửa to), khi đã sôi thì dung “văn hỏa” (lửa nhỏ), trước khi chắt thuốc nên tắt lửa, để om khoảng 10 phút. Tuy nhiên cũng không nên lớn quá vì vừa tốn kém vừa làm nước sôi quá mau, mà một số hoạt chất trong dược liệu có bản chất là protein hoặc tinh bột khi gặp nhiệt độ cao đột ngột sẽ dễ bị đông cứng hoặc biến chất. Trong khi sắc thuốc phải đậy nắp ấm để giữ các thành phần dễ bay hơi khỏi thoát ra ngoài.

Thời gian sắc dài hay ngắn phải tùy theo công dụng của thuốc, ví như thuốc phát hãn (làm ra mồ hôi), thuốc thanh nhiệt cần sắc nhanh, thuốc tư bổ phải sắc lửa nhỏ và kéo dài… Một số dược liệu có độc như ô đầu, phụ tử… cần phải sắc lâu hơn một chút để làm giảm độc tính.

Nên sắc thuốc như thế nào?

Thời gian sắc cũng tùy thuộc vào công dụng của từng bài thuốc, vấn đề này nên tham khảo ý kiến thầy thuốc. Thường các loại thuốc bổ nên sắc lâu hơn các loại thuốc công(tả hạ). Một số loại dược liệu cần sắc lâu mới chiết được hết hoạt chất như các loại chất khoáng, vỏ trai, ốc, mai mực, xương động vật…

Sắc nhanh: (đối với thuốc giải cảm, thuốc nhiều tinh dầu) nên cho nước ngập mặt dược liệu, đun lửa lớn sôi khoảng 30 phút vàsắc 1 lần.

Sắc chậm: (đối với các loại thuốc bổ)

Lần 1: đổ nước ngập mặt dược liệu (600ml), đun nhỏ lửa âm ỉ cho thuốc sôi đều, sắc đến còn 1/3 lượng nước cho vào, chiết lấy nước thứ nhất.

Lần 2: cho vào khoảng 400ml nước, đun nhỏ lửa đến còn 200ml, phối hợp 2 dịch sắc, có thể cô đặc cho dễ uống.

Thường sắc từ 2-3 lần để chiết được hết hoạt chất. Các nước sắc được nên gộp chung lại rồi chia đều cho 2-3 lần uống trong ngày. Không nên sắc nước nào uống nước ấy vì nước sắc trước thường đậm đặc hơn nước sắc sau.

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc

Nên sử dụng thuốc khi nóng, ấm hay lạnh?

Thường thì khi sắc thuốc xong, chắt nước thuốc ra bát, đợi một lát để thuốc nguội đến độ vừa phải, không nóng không lạnh rồi uống, như vậy gọi là uống ấm. Cách uống này hay được sử dụng hơn cả vì rất hợp sinh lý. Nhưng với những bệnh nhân bị chứng hàn như cảm mạo phong hàn, đau bụng đi ngoài do lạnh… muốn nâng cao tác dụng tán hàn của thuốc thì phải uống nóng.

*

Một số lưu ý khi dùng thuốc bắc.

Ngược lại, với những bệnh nhân bị chứng nhiệt như sốt sao, môi khô họng khát, miệng lưỡi lở loét, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ… thì phải đợi cho thuốc thật nguội mới uống nhằm mục đích tăng cường hiệu quả thanh nhiệt của dược liệu.

Có được thêm đường vào thuốc bắc?

Không nên tùy tiện cho đường vào thuốc cho dễ uống. Do các thành phần trong thuốc bắc tương đối phức tạp, trong đường lại có nhiều nguyên tố sắt, canxi và tạp chất, không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc mà còn có tác hại cho sức khỏe.

Hơn nữa một số loại thuốc phải dùng vị đắng để kích thích sự phân tiết của tuyến tiêu hóa nhằm phát huy tác dụng chữa bệnh. Nếu thêm đường sẽ mất tác dụng này và không đạt kết quả chữa trị. Đường có thể gây cản trở tới việc hấp thu các nguyên tố vi lượng và vitamin, ảnh hưởng tới hiệu quả của một số thuốc giải nhiệt, làm phân giải thành phần hữu ích của một số loại thuốc.

Xem thêm: Điều Trị Giãn Dây Chằng Đầu Gối, Giãn Dây Chằng Đầu Gối Và Phục Hồi Chức Năng

Có nên uống đông dược và tân dược cùng một lúc?

Tốt nhất là nên uống cách xa nhau vì rằng nhiều loại thuốc tây và thuốc ta không thể cùng uống một lúc. Ví như các vị thuốc như đào nhân, hạnh nhân có chứa nitriglycoside thì không nên uống cùng các tân dược thuộc nhóm an thần, gây mê, gây tê vì có thể gây ức chế trung tâm hô hấp và rối loạn chức năng gan.

Kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin không nên uống cùng một lúc với các vị thuốc có chứa nhiều canxi, magiê và nhộm nhôm như thạch cao, mẫu lệ… vì sẽ làm giảm hiệu lực của tetracyclin, hình thành các hợp chất kim loại bền vững ở đường ruột làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và tiêu hóa thức ăn.

Như vậy, trên đây là quy trình và một số lưu ý nhi nhỏ để bạn có thể sắc được những chén thuốc bổ dưỡng, phù hợp với thể trạng củ bản thân nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *