Nếu là fan của phim hoạt hình nói chung và anime (hoạt hình Nhật Bản) nói riêng thì không thể nào không biết tới Ghibli. Hãy cùng Á Châu Media điểm lại những bộ phim hay nhất của Studio Ghibli sản xuất bạn nhé!

Đôi nét về Studio Ghibli

Được thành lập năm 1985 bởi Hayao Miyazaki và Isao Takahata, Ghibli Studio được xem như một trong những tượng đài của phim hoạt hình châu Á. Thậm chí nhiều người còn đánh giá Ghibli là Walt Disney của châu Á và hòan toàn đủ sức cạnh tranh với hãng phim này. Tuy nhiên, thông tin hãng chính thức tạm ngưng sản xuất phim hoạt hình giữa năm 2014 đã khiến rất nhiều fan của Ghibli tiếc nuối.

Đang xem: Phim hoạt hình hãng ghibli

*

Trong thời đại mà tất cả phim hoạt hình đang được hiện đại hóa bằng các máy móc vẽ hiện đại, Ghibli vẫn trung thành với những nét vẽ tay truyền thống cho mỗi tác phẩm của mình. Đó có lẽ là nét riêng nhất của Studio danh tiếng này. Top 10 phim duới đây có thể xem như “kiệt tác” của Ghibli Studio mà những ai yêu mến hãng sẽ không thể nào không biết. Nếu bạn chưa xem thì hãy xem ngay và luôn nhé!

Top 10 Studio Ghibli các phim đã sản xuất được công nhận trên toàn thế giới

Spirited Away (2001)

Spirited Away (Cuộc phiêu lưu của Chihiro vào thế giới linh hồn) được xem là bộ anime thành công nhất của Ghibli khi là phim anime đầu tiên trong lịch sử nước Nhật giành được giải Gấu vàng tại Liên hoan phim Berlin và một giải Oscar cho Phim hoạt hình hay nhất năm. Hơn thế, Spirited Away cũng là phim Anime có doanh thu cao nhất của Nhật từ trước tới giờ khi đạt 275 triệu USD toàn cầu.

*

Phim được chính Hayao Miyazaki chấp bút và đạo diễn. Mở đầu câu chuyện là chuyến đi đến nhà mới của Chihiro, cô bé rất buồn vì phải xa bạn bè, trường lớp cũ. Cha của Chihiro rẽ vào con đường tắt dẫn đến cánh cổng đầy rêu phong. Linh cảm thấy điều không hay Chihiro ngăn cản bố mẹ mình bước vào đó nhưng với tính tò mò, cha Chihiro đã dẫn cả nhà vào thăm quan một lúc. Chính sự tò mò ấy đã dẫn đến rất nhiều chuyện không may cho gia đình và bản thân Chihiro.

Laputa Castle in the Sky (1986)

Đây là bộ phim đầu tiên mà hãng này sản xuất và đoạt giải Animage Anime Grand Prix cho Phim xuất sắc nhất vào năm 1986. Cái tên Laputa được đặt theo tên của hòn đảo bay Laputa trong tiểu thuyết Những chuyến du hành của Gulliver của Jonathan Swift.

*

Phim xoay quanh cuộc tìm kiếm Laputa – một hòn đảo hay nói đúng hơn là một lâu đài trôi nổi trên bầu trời của 2 người bạn Pazu và Sheeta. Chiếc vòng cổ nạm viên đá Levistone là chi bảo gia truyền của dòng họ Laputa, một hoàng tộc huyền bí và cổ xưa. Viên đá là chìa khóa và lưu vật cuối cùng minh chứng sự hiện hữu của Laputa. Là người thừa kế cuối cùng còn lại của vương triều này, Sheeta bị truy đuổi bởi đội quân mật vụ do Mushka cầm đầu và băng cướp Dola, nhằm tước đoạt cổ vật Levistone, tìm kiếm bí mật Laputa.

My Neighbour Totoro (1988)

“Hàng xóm của tôi là Totoro” là bộ phim đã giành được giải Animage Anime Grand Prix và Mainichi Film Award cho Phim xuất sắc nhất vào năm 1988. Không phải ngẫu nhiên mà Ghibli chọn hình ảnh Totoro làm biểu tượng cho hãng. Nhân vật đáng yêu này, đã trở thành một biểu tượng cho phong cách làm phim hoạt hình sáng tạo, đáng yêu và đầy nhân văn. Bộ phim có sức lan tỏa mãnh liệt và gắn liền với kí ức tuổi thơ của nhiều khán giả.

*

Gia đình Kusakabe chuyển về vùng thôn quê sinh sống. Căn nhà mới mà họ sắp ở dân làng đồn đại là bị ma ám. Nhưng điều ấy chẳng làm lay chuyển nỗi tò mò, hiếu động của hai chị em nhà Kusakabe: Satsuki và Mei. Tại ngôi nhà mới, Satsuki và Mei kết thân với bà hàng xóm tốt bụng tên Nanny và cậu bé Kanta, cùng tuổi với Satsuki. Trong một lần chạy chơi vào khu rừng gần nhà, cô em gái Mei mới 4 tuổi đã tình cờ gặp gỡ con thú khổng lồ, vị chúa tể của khu rừng là Totoro. Dù không xuất hiện nhiều, song sự đáng yêu của Totoro đã khiến nhiều người “phát cuồng”.

Princess Mononoke (1997)

*

Phim lấy bối cảnh những cánh rừng bạt ngàn và bí ẩn xen lẫn nhiều yếu tố kỳ ảo vào cuối thời Muromachi (1392 – 1572), nơi mà súng đạn dần thay thế cho đao kiếm, sự thống trị của các samurai suy yếu đến mức biến họ thành những tên cướp bóc. Vào thời điểm này, người Nhật Bản nói riêng và loài người nói chung đã có ý thức chinh phục, khai phá thiên nhiên bằng sức lực, trí tuệ của mình. Tuy nhiên sự khai thác bừa bãi đã làm thiên nhiên nổi giận, không ít lần giáng tai họa xuống loài người.

Dù là hoạt hình dành cho thiếu nhi, nhưng đối tượng phù hợp nhất của “The princess Mononoke” có lẽ là người lớn và thanh thiếu niên. Vấn đề bộ phim đề cập cũng chính là vấn đề nóng bỏng của mọi thời đại: Bảo vệ môi trường sinh thái.

Kiki’s Delivery Service (1989)

Lại một kiệt tác khác được thực hiện bởi hãng Ghibli dưới sự đạo diễn của Hayao Miyazaki. Bộ phim được chuyển thể từ bộ tiểu thuyết cùng tên của Eiko Kadono. Phim đoạt giải Animage Anime Grand Prix cùng năm và phim đầu tiên Studio Ghibli ký hợp đồng phát hành với Disney của Mỹ.

*

Câu chuyện xoay quanh cô gái phù thủy tập sự vừa bước sang tuổi 13 là Kiki, cô lên thành phố để gặp người bạn thân của mình là Jiji cùng với con mèo của mình bằng cây chổi bay. Kiki đã ở lại thành phố cảng này để luyện tập kỹ năng bay của mình bằng việc mở một cửa hàng thực hiện việc đi giao hàng cũng như với tính cách tốt bụng của mình cô cũng làm những việc có thể để giúp đỡ mọi người trong thành phố. Cũng như nhiều bạn tuổi teen khác, Kiki đã trải qua một giai đoạn khó khăn khi bỗng nhiên mất hết phép thuật và niềm tin vào bản thân mình. Thế nhưng, cô phù thủy nhỏ đã vượt qua bằng sự giúp đỡ của người thân và nỗ lực của chính bản thân.

Xem thêm: Tình Nhân Tạo Dáng Với Xích Đu Và Hồ Nước (Ảnh, Tạo Dáng Thật Deep Bên Xích Đu Và Hồ Nước (Ảnh

Porco Rosso (1992)

*

Porco Rosso hay được biết đến là Kurenai no Buta ở Nhật là phim anime thứ sáu do Hayao Miyazaki đạo diễn và sản xuất bởi hãng Ghibli. Cốt truyện lấy bối cảnh Thế chiến thứ nhất, một phi công lái máy bay chiến đấu đã trở thành một người săn tiền thưởng luôn nhằm vào những tên “Cướp biển lái máy bay” tại vùng biển Adriatic. Người phi công này bị một lời nguyền khuôn mặt của ông bị biến thành mặt heo. Ông từng có tên là Marco Pagot nhưng từ khi bị lời nguyền ông có một tên khác được mọi người biết đến là Porco Rosso.

Howl’s Moving Castle (2004)

Ra mắt năm 2004, Howl’s Moving Castle được giới chuyên môn đánh giá cao và từng được đề cử Oscar cho phim hoạt hình hay nhất năm 2006. Phim có một cốt truyện thú vị, pha trộn giữa yếu tố phiêu lưu và chất kì bí quen thuộc trong các tác phẩm của Ghibli. Đặc biệt, bộ phim còn đề cập đến câu chuyện tình yêu trong sáng, giản dị và cực kì đáng yêu. Do đó, bộ phim rất thích hợp với đối tượng khán giả trẻ em. Không thể phủ nhận How’s Moving Castle nằm trong top phim hay của Studio Ghibli

*

Cốt truyện xoay quanh Sophie, một cô thợ làm mũ 18 tuổi và sau đó lời nguyền của mụ phù thủy già biến cô thành một bà lão 90. Ban đầu Sophie rùng mình bởi sự thay đổi này. Tuy nhiên, cô dần chấp nhận điều này như một cách để tự giải phóng mình khỏi lo lắng, sợ hãi và ngại ngùng. Sophie phải đi đến nơi ở của Phù thuỷ Rác để tìm Howl, cầu xin Howl hoá giải lời nguyền.

Howl dù có hơi trẻ con và thậm chí là lăng nhăng, nhưng theo đánh giá của nhiều fan anime thì Howl xứng danh là “soái ca” của Ghibli Studio. Ngoài những câu nói đậm mùi tự sướng như “Tôi sẽ chết nếu không đẹp trai nữa” thì câu nói bất hủ của Howl đã khiến rất nhiều bạn nữ phải “rung rinh”. Đó là khi Howl nói với Sophie: “Từ bây giờ, anh sẽ không trốn chạy nữa. Vì anh đã có thứ để bảo vệ, và đó là em”.

Whisper of the Heart (1995)

“Lời thì thầm của trái tim” là một trong những phim hiếm hoi của Studio Ghibli nói về cuộc sống ở đô thị lớn. Đây là phim của Studio Ghibli được nhiều người yêu thích dù không phải do Hayao Miyazaki hay Takanaka đạo diễn mà là Kondō Yoshifumi, một đạo diễn đủ tài năng để sánh ngang với hai nhà sáng lập xưởng phim.

*

Bộ phim được mở đầu với giai điệu ngọt ngào của bài hát Country road bằng tiếng Anh. Nhân vật chính của chúng ta là cô bé Shizuku Tsukishima 14 tuổi. Hằng ngày Shizuoka đều đến thư viện mượn sách về để đọc và đây là một công việc rất yêu thích của cô bé. Sau mỗi cuốn sách là một tấm thẻ ghi tên người mượn và trong đó có một cái tên khiến cô rất tò mò: Seiji Amasawa. Và từ đây câu chuyện tình cảm nhẹ nhàng rất dễ thương của hai nhân vật bắt đầu.

Nausicaa of the Valley of the Wind (1984)

Không thể kết thúc danh sách này mà không có sự hiện diện của kiệt tác “Nàng công chúa ở thung lũng gió” của Hayao Miyazaki. Tác phẩm này chính là tiền đề cho sự ra đời của hãng Ghibli 1 năm sau đó. Trang IMDb đưa nó vào danh sách “50 phim hoạt hình hay nhất mọi thời đại”.

*

Hơn 1.000 năm trước, một trận đại hỏa hoạn mang tên “Ngọn lửa 7 ngày” đã hủy diệt phần lớn nền văn minh nhân loại và hệ sinh thái của Trái Đất, chỉ để lại vài quốc gia. Phần lớn bề mặt hành tinh bị bao phủ bởi Biển Thối rữa, nơi sinh sống của những cây nấm to lớn và hàng vạn loài côn trùng khổng lồ, còn đất liền thì bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Nausicaa là công chúa đa tài của Thung lũng Gió, một đất nước thanh bình nằm bên bờ Biển Thối. Nàng sở hữu trí tuệ tương đương các nhà triết học lỗi lạc và khả năng võ thuật không kém gì những võ sĩ siêu đẳng.

Grave of the Fireflies (1988)

Giống như Spirited Away, Căn hầm đom đóm của Ghibli liên tục được các nhà phê bình khắp thế giới đua nhau khen ngợi là một trong những phim hoạt hình Studio Ghibli hay nhất từng sản xuất. Bởi tính nhân văn của nó. Nhà nghiên cứu lịch sử hoạt hình Ernest Rister đã so sánh bộ phim này với tác phẩm của đạo diễn Steven Spielberg, bộ phim Schindler’s List và nói rằng: “Đây là bộ phim hoạt hình nhân bản nhất mà tôi được xem”.

*

Phim được chính Isao Takahata chấp bút và đạo diễn. Phim lấy bối cảnh cuối Thế chiến thứ 2 ở Nhật Bản, bộ phim kể lại câu chuyện chua xót nhưng cảm động về tình anh em của hai đứa trẻ mồ côi Seita và cô em gái là Setsuko. Hai anh em mất mẹ sau cuộc thả bom dữ dội của không quân Mỹ vào thành phố Kobe trong khi cha của hai đứa bé đang chiến đấu cho Hải quân hoàng gia Nhật.

Xem thêm: Biểu Hiện Của Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ, Cách Nhận Biết

Vì vậy Seita và Setsuko phải vật lộn để tồn tại giữa một bên là nạn đói và một bên là sự thờ ơ đến nhẫn tâm của những người xung quanh (trong đó có cả những người họ hàng của hai đứa trẻ). Cuối cùng, Seita bất lực nhìn em Setsuko chết vì suy dinh dưỡng, những hình vẽ miêu tả sự đau đớn và cái chết của cô bé có thể coi là những cảnh phim bi thương nhất trong lịch sử hoạt hình Nhật Bản. Đây sẽ là bộ phim có thể khiến bạn ám ảnh vì những đau thương mà chiến tranh mang lại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *