Trẻ chậm phát triển tâm thần là những trẻ có chỉ số IQ nhỏ hơn 70, trẻ hạn chế nhiều kỹ năng và cần sự hỗ trợ từ người khác. Cha mẹ cần hiểu rõ được những điểm mạnh, điểm yếu của con để việc chăm sóc trẻ được tốt hơn.

Đang xem: Biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ

Chậm phát triển tâm thần là một khuyết tật của sự phát triển trí não, trẻ bị châm phát triển tâm thần có trí thông minh thấp hơn so với bình thường, chỉ số IQ nhỏ hơn 70 và các kỹ năng sinh hoạt hằng ngày cũng bị hạn chế. Chậm phát triển tâm thần được chia thành 4 mức độ bao gồm:

Nhẹ: Trẻ có IQ từ 50 đến 69. Hầu hết trẻ chậm phát triển tâm thần thuộc nhóm này (khoảng 85%). Các em có thể học đến lớp 6, có thể sống tự lập với sự hỗ trợ của gia đình, cộng đồng.Trung bình: Trẻ có IQ từ 35 – 49. Có khoảng 10% trẻ chậm phát triển tâm thần thuộc nhóm này. Trẻ có thể tự chăm sóc bản thân nếu được hướng dẫn, trẻ cần đến những trường học đặc biệt để được học các kỹ năng cần thiết để chung sống với cộng đồng.Nặng: Trẻ có IQ từ 20 – 34. Chỉ có khoảng 2 – 3% trẻ chậm phát triển tâm thần thuộc nhóm này. Trẻ cần đến các trường học đặc biệt để được học về các kỹ năng cơ bản để có thể tự chăm sóc bản thân và phát triển một số kỹ năng cần thiết khác.

Rất nặng: Trẻ có IQ dưới 20. Có khoảng 1 – 2 % trẻ chậm phát triển tâm thần thuộc nhóm này. Trẻ thường bị tổn thương thần kinh và cần được theo dõi và giúp đỡ thường xuyên.

IQ
Chỉ số IQ để đo mức độ chậm phát triển tâm thần

Chậm phát triển tâm thần được gặp rất phổ biến với tỷ lệ từ 1-3% dân số. Với tỷ lệ này mỗi năm ở Việt Nam sẽ có khoảng từ 12000 đến 36000 trẻ sẽ bị chậm phát triển tâm thần. Nguyên nhân có thể do di truyền, hay các bất thường xảy ra trong thời kỳ mang thai, biến cố khi sinh,… hoặc các nguyên nhân sau sinh như viêm não, ngộ độc chì, thủy ngân,… thậm chí là tình trạng đói nghèo, trẻ không được giao tiếp và quan tâm chăm sóc cũng có thể làm trẻ chậm phát triển tâm thần.

Chậm phát triển tâm thần vận động thường giới hạn hoặc chậm phát triển trong một số kỹ năng như: Vận động, giao tiếp, chơi, kỹ năng xã hội,… Trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc học tập và tiếp thu kiến thức. Do đó, những đứa trẻ này phải mất nhiều thời gian hơn để tập nói, tập đi đứng và học cách tự chăm sóc bản thân trong các nhu cầu hàng ngày như ăn uống, vệ sinh cá nhân, mặc quần áo,…

Trẻ chậm phát triển tâm thần không phải do lười biếng, không chịu học tập mà đây là một khiếm khuyết rủi ro ngoài ý muốn. Do đó, trẻ cần nhận được sự cảm thông, tình thương và tôn trọng của gia đình và cộng đồng. Trẻ cần nhận được sự đảm bảo về mặt y tế, giáo dục, xã hội như những trẻ bình thường khác. Nếu được hỗ trợ giáo dục, hướng dẫn phù hợp thì trẻ sẽ phát triển được những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống và giảm bớt được gánh nặng cho gia đình và xã hội.

2. Biểu hiện của trẻ chậm phát triển tâm thần

Trẻ em chậm biết đi
Trẻ chậm phát triển tâm thần thường được phát hiện ở tuổi khi đến trường, gặp khó khăn trong quá trình học tập và có những biểu hiện bất thường về hành vi

Trẻ chậm phát triển tâm thần thường được phát hiện ở tuổi khi đến trường, gặp khó khăn trong quá trình học tập và có những biểu hiện bất thường về hành vi. Trẻ chậm phát triển tâm thần có thể có một số biểu hiện như sau:

Khó nhớ được các sự việcKém hiểu biết về các quy luật xã hội căn bảnKhông ý thức được hậu quả về các hành vi của mìnhKhó khăn khi tự phục vụ những nhu cầu cơ bản như: Tự ăn uống, vệ sinh cá nhân.Khó khăn trong suy nghĩ hợp tình hợp lýQuá năng động, kém tập trung, hung dữ, chống đối, tự gây thương tích cơ thể.

Trẻ cũng có thể bị động kinh hoặc có một vài vấn đề tâm thần, hành vi bất bình thường. Trẻ có thể rơi vào tâm trạng buồn phiền, chán nản nếu bị bạn học xa lánh hoặc cảm thấy bị mọi người coi thường. Nhiều trẻ có thể những hành động phá phách, hung bạo, không tự chủ được trước một bất bình nhỏ. Điều này xảy ra là do là trẻ không thể học cách hành xử, suy luận như trẻ bình thường.

Để xác định được trẻ dưới 6 tuổi phát triển như thế nào có thể dùng một số test trắc nghiệm đo chỉ số phát triển như:

Test Fagan có thể đo cho trẻ từ 6,5 tháng đến 12 tháng tuổiThang DENVER I, IIThang CAPUTEThang BRUNET LEZINEChỉ số IQ

3. Chăm sóc trẻ chậm phát triển tâm thần

Cho trẻ chơi với những đồ vật lớn
Cha mẹ cần tìm cách chơi cùng con, dạy con và đối thoại với con, tạo điều kiện những người xung quanh có thể chơi và giao tiếp với trẻ.

Chăm sóc trẻ chậm phát triển tâm thần là một thách thức đối với các ông bố bà mẹ và cần sự kiên nhẫn, thấu hiểu con. Cha mẹ cần hiểu rõ được những điểm mạnh, điểm yếu của con để có thể giúp cho trẻ bộc lộ tất cả những khả năng có thể.

Xem thêm: Có Nên Pha Thuốc Vào Sữa Cho Bé Uống Thuốc Với Sữa, Nước Trái Cây Có Hại Không?

Những trẻ chậm phát triển tâm thần thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp với người xung quanh. Trẻ thường không biết phải cách chơi trò chơi và khó bộc lộ cảm xúc của mình. Do đó, cha mẹ cần tìm cách chơi cùng con, dạy con và đối thoại với con, tạo điều kiện cho những người xung quanh có thể chơi và giao tiếp được với trẻ.

Trước hết, cha mẹ cần phải chú ý đến các vấn đề như hạn chế để trẻ chơi một mình, nên luôn luôn phải có người chơi cùng với trẻ. Người chơi cùng trẻ cần phải biết đặt mình vào vị trí của trẻ để hiểu trẻ. Đầu tiên có thể chơi theo ý của trẻ để cho trẻ chấp nhận, sau đó giúp trẻ chơi theo sự hướng dẫn của chính người lớn để trẻ có thể học được những điều mới. Cũng lưu ý rằng trẻ sẽ học chậm hơn so với các trẻ khác ở những lĩnh vực trong cuộc sống nên cha mẹ cần có sự kiên nhẫn trong việc giảng dạy con.

Một số trẻ chậm phát triển tâm thần ở mức độ nhẹ có thể theo học với những trẻ bình thường và có thể theo kịp các trẻ đồng trang lứa. Tuy nhiên, đối với những trẻ chậm phát triển tâm thần ở mức độ trung bình và nặng khó có thể theo học ở các trường học bình thường. Trẻ cần nhận được sự chăm sóc, giúp đỡ cho từng cá nhân để có thể học tốt. Vì vậy, tại các trường học chuyên biệt, giáo viên sẽ lập chương trình riêng cho mỗi em và xác định nhu cầu của mỗi trẻ và phối hợp với gia đình để cùng giúp trẻ học tập và phát triển.

4. Điều trị và phòng ngừa

4.1 Điều trị

Chậm phát triển tâm thần không có phác đồ điều trị, mục đích chính của việc điều trị là giúp trẻ phát triển tối đa các khả năng của mình. Các chương trình giáo dục và huấn luyện đặc biệt nên được bắt đầu ngay từ lúc trẻ còn bé, giúp cho trẻ phát triển càng giống bình thường càng tốt. Một số trung tâm có tổ chức hướng nghiệp để giúp trẻ học một số nghề đơn giản và tạo việc làm có thu nhập.

Đối với trẻ chậm phát triển tâm thần có các dấu hiệu của bệnh tâm thần như trầm cảm, rối loạn suy nghĩ, có hành vi phá phách,… cần được khám bởi các bác sĩ tâm thần để có phương pháp điều trị thích hợp.

Khám nhi
Đối với trẻ chậm phát triển tâm thần có các dấu hiệu của bệnh tâm thần cần được khám bởi các bác sĩ

4.2 Phòng ngừa

Việc phòng ngừa trẻ chậm phát triển tâm thần chỉ hiệu quả đối với các trường hợp có nguyên nhân rõ ràng. Hiện nay y học cho phép thực hiện một số các xét nghiệm và siêu âm trước sinh giúp phát hiện sớm một số bệnh có gây chậm phát triển tâm thần ví dụ như bệnh down hoặc xét nghiệm ngay sau sinh để phát hiện bệnh như trường hợp suy giáp bẩm sinh để có biện pháp điều trị kịp thời.

Các bà mẹ cần được tư vấn để chích ngừa phòng bệnh sởi do virut rubella. Không uống nhiều rượu và cần ăn uống đầy đủ trong thời gian mang thai để có thể dự phòng chậm phát triển tâm thần. Các bà mẹ nên đến bác sĩ tư vấn di truyền để được tư vấn.

Tóm lại, chậm phát triển tâm thần là một khuyết tật của sự phát triển trí não, trẻ bị châm phát triển tâm thần có trí thông minh thấp hơn so với bình thường. Do đó trẻ chậm phát triển những kỹ năng sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, trẻ cần nhận được sự giúp đỡ nhiều hơn những trẻ khác, việc chăm sóc trẻ cần đòi hỏi sự kiên nhẫn và phù hợp với mức độ của trẻ. Những gia đình có con chậm phát triển tâm thần có thể tham khảo ý kiến chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần để có biện pháp chăm sóc trẻ tốt hơn.

Xem thêm: Ăn Gì Để Da Đẹp ? Top 10 Thực Phẩm Đẹp Da Mà Bạn Không Nên Bỏ Qua

Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,… Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY. Ngoài ra, Quý khách có thể Đăng ký tư vấn từ xa TẠI ĐÂY

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *