Sau ngưng dùng thuốc tránh thai bao lâu thì có kinh trở lại? Là một trong số những câu hỏi mà chị em thường đặt ra khi muốn có thai trở lại hoặc muốn ngưng uống thuốc và chuyển qua sử dụng phương pháp ngừa thai khác sau một khoảng thời gian sử dụng thuốc tránh thai trước đó. Để rõ hơn về vấn đề này chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Thuốc tránh thai hàng ngày
Thuốc tránh thai
Là cụm từ chỉ chung cho những loại thuốc dùng để ngăn chặn và phòng tránh việc có thai ngoài ý muốn khi có quan hệ tình dục với bạn tình khác giới.Thuốc tránh thai bao gồm hai loại là thuốc tránh thai hàng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp, chứa hoạt chất chính là nội tiết tố sinh dục tạo ra tác dụng tránh thai nhờ cơ chế:Ức chế quá trình rụng trứng.Ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng nhờ vào việc làm đặc chất nhầy âm đạo để tinh trùng không gặp được trứng trong buồng tử cung.Thay đổi niêm mạc tử cung khiến trứng sau thụ tinh không tạo ổ được.Sử dụng thuốc tránh thai là biện pháp được áp dụng cho những phụ nữ có nhu cầu tránh thai mà chưa sử dụng biện pháp nào hoặc không sử dụng được phương thức nào khác. Ta cũng cần chú ý không nên dùng cho khi đang nghi ngờ có thai hoặc đang có thai hay mắc các bệnh mãn tính như huyết áp cao, tiểu đường, tim mạch, bệnh lý về gan, có tiền sử hay đang điều trị bệnh về huyết khối động, tĩnh mạch…
Tác dụng của thuốc tránh thai
Là phương pháp đơn giản, tiện dụng và giá cả hợp lý.Có hiệu quả ngừa có thai cao nếu sử dụng đúng cách và đúng liều.Không gây ảnh hưởng tới hoạt động tình dục của người sử dụng.Ngoài ra, còn giúp kinh nguyệt diễn ra đều đặn hơn, phòng ngừa các bệnh như ung thư vú, ung thư buồng trứng, một số thuốc còn giúp điều trị mụn trứng cá…
Công dụng và tác dụng không mong muốn đến từ thuốc tránh thai
Vậy ta có nên sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên để ngừa có thai? Và liệu sau đó ta muốn có kinh nguyệt, có thai trở lại liệu có được không khi mà trong thời gian dùng thuốc thì ta không xuất hiện hành kinh?
Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc tránh thai
Không có tác dụng ngăn lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục như mụn rộp sinh dục, giang mai, lậu…Có thể làm ta có cảm giác buồn nôn, chướng bụng, khó chịu, đau nhức đầu, tăng cân hay căng tức nhẹ vú… vào thời gian đầu dùng thuốc tránh thai.Gây ra máu âm đạo không rõ nguyên nhân.Sử dụng thuốc không đúng cách, đúng liều như quên dùng hoặc bị nôn, tiêu chảy mà không bù liều hay sử dụng thêm các biện pháp tránh thai bảo vệ khác thì khả năng có thai vẫn có thể xảy ra.
Đang xem: Ngừng thuốc tránh thai bao lâu thì có kinh
Thuốc tránh thai hàng ngày (sử dụng tùy theo vỉ 21 viên hay 28 viên) hay thuốc tránh thai khẩn cấp (không sử dụng quá 2 lần trong cùng một chu kỳ kinh nguyệt) cũng đều được khuyến cáo sử dụng đúng liều, đúng cách nhằm đảm bảo công dụng và giảm bớt những hạn chế và tác dụng phụ của thuốc.
Xem thêm: Bị Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì? Không Nên Ăn Gì? Tốt Cho Quá Trình Điều Trị
Từ đó cho thấy ta cần cân nhắc trước khi sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên trong thời gian dài vì thành phần của thuốc gây ức chế cho cơ thể gây ảnh hưởng tới thể trạng và tâm lý và cũng có thể làm chức năng sinh sản của bạn.
Xem thêm: Chăm Sóc Trẻ Bị Tiêu Chảy Cấp Cho Trẻ Tại Nhà, Chăm Sóc, Xử Trí Trẻ Tiêu Chảy Cấp
Sau dừng thuốc bao lâu thì có kinh nguyệt
Ngưng sử dụng thuốc thì sao bao lâu có kinh nguyệt?
Nếu ngưng thuốc tránh thai đột ngột khiến bạn có thể sẽ có những biểu hiện tương tự như khi dùng thuốc ngừa thai vào những ngày đầu sử dụng do việc thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể do các hoạt chất từ thuốc mang lại.Bình thường thì bạn có thể ra máu âm đạo ngay ngày hôm sau hoặc sau 3 – 5 ngày kể từ khi dừng thuốc tránh thai. Và sẽ cần từ 14 ngày hoặc nhiều hơn (khoảng 3 tháng) để cơ thể thích nghi và tạo ra các chu kỳ kinh nguyệt đều đặn trở lại tùy vào tình trạng sức khỏe, thời gian dùng thuốc tránh thai trước đó.Nếu như sau ngưng thuốc thời gian dài hơn ở trên mà không thấy xuất hiện kinh nguyệt thì bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên ngành sản – phụ khoa thăm khám để được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn và đánh giá hiện trạng nhằm kiểm tra lại cơ quan sinh sản và khả năng bạn đã mang thai trở lại sau dừng thuốc.
Bên cạnh đó, việc ngưng dùng thuốc tránh thai còn có thể làm bạn xuất hiện mụn trứng cá, lông ở tay, chân hoặc đau nhức một số nơi trong cơ thể hay sụt cân…
Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn về việc lựa chọn thuốc tránh thai phù hợp và cách sử dụng sao cho hợp lý. Đồng thời chuẩn bị tâm lý ổn định và kết hợp cùng một lối sống lành mạnh để có một đời sống tình dục thỏa mãn. Chúc các bạn thành công!