Mắt cộm là một trong những biểu hiện của bệnh về mắt. Có nhiều nguyên nhân gây nên cộm mắt. Để cải thiện được tình trạng này cần theo dõi, chẩn đoán và điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn cho thị lực của mắt.

Đang xem: Mắt bị cộm và chảy nước mắt

*

Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân

– Bụi bay vào mắt khi đi đường hoặc có dị vật rơi vào mắt.

– Chấn thương mắt trong quá trình lao động.

– Mắt khô, cộm do tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại, tivi quá thường xuyên, hoặcthứckhuya, ít chớp mắt.

– Do stress, thay đổi nội tiết trong cơ thể.

– Mắt bị tổn thương do một bệnh lý mắt nào đó như: viêm mí mắt, đau mắt đỏ, viêm giác mạc, chặp, lẹo, bị kích ứng hoặc dị ứng…

– Dị vật kết mạc, giác mạc.

2. Những biểu hiện thường kèm theo khi mắt bị cộm

Khi bị cộm mắt, người bệnh thường có một số biểu hiện kèm theo trong mắt như:

– Mắt nổi nhiều hạt và đau mắt.

– Mắt bị chảy nước, mắt có ghèn, nhìn mờ.

Xem thêm: Các Bệnh Lây Qua Đường Tiêu Hóa Tuổi Học Đường, Giới Thiệu Khoa Bệnh Lây Đường Tiêu Hóa

– Cảm giác cay cay mắt và chảy nước mắt, hoặc khi dụi thì nước mắt trào ra.

– Mắt chuyển qua màu vàng nâu và các tia máu nổi lên…

3. Làm gì khi mắt bị cộm ?

Khi phát hiện mắt bị ngứa và cộm, trước tiên tiến hành xác định nguyên nhân gây cộm mắt, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để hỗ trợ cải thiện cộm mắt hiệu quả.

– Nếu mắt bị cộm do bụi hay có dị vật rơi vào mắt, hoặc mắt bị chấn thương trong quá trình lao động, nên rửa mắt bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, sau đó chớp mắt nhiều lần để bụi bẩn trôi ra ngoài. Nếu dị vật lớn, ảnh hưởng đến thị lực và gây đau, nên đến ngay các cơ sở chuyên khoa để được các chuyên gia cải thiện, lấy dị vật ra ngoài.

– Nếu nguyên nhân do sử dụng máy vi tính quá nhiều khiến mắt khô và cộm, cần thay đổi thói quen sử dụng các thiết bị điện tử: giảm thời gian tiếp xúc (nếu có thể), chớp mắt nhiều hơn, thường xuyên cho mắt thư giãn, sử dụng phần mềm giảm ánh sáng xanh nguy hại phát ra từ các màn hình.

– Nếu do căng thẳng, stress hay thay đổi nội tiết tố (thường gặp ở phụ nữ có thai, sau sinh, tiền mãn kinh…), cần thực hiện lối sống khoa học, ăn đầy đủ dưỡng chất, giảm căng thẳng, hạn chế để mắt làm việc quá nhiều.

– Nếu mắt bị cộm do ảnh hưởng từ bệnh lý, nên tới các cơ sở chuyên khoa mắt để khám, chẩn đoán, điều trị theo y lệnh.

Xem thêm: Uống Nước Mơ Ngâm Có Tốt Không ? Quả Mơ Ngâm Đường Có Tác Dụng Gì

– Lưu ý, nên hạn chế tối đa việc lấy tay dụi mắt để tránh ảnh hưởng đến giác mạc. Không lạm dụng kính áp tròng và không sử dụng kính áp tròng khi đang bị cộm mắt. Khi đi đường nên đeo kính để tránh bụi hay dị vật có thể rơi vào mắt. Bên cạnh đó, việc bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt cho mắt có vai trò quan trọng giúp giảm nguy cơ mắt bị cộm do các tác nhân gây hại tấn công, đặc biệt là ánh sáng xanh nguy hại từ màn hình của máy tính, điện thoại… hay do căng thẳng, stress.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *