Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra với phụ nữ ở bất cứ độ tuổi nào, với mức độ và biểu hiện khác nhau ở từng lứa tuổi, gây nhiều ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Đâu là biện pháp điều hòa kinh nguyệt để phái nữ khỏe mạnh và hạnh phúc hơn?

Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, điển hình ở tình trạng số ngày có kinh và số lượng máu kinh thay đổi so với những chu kỳ bình thường trước đó. Đây có thể là triệu chứng của một bệnh lý, có thể do thay đổi nội tiết hoặc sự tổn thương ở cơ quan sinh dục, hay đôi khi chỉ đơn thuần là do lối sống thay đổi.

Đang xem: Làm cách nào để điều hòa kinh nguyệt

Một số nguyên nhân có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt:

Dậy thìMãn kinhCho con búDùng biện pháp tránh thaiHội chứng buồng trứng đa nangGặp vấn đề về tuyến giápBị rối loạn ăn uốngBị stress

Ảnh hưởng của rối loạn kinh nguyệt đến sức khỏe

*

Thiếu máu: Lượng kinh ra nhiều và kéo dài sẽ gây thiếu máu, hay bị chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao… Tình trạng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của bạn.

Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa: Kinh nguyệt kéo dài không chỉ gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày mà còn tạo nên môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ mắc những bệnh viêm nhiễm vùng kín ở phái nữ.

Nguy cơ vô sinh: Bạn có thể khó mang thai hơn nếu có chu kỳ bất thường. Rối loạn kinh nguyệt thời điểm rụng trứng không ổn định hoặc gây tắc vòi tử cung do viêm nhiễm.

Ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục: Thời gian hành kinh dài bất thường khiến tần suất của những cuộc “yêu” của bạn cũng thấp hơn.

Bệnh lý nguy hiểm: Trong một số trường hợp, rối loạn kinh nguyệt báo hiệu những bệnh lý nguy hiểm ở phụ nữ như chửa ngoài tử cung, ung thư niêm mạc tử cung… Nếu không kịp thời nhận biết và chữa trị, bệnh sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường.

7 biện pháp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả

1. Luyện tập yoga

*

Yoga đã được chứng minh là một phương pháp điều trị hiệu quả cho các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt. Các nghiên cứu cho thấy, tập yoga giúp làm giảm nồng độ các hormone gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều.

Yoga cũng đã được chứng minh có khả năng làm giảm đau bụng kinh và các triệu chứng cảm xúc liên quan đến kinh nguyệt, chẳng hạn như trầm cảm và lo lắng. Đồng thời yoga cải thiện chất lượng cuộc sống ở phụ nữ bị đau bụng kinh nguyên phát, những cơn đau khủng khiếp trước và trong kỳ kinh nguyệt.

2. Duy trì cân nặng hợp lý

*

Thay đổi về cân nặng của bạn có thể ảnh hưởng đến chu kỳ của bạn. Giảm cân quá mức hoặc thiếu cân có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Đó là lý do tại sao việc duy trì cân nặng khỏe mạnh là điều rất quan trọng.

Phụ nữ thừa cân cũng có nhiều khả năng bị kinh nguyệt không đều, bị đau bụng kinh nặng hơn và lượng máu kinh mất đi cũng nhiều hơn so với những phụ nữ có cân nặng khỏe mạnh. Điều này xảy ra do tác động của các tế bào mỡ đối với hormone và insulin. Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, giảm cân sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt.

3. Tập thể dục thường xuyên

*

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và có thể giúp kinh nguyệt ổn định. Nó giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh và hỗ trợ điều trị hội chứng buồng trứng đa nang, một trong những nguyên nhân gây ra kinh nguyệt không đều.

Ngoài ra, kết quả từ một thử nghiệm lâm sàng gần đây cho thấy tập thể dục có thể điều trị hiệu quả đau bụng kinh nguyên phát.

Xem thêm: Cây Nhọ Nhồi Có Tác Dụng Gì, Những Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây Nhọ Nồi

4. Thêm gừng và quế vào chế độ ăn uống

*

Gừng được sử dụng như một phương thuốc dân gian để điều trị rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy gừng có tác dụng giải quyết tình trạng này.

Mặt khác, gừng lại có những lợi ích khác liên quan đến kinh nguyệt. Uống gừng và nước ấm trong những ngày “đèn đỏ” đã được chứng minh là một phương pháp điều trị đau bụng kinh hiệu quả. Một nghiên cứu khác cho thấy uống gừng trong 7 ngày trước khi hành kinh giúp ổn định tâm trạng, thể chất và các triệu chứng hành vi của hội chứng tiền kinh nguyệt.

Quế có thể giải quyết một loạt các vấn đề về kinh nguyệt. Nó giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và là một lựa chọn điều trị hiệu quả cho phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Quế cũng đã được chứng minh có tác dụng làm giảm các triệu chứng liên quan đến đau bụng kinh nguyên phát.

5. Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất

*

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2015 đã cho thấy bổ sung vitamin D có thể giúp điều hòa kinh nguyệt. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy nó có hiệu quả trong điều trị rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Vitamin D thường có trong các sản phẩm từ sữa khác và ngũ cốc. Bạn cũng có thể hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời hoặc thông qua thực phẩm bổ sung.

Vitamin B thường được kê đơn cho phụ nữ đang mong muốn có thai và loại vitamin này có thể giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Vitamin B cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các triệu chứng tiền kinh nguyệt.

Lưu ý rằng, khi sử dụng các chất bổ sung, bạn hãy làm theo các hướng dẫn trên bao bì và chỉ mua các sản phẩm có uy tín.

6. Uống giấm táo mỗi ngày

*

Kết quả của một nghiên cứu được công bố vào năm 2013 cho thấy uống 15ml giấm táo mỗi ngày có thể hỗ trợ điều trị hội chứng buồng trứng đa nang, từ đó giúp điều hòa kinh nguyệt.

Giấm táo cũng có thể giúp bạn giảm cân, giảm lượng đường và insulin trong máu.

Giấm táo có mùi vị khá khó uống đối với một số người. Bạn có thể pha loãng giấm với nước và một ít mật ong để chúng có hương vị thơm ngon hơn.

7. Ăn dứa

*

Ăn dứa là một biện pháp khắc phục cho các vấn đề về kinh nguyệt. Dứa có chứa bromelain, một loại enzyme có khả năng làm mềm niêm mạc tử cung và điều hòa kinh nguyệt. Bromelain có đặc tính chống viêm và giảm đau.

Xem thêm: Cách Chữa Viêm Phụ Khoa Bằng Lá Trầu Không, Cách Chữa Viêm Âm Đạo Tại Nhà

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu gặp phải các tình trạng dưới đây

Kinh nguyệt đột nhiên trở nên bất thườngBạn đã không có kinh nguyệt trong 3 thángChu kỳ kinh nguyệt của bạn ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngàyKinh nguyệt của bạn nhiều bất thường hoặc gây đau đớnNhững ngày “đèn đỏ” kéo dài hơn một tuần

Iron Woman hy vọng các bạn nữ đã có cách giúp bản thân xoa dịu những ngày đèn đỏ dễ dàng để có một sức khỏe tốt nhé.

Bạn sẽ mất đi bao nhiêu máu trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt?

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài trong bao lâu?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt

Nguồn tham khảo:

8 Science-Backed Home Remedies for Irregular Periods – https://www.healthline.com/health/womens-health/irregular-periods-home-remedies

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *