KIM VÂN KIỀU TRUYỆNTác Giả: Thanh Tâm Tài NhânSố hồi: 20Kim Vân Kiều (tiếng Trung: 金雲翹; bính âm: Jīn Yún Q… More
You are reading
Kim Vân Kiều Truyện – Thanh Tâm Tài Nhân
Historical Fiction
KIM VÂN KIỀU TRUYỆNTác Giả: Thanh Tâm Tài NhânSố hồi: 20Kim Vân Kiều (tiếng Trung: 金雲翹; bính âm: Jīn Yún Qiǎo) là một tác phẩm tiểu thuyết chương…
Đang xem: Kim vân kiều truyện của thanh tâm tài nhân
chiemthuykieu doantruongtanthanh kieuolaungungbich kimvankieutruyen kimvankieutruyenfullthanhtamdainhan kiều laungungbich nguyendu thanhtamtainhan thúykiều thúyvân truyenkieu
QUÂN BỢM ĐÃI TRỞ MẶT VÔ TÌNH
GÁI ĐĨ GIÀ DẠY ĐIỀU HOA NGUYỆT
Thúy Kiều lần trước bị nhục, liền liều chết một cách điềm nhiên. Lần này chịu bao nỗi đoạ đầy, mà lại không chết, là tại làm sao? Là vì trước kia, Mã Quy tuy không phải hạng người xứng đáng, song mình đã nhận tiền mà lấy người ta thì không phải là nhục. Không phải là nhục mà lại bị nhục, nên chết còn có danh nghĩa. Lần này thì mình riêng bị sở Khanh lừa gạt, vì riêng nhục mà chịu nhục, thì không còn có danh nghĩa gì để mà chết.
Chết không có danh nghĩa gì mà chết bừa đi sao được. Vả chăng, riêng bị nhục thì lòng đã thẹn rồi, khí đã kém rồi. Lòng thẹn, khí kém mà bảo cầm dao làm việc dữ thì không thể được nữa, cho nên mới đành nhẫn nhục cầu sống để mong tính kế sau này.
Trong sách “Lý Lăng”có câu: “Giết mình vô ích, chỉ càng thêm thẹn, giơ tay chịu nhục, đành phải sông thừa”, chính giống với trường hợp này đây. Đã giơ tay chịu nhục thì hiệp liệt là vô dụng; hiệp liệt đã vô dụng thì không thể không chịu sự dạy bảo trăng hoa được.
Còn như gã Sở Khanh giở mặt vô tình, là hạng người không bằng loài cầm thú, chính là để trách cái lỗi nhận lầm của Thúy Kiều vậy…
Lại nói, Thúy Kiều chịu đau không nổi, đành phải van lơn:
Mẹ ơi! Đó là lỗi ở con. Từ rầy trở đi con không dám như thế nhất nhất nghe theo lời dạy bảo của mẹ, chỉ mong mẹ nghĩ lại sinh phúc cho con. Tha cho con cái lỗi nhất thời u mê, chót nghe những lời hứa phỉnh của Sở Khanh, đã bỏ mẹ trốn chạy, ngày nay rơi vào tay mẹ, thì quyền sống chết là mẹ, chỉ xin mẹ thương con lìa làng bỏ nước, trôi dạt đến đây. Ngày nay lên trời hết lối, xuống đất không đường, đau đớn ê chề, thật không sao chịu đựng được đòn nữa. Dù mẹ đánh chết thì con cũng chẳng đáng là bao, nhưng chẳng nhẽ mẹ chịu mất số tiền bốn năm trăm lạng của mẹ hay sao? Mẹ không coi mặt người là trọng thì cũng nên coi trọng mặt tiền kia. Xin tha cho con lần này! Từ rầy về sau, nếu con không nghe lời mẹ dạy, sẽ đánh con nữa cũng không muộn mà.
Tú bà nói:
– Đã vậy tao còn đánh mày trăm roi nữa, để làm gương rồi sẽ xử lí mày sau.
Nói đoạn lại giơ roi lên, toan đánh nữa. Thúy Kiều khiếp sợ, không còn hồn vía, la lên:
– Thôi! Chịu không nổi nữa, chết mất thôi!
Đầu nàng xoay mấy vòng, chân tay dẫy dụa. Tiếp đó mười đầu ngón chân chảy máu ròng ròng, tóc rối bời, miệng sùi bọt trắng, hai mắt ứa máu. Các chị em làng chơi thấy quang cảnh ấy liền quỳ xuống xin hộ cho Thúy Kiều.
Tú bà thấy như thế cũng sợ nàng chết mất, liền trả lời:
-Ta cũng nể lời chị em tha cho mày, nhưng mày phải hứa, từ rầy còn trái lệnh ta thì sẽ bị đánh bao nhiêu roi?
Thúy Kiều rên rỉ, nói:
-Nếu còn trái lệnh mẹ, xin chịu tội một trăm roi.
Tú bà nói:
Từ rầy hễ gặp ai cũng phải chào hỏi. Khách đến phải rót trà, dâng rượu, gợi tình đưa đón hầu hạ, không được trái lời. Trái lời cũng phải đánh trăm roi… Nghe chưa?
Thúy Kiều nói:
-Vâng, vâng! Con xin làm như thế!
Tú bà nói:
Có chị nào đảm bảo cho mày không xảy ra việc gì thì tao mới tha! Thúy Kiều lại rên rỉ, nói với các chị em:
Các chị ơi! Có chị nào bảo đảm cho em với nào?
Trong bọn họ có một chị tên gọi Mã Kiều nói:
Chị Vương ạ! Em xin bảo đảm cho chị, nhưng chỉ sợ khi chị được thả ra rồi, lại tìm cách chết, thì mạng em cũng chết vì tay chị mất.
Thúy Kiều nói:
Chị ơi! Em biết mình nặng nợ, khó bề giải thoát, xin yên lòng tùy theo số mệnh, quyết không để liên luỵ đến chị đâu!
Mã Kiều nói:
– Được vậy thì em xin bảo đảm cho chị…
Liền quay sang quỳ xuống trước mặt Tú bà nói:
Thưa mẹ! Con xin bảo đảm cho chị Vương, nếu chị ấy còn có chuyện gì, con đều xin chịu tội!
Tú bà nói:
Con bảo đảm thì phải bảo đảm cho hoàn toàn, nếu có xảy ra lầm lỡ một tí gì, đều trách cứ ở con cả đấy!
Mã Kiều nói:
-Con xin nhất thiết bảo đảm cho chị ấy đến cùng!
Tú bà nói:
-Như vậy, hãy hạ nó xuống.
Mã Kiều chừng ấy mới bảo Oa-biên-tú nhè nhẹ thả xuống, nhưng Thúy Kiều làm gì đứng vững được. Mã Kiều lại mặc hộ quần áo, đi giầy vào cho Thúy Kiều, vén lại mái tóc và nói:
-Để con cùng chị Kiều vào rửa mày rửa mặt, rồi sẽ ra tạ tội!
Mã Kiều dìu Thúy Kiều vào phòng an ủi một hồi, lại hâm một bồ rượu, đưa cho uống và khẽ bảo:
Chị Vương là người lanh lợi mà sao cũng vướng phải kế đà đao của họ? Sở Khanh là thằng bạc tình có tiếng ở vùng này đã lừa gạt không biết bao nhiêu chị em, làm hại bao nhiêu vợ con nhà lương thiện. Việc này do lão bố dầu mượn nó, hứa cho nó ba mươi lạng bạc, xúi nó bày mưa lừa chị đó mà! Bây giờ đã chót mắc vào cạm bẫy của chúng, chị nên dằn lòng nén ý, đợi thời mà hành động. Lúc nãy, đáng lí chị không nên nói ra cái chuyện Sở Khanh đưa chị đi trốn. Nó mà biết thì nó lại còn đến phân biện trắng đen. Chị chối đi thì còn đỡ, chớ mà cứ nhất quyết giữ lời lấy được, thì nó là thằng rất dễ trở mặt đấy, chị cũng đừng có đối chọi với nó.
Thúy Kiều nói:
-Lời nó thề với em còn văng vẳng bên tai, e có lẽ không đến nỗi phụ lòng như vậy.
Mã Kiều cười:
Em nói không sai đâu, rồi chị sẽ thấy! Thôi chị uống ngụm rượu rồi ra mà tạ tội đi.
Thúy Kiều suốt đêm hôm trước đã không ngủ, lại bị đánh hàng trăm roi, tinh thần và sức lực mỏi mệt, bụng đói miệng khát, nhờ được mấy chén rượu mới tỉnh táo dần, bèn cố gượng đi ra, đến trước Tú bà khấu đầu tạ tội.
Chợt thấy Sở Khanh từ ngoài tiến vào. Tú bà đứng đậy đón chào:
-Kìa bác Sở ! Trận gió nào đưa bác đến đây thế?
Thúy Kiều thấy Sở Khanh vào, còn ngây thơ tưởng hắn đến để phân trần phải trái cho mình, nén cứ cúi đầu lẳng lặng ngồi yên, liền nghe Sở
Khanh nói với Tú bà:
-Tôi nhân nghe được một câu chuyện vu oan, nên định đến hỏi cho ra lẽ. Nghe nói có ả nào nhà chị đi theo thằng hầu lại nói là tôi đưa nó đi trốn? Vậy chị gọi nó ra đây, để tôi hỏi tận mặt nó, coi nó biết tôi là hạng người nào mà dám vu vạ.
Tú bà nói:
Không mà! Bác Sở! Không có câu chuyện như thế đâu, chớ nghe người ta nói nhảm!
Sở Khanh nói:
Người nhà tôi đến đây xem đánh đòn, nghe thấy chính miệng con ấy chỉ tên tôi mà nói, nên tôi cần gặp mặt nó để hỏi cho nó câm miệng không nói được, thì tôi mới thôi.
Tú bà bị nói kèo lèo quá, đành phải gọi Thúy Kiều:
– Kiều con! Mau ra xin lỗi bác Sở đi nào!
Lúc này Thúy Kiều tức giận đầy lòng, nhưng không biết tính sao, đành phải bước ra chào. Sở Khanh nói:
À! Té ra là con này ăn nói quàng xiên. Mày gặp tao bao giờ? Tao đi với mày lúc nào? Mày phải trả lời cho tao nghe, thì tao sẽ thôi bằng không thì tao không chịu đâu.
Thúy Kiều nói:
Anh nói không thì là không chớ sao!…
Sở Khanh nổi giận hằm hằm nói:
À ra con dâm phụ này vẫn nhất định đổ riệt cho tao! Tao hẹn mày trốn bao giờ thế? Con đĩ không biết hạng Sở này! Không đánh mày, sao cho hả giận…
Vừa nói, vừa sấn đến, nhè vào mặt Thúy Kiều đánh ngay một tát.
Thúy Kiều liền lăn ra giẫy giụa, kêu ầm lên:
Thằng họ Sở vong ơn bội nghĩa kia! Mày nói không hẹn tao trốn đi, thế thì hai chữ “Tích việt”tay mày viết ra, ngầm hẹn tao đêm hôm hai mươi mốt vượt cửa sổ gặp nhau, không lẽ cũng là giả à? Mày ép tao đi theo, tao cố từ không chịu. Chính miệng mày hứa, nếu việc thất bại, một mình mày sẽ cáng đáng. Trời cao chứng giám, mày có dám thể không? Mày ép tao ăn nằm với mày, hứa với tao bạc đầu giai lão, thề thốt với trời! Người tha mày! Chớ trời nào tha cho mày! Mày đẩy tao xuống vực sâu, không nghĩ rằng nên nói đỡ cho ta một đôi lời, trái lại, lại còn đến biện bạch à! Tao nghĩ có mẹ ngồi đây, tao không hề nói với mày một câu nào là để giữ thể diện cho mày cũng đã được rồi, mày lại còn đánh tao, mày tưởng đánh tao là có thể gỡ được mối ngờ của mọi người. Có biết đâu, dối người được chớ dối sao được trời. Mày nói không đưa tao đi trốn, thì mày vào đây, tao thề cho mày xem.
Nói đoạn, túm ngay lấy vạt áo Sở Khanh, nhất định không buông.
Sở Khanh bị Thúy Kiều cứ khăng khăng một mực trước sau nói rõ sự thật, thành ra ý muốn che đậy những tội ác, bây giờ trái lại càng lộ rõ thêm những xấu xa hồi trước. Mọi người nghe rõ câu chuyện, đều nhao nhao lên:
Cứ như những lời chị Vương vừa kể, rõ ràng là thằng cha họ Sở đã làm hại chị, lại còn dậm doạ làm bộ, chúng ta phải giúp đỡ chị Vương báo thù câu chuyện bất bình này.
Rồi mọi người la ầm lên: “Cái thằng lừa đảo đã làm hại chị Kiều chính là thằng chó săn chim mồi này đây”. Họ nói như thế, làm cho Sở Khanh chẳng còn mặt mũi nào, đành phải rút lui.
Sau đó Tú bà thấy Thúy Kiểu vừa bị đòn đau, không nên để cho đứng lâu, liền bảo Mã Kiều đưa về phòng nghỉ.
Sáng hôm sau, Thúy Kiều không thể ngồi dậy, khắp mình đau đớn như dần và sốt tấy lên. Mã Kiều nói cho Tú bà biết. Tú bà thân hành vào thăm và nói:
Kiều con ạ! Sở Khanh vốn là một tên quang côn vô lại, sao con lại dại để nó đánh lừa? Nó mà đem được con đi thoát rồi cũng đến bán con cho kẻ khác để kiếm tiền, chớ đâu cầu con làm vợ! Nay mẹ bảo thật, nếu con chịu theo mẹ làm ăn thì mẹ sẽ biệt đãi con. Bằng con không muốn thì mẹ sẽ tìm chủ nào có tiền lại bán con đi tiếp khách. Tuỳ con định lấy.
Thúy Kiều nói:
-Bình đã vỡ rồi, đi với người mới chi bằng ở với người cũ. Từ nay con xin theo mẹ làm ăn.
Tú bà rất mừng, và nói:
Con đã bằng lòng theo mẹ thì hãy nghỉ ngơi dăm ba ngày nữa, mẹ sẽ nói những mánh khoé nhà nghề và những công phu chăn gối con nghe, rồi mới biết cách làm ăn được.
Liền bảo tên Oa-biên-tú tìm thứ rượu ngon và những vị thuốc hành thuyết như hồng hoa, tô mộc, đào nhân, nga truật và tam lăng, sắc lên cho Thúy Kiều uống. Thúy Kiều uống thuốc, thân thể mỗi ngày một mạnh, dần dần lại được bình phục như cũ.
Một hôm,Tú bà nói với Thúy Kiều:
Con ạ .
Xem thêm: Người Tiểu Đường Có Nên Ăn Chuối Không? Tại Sao? Người Bị Tiểu Đường Có Ăn Được Chuối Không
Tên con là Vương Thúy Kiều, nay phải đổi là Mã Kiều. Nếu có khách đến mà con chẳng biết gì cả thì làm thế nào mà giữ được khách lại? Phỏng có lưu được, chỉ tổ để họ cười cho mà thôi.
Thúy Kiều nói:
– Ăn nằm thì cũng đến ăn nằm như thế, chẳng lẽ lại còn kiểu cách gì
nữa?
Tú bà cười nói:
-Con ngốc này! Nếu nhà gái đĩ cũng như những nhà lương dân thì còn ma nào đến đây chơi nữa? Trong đó còn có nhiều cái thú để mẹ thong thả giảng cho con nghe, con cần phải nhớ vào lòng cho kĩ! Này nhé! Nếu khách chè chén xong, sắp lên giường, mình phải nhường khách nằm trước vào phía trong, mình nằm ngoài, mặt phải quay vào phía khách, giang tay ra cho khách gối đầu. Sau đó khách nhất định sờ mó khắp người con, thì con cũng đưa tay sờ bộ hạ của họ. Nếu bé, ngắn thì mình dùng phép “Đánh trống giục hoa”; nếu to, dài thì mình dùng phép “Sen ròng khoá xiết”. Nếu người cấp tính thì dùng phép “Mở cờ đánh trống”; người tính hoãn thì dùng phép “Đánh chậm gõ sẽ”; người không dai sức, dùng phép “Đỡ dần buộc chặt”; người dai sức, dùng phép “Gắn bó truy hồn”; người mê sắc thì dùng phép “Dềnh dàng cướp vía”. Thế là tám nghề, kể ra cũng còn nhiều phép nữa, nhưng đại khái cũng không ra ngoài tám phép này. Sau khi luyện xong công phu về chăn gối rồi thì phải học đến những mánh khoé thường dùng hàng ngày. Mánh khoé ấy gồm có bẩy chữ: Thứ nhất là Khóc. Tiếp được khách có tiền ở lại ít lâu, lúc họ định ra về, thì mình phải khóc: “Tình lang ơi! Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi cho đành”. Giả cách nũng nịu ngây thơ quyến luyến không rời xa, thì khách dù có gan dạ cứng rắn như thế nào cũng phải lại. Hoặc có khi gặp tay lõi đời, họ tất nói: “Nàng ở đây, khách đến khách đi luôn luôn thì làm sao mà lưu tình cho hết được. Ta với nàng chẳng qua là gặp thú thì chơi mà thôi, nàng coi thế nào như thật được”. Thế thì mình phải nghẹn ngào khóc rằng: “Thế mới biết đàn ông cay độc thật. Đừng nói đôi ra tương đắc, quyến luyến không rời, dù cho một cục đá, ôm lâu thì cũng nóng nữa. Thiếp khách tuy nhiều, nhưng chung tình có một, thiếp thật là quyến luyến không nỡ rời chàng”. Thế rồi hai hàng nước mắt tầm tã chứa chan thì dù người sắt tất cũng phải mềm, mà không thể dứt lòng ra đi được!…
Thúy Kiều hỏi:
-Nếu không có nước mắt thì làm thế nào?
Tú bà cười nói:
Có khó gì đâu! Giã gừng sống vắt lấy nước, tẩm vào khăn tay đem lau mắt thì nước mắt sẽ chảy ra như suối tràn… Thứ hai là Xén. Khách ở lâu có ý mê mình thì mình phải tính kế để lấy lòng khách. Sợ khi bạn bè khách có kẻ thấy hai người yêu nhau muốn phá đám thì mình với khách phải bảo nhau cùng xén một ít tóc, trộn lại làm một mớ, rồi chia làm đôi, mỗi người buộc một nửa vào cánh tay để tỏ ra ý muốn kết tóc, tất nhiên khách cho mình là có lòng thật mà không nỡ rời. Thứ ba là Thích. Hai bên đã tương đắc, tất phải dùng đến ngón mạnh hơn để buộc lấy lòng khách. Mình phải hoặc ở cánh tay, hoặc ở bắp chân, dung kim thích mấy chữ “Chồng tên là
Mỗ…Mỗ”, rồi lấy mực xoa vào, khiến rửa không sạch ngấn, để khách trông thấy, sẽ cho là mình riêng chung tình với khách, tất khách phải mắc mưu chết mê chết mệt với mình. Nếu khách ấy đi rồi, có khách khác đến sau thấy vậy, tất phải nghĩ ràng: “Không biết người ấy người nọ đối đãi với cô ta thế nào mà cô phải quyến luyến như thế”. Khách tất lại phải càng xử hậu với mình để hòng tránh lấy cái yêu của mình đối với người trước. Thế thì mình phải nhân đó dùng mẹo, nhăn nhó khóc nói: “Chàng nọ đã vì thiếp tiêu tốn bao nhiêu tiền, dụng tình thế nào, chiều chuộng thế nào mà thiếp chưa hề có gì báo đáp được chàng”. Nói xong giả chảy nước mắt, tất khách phải cảm động mà phải vung tiền ra nữa với mình. Thứ tư là Đốt: đốt là kế khổ nhục. Hiện nay chị em quỷ quyệt mà khách làng chơi cũng nhiều tay khôn khéo. Muốn được khách vui lòng để mình bòn tiền của nó, nếu không có cách gì khua động lòng khách một cách mạnh mẽ, thì lung lạc thế nào được khách sa vào tay mình, đành phải dùng đến kế khổ nhục này. Mình với khách phải cùng phát thệ: trai không đổi lòng, gái không hai dạ, nếu sau phản phúc, thần người đểu giết v.v. Rồi hai người cùng chích, huyệt thứ nhất chích với người yêu thứ nhất, ân tình nhiều nhất, gọi là “nguyện đồng tâm”. Hai người mở áo, bụng kề bụng, da kề da, dùng hương mà chích; thứ hai, gục đầu vào nhau mà chích, gọi là “nguyện kết tóc”; thứ ba, tay tả mình khít với tay tả khách cùng chích, gọi là “hứa nguyện liên tình” bên tả; thứ tư, tay hữu mình khít với tay hữu của khách cùng chích, gọi là “hứa nguyện liên tình” bên hữu; thứ năm, đùi tả mình khít với đùi hữu khách cùng chích, gọi là “hứa nguyện giao đùi” bên tả: thứ sáu, đùi hữu mình khít với đùi tả khách cùng chích, gọi là “hứa nguyện giao đùi” bên hữu. Ngày xưa Tào Tháo đem tám mươi ba vạn quân xuống đánh Giang Nam mà còn bị kế khổ nhục của Hoàng Cái đánh diệt hết nữa là? Huống chi mấy thằng con trai ngu xuẩn trên đời này, nếu mình chịu khổ, đốt hương cùng chích với chúng thì chúng dù có tan cửa nát nhà cũng không phàn nàn. Thứ năm là Giá. Khách làng chơi không nói lấy nhau thì còn gì thú vi. Mà chị em không nói “gá” với nhau, thì còn có gì là ôn tồn nữa. Nhưng tiếng gá của gái đĩ không thể so sánh với tiếng lấy của các cô gái con nhà nề nếp được. Tiếng gá ở đây là khéo léo, đo người cắt áo gặp cảnh sinh tình. Khách là con nhà giàu hỏi thân giá mình chừng bao nhiêu, mình nên nói: “Nguyên nhân giá em bán cho chủ là ngần ấy tiền, tiếp khách cho chủ mấy năm được bao nhiêu tiền, cũng đã được vốn được lời rồi, ngày nay bất quá chỉ trả cho chủ chừng hơn trăm lạng nữa là được thôi. Thế rồi, suốt ngày mình thề bồi, bàn cách lấy nhau, làm cho khách mê mẩn tâm thần, tự nhiên có đồng nào bỏ ra hết.
Chừng khi chi tiêu hết tiền rồi, không có gì mà cưới mình nữa thì mình không phải đuổi, khách cũng tự ngoan ngoãn rút lui thôi. Thứ sáu là Chạy. Đây là cách khéo nhân kế dùng kế. Khi khách đã chơi hết tiền, muốn cưới thì không có của, muốn chơi thì không có tiền, muốn tống khách ra khỏi cửa thì chỉ có một cách giả chạy trốn là lừa được nó. Mình giả hẹn khách thuê thuyền ở chỗ nào, lừa cho khách thật tin, không chút ngờ vực. Rồi đến ngày thu xếp ra đi, mình bí mật máy người đến phá đám, dậm dạo định bắt trình quan, như vậy khách tất nhiên mắc cỡ, phải lảng rút lui. Ấy là mẹo giả binh đó. Khách cứ tưởng là duyên hôi phận bạc, việc vui mừng bị phá vỡ, chớ có ngờ đâu là đã mắc mưu kế “đà đao” của mình! Thứ bẩy là Chết. Chết đây là chết giả, chớ không phải chết thật đâu. Hai người thân nhau, coi chừng lòng khách đã dao động thì mình bảo khách: “Thiếp sống là vợ của chàng, chết là ma nhà chàng. Thiếp quyết lấy chàng, nếu chàng không lấy thiếp thì dù chết cũng chết ở bên mình chàng”. Nếu khách đã có thê có thiếp, mình biết rõ là khách không thể lấy mình, thì bảo: ‘Thiếp không thể làm vợ chàng, thật là uổng cả mối tình thân mật đối với chàng. Thiếp tuy tiếp khách đã nhiều, song không được mấy ai ôn tồn như chàng. Nếu chàng không thể lấy thiếp thì đôi ta song song cùng chết, còn hơn là sống ở đời mà phải xa nhau. “Giải đồng không kết kiếp này- Thì xin kiếp khác làm cây liền cành”. Như thế không lo gì khách không giốc một lòng với mình, dù phải khánh kiệt gia tài cũng là cam chịu. Đó, con mà nắm vững được cái bí quyết của bẩy chữ ấy, thì có thể nhẩy lên sân khấu mà làm nhiều trò tiểu xảo nữa… Đứng trước cửa thấy khách nhìn mình thì mình phải tươi cười đưa đón. Nếu có hàm răng đẹp đẽ, thì cười để lộ răng, cốt khoe cái đẹp gọi là Dùng răng bạc. Nếu chân nhỏ nhắn thẳng thiu, thì dẫm lên bậc cửa, cúi đầu ngắm nghía, gọi là Phượng gật đầu. Nếu vóc người đẹp thì ra ngoài bước đi, gọi là Hiện thân thuyết pháp. Nếu tay đẹp thì để lộ nửa ngón tay búp măng; nếu tóc mây thì nghiêng nghiêng khẽ vén hoặc khoé mắt đưa tình, hoặc ngâm nga gợi ý. Nghĩa là phải làm sao để khơi động lòng xuân, khêu gợi lòng dục của khách làng chơi. Thạo những ngón kể trên, thì có thể làm đĩ vậy.
Thúy Kiều nói:
-Té ra như thế! Con xin lĩnh hội cẩn thận.
Không biết Thúy Kiều tiếp khách ra sao? Xin xem hồi sau phân giải.
Nguồn poster: Hẻm Radio (làm kịch truyền thanh tác phẩm này) được Book Online edit poster lại.
Ủng hộ càng nhiều thì sẽ đổi lịch up nhiều hơnNhấn theo dõi và yêu thích book online để theo dõi truyện nhanh nhất.
Xem thêm: Công Thức Quản Lý Tài Chính Cá Nhân, Công Cụ & Cách Quản Lý Hiệu Quả
– Các trong truyện sẽ nằm ở chương chú thích. Mọi người vào đó để xem nghĩa.