Trong cuộc sống hàng ngày, có lẽ hầu như ai cũng từng bị đứt tay, có thể do vô tình bị cắt phải ngón tay khi làm bếp hoặc có thể đứt tay khi làm việc với những vật liệu sắc bén. Nếu vết cắt sâu, máu chảy nhiều và không cầm máu được… thì tốt nhất bạn nên nên cơ sở y tế ngay. Còn nếu đứt tay thông thường thì không cần thiết phải đến các cơ sở y tế nhưng bạn cũng cần phải biết cách xử lý khi bị đứt tay để tránh trường hợp chảy máu nhiều hoặc vết thương hở sẽ bị nhiễm khuẩn. Tham khảo cách xử lý khi bị đứt tay mà Nam Long chia sẻ dưới đây nhé.

Đang xem: Khi bị đứt tay nên làm gì

1/ Cách xử lý khi bị đứt tay

Rửa sạch vết cắt

Thường thì khi vừa bị đứt tay các bạn sẽ ngay lập tức lấy giấy hoặc khăn để giữ cho vết thương không bị chảy máu nữa, tuy nhiên việc đầu tiên là bạn cần rửa sạch vết cắt. Bạn để tay dưới vòi nước sạch để rửa vết thương và sau đó dùng nước oxy già để rửa lại lần nữa, thấm khô vết thương bằng khăn sạch khi đã rửa xong.

*

Nếu trong trường hợp máu ở vết thương phụt thành tia thì có lẽ bạn đã bị cắt trúng động mạch và cần phải cấp cứu ngay lập tức. Bạn dùng khăn sạch hoặc gạc vô trùng ép lên vết thương và đến phòng cấp cứu ngay nhé. Còn nếu máu rỉ ra khỏi vết cắt thì có thể bạn cắt phải tĩnh mạch. Những vết cắt trúng tĩnh mạch thường sẽ ngừng chảy máu sau 10 phút nếu được chăm sóc đúng cách và bạn có thể điều trị tại nhà.

Kiểm tra độ sâu của vết cắt và cầm máu

Vết thương sâu đi qua lớp da và hở miệng để lộ mỡ hoặc cơ thì bạn sẽ cần đến phòng cấp cứu càng sớm càng tốt được sơ cứu, cầm máu và khâu lại. Còn nếu vết cắt chỉ ở dưới bề mặt da và chỉ chảy ít máu, bạn có thể điều trị tại nhà. Nếu vết cắt trên ngón tay rỉ máu, bạn dùng vải sạch hoặc gạc vô trùng để băng nhẹ vết thương.

Thoa kem kháng sinh hoặc thuốc mỡ lên vết cắt

Khi đã cầm được máu, bạn hãy thoa một lớp mỏng thuốc mỡ Neosporin hoặc Polysporin lên vết cắt để giữ ẩm. Loại thuốc này không giúp cho vết thương lành nhanh hơn, nhưng có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng và kích thích cơ thể bắt đầu quá trình chữa lành tự nhiên. Ngừng sử dụng nếu bạn dị ứng với các thành phần trong thuốc.

*

Băng vết thương

Là bạn dùng băng che phủ vết thương để giữ sạch và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Bạn có thể dùng băng cá nhân chống thấm nước hoặc băng dính để giữ băng khỏi ướt khi đi tắm. Trường hợp băng bị ướt, bạn hãy tháo băng ra để cho vết thương khô, thoa lại thuốc mỡ đang dùng và băng lại nhé.

Xem thêm: “Bỏ Túi” Cách Điều Trị Nấm Candida Tại Nhà Hiệu Quả

*

Lưu ý là, nên thay băng mỗi ngày ít nhất một lần. Trường hợp băng bị ướt hoặc bẩn thì bạn phải thay ngay. Sau khi vết cắt đã tương đối lành và hình thành lớp vảy bên trên, bạn có thể để vết thương hở. Việc tiếp xúc với không khí sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tự chữa lành vết thương.

2/ Cách chăm sóc sau khi bị đứt tay.

Đứt tay chảy máu có lẽ là chuyện thường ngày, chỉ cần các bạn sơ ý một chút trong việc sơ chế thức ăn nấu nướng hay sử dụng vật sắc nhọn là đã có thể xảy ra rồi. Nhất là đối với các em bé nhỏ lại càng dễ bị đứt tay do nghịch ngợm. Nếu trong nhà có ai chẳng may bị đứt tay, thì bạn hãy áp dụng nhanh 5 mẹo nhỏ dưới đây để vết thương nhanh lành nhé.

Rửa tay sạch bằng xà phòng: Việc này sẽ giúp bạn loại bỏ được những vi trùng đang ở trong hoặc bám xung quanh vết thương. Sử dụng oxy già : Sau bước rửa, bạn nhỏ một vài giọt oxy già lên trực tiếp vết thương để loại trừ vi trùng, vi khuẩn một lần nữa. Oxy già có thể làm bạn có cảm giác bị xót nhưng nó có tác dụng sát khuẩn rất tốt.Lau khô khu vực xung quanh vết thương: Bạn dùng khăn mềm sạch hoặc giấy khô lau khô vùng nước ẩm xung quanh vết thương, không nên lau trực tiếp lên vết thương vì có thể sẽ làm bạn bị đau. Sử dụng thuốc mỡ: Bạn hãy bôi một chút thuốc mỡ lên vết thương, thuốc mỡ này có tác dụng sát trùng và làm dịu vết thương và làm lành vết thương nhanh hơn. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thuốc này nhé.Dùng băng y tế băng lại vết thương: Khi bạn dùng miếng băng cá nhân để băng vết thương thì nên đặt băng cẩn thận và phải chắc chắn rằng phần đệm của băng dán nằm bao trọn vết thương để vi trùng không có cơ hội xâm nhập vào nhé.Nếu vết thương có vẻ hơi sâu thì bạn nên thay băng mỗi ngày và sau 1-2 ngày bạn nên mở băng để vết thương được thoáng, chỉ nên băng khi bạn làm việc hoặc tiếp xúc lâu với nước.

*

Với những cách làm này, vết thương nhẹ sẽ nhanh chóng lành lại chỉ trong 1-2 ngày mà thôi, nếu vết thương nặng, có thể sẽ mất cả tuần mới khỏi đó nha. Vì vậy, bạn cần phải bảo vệ và giữ cho vết thương sạch sẽ, an toàn nhất. Cách tốt nhất để bảo vệ vết thương khi chưa lành hẳn, thậm chí là bảo vệ tay tránh được tình trạng bị đứt chính là sử dụng găng tay cao su. Đeo găng tay cao su khi lau dọn vệ sinh, tiếp xúc với nước và sơ chế thức ăn là cách tốt nhất để bảo vệ cho đôi tay của bạn.

Xem thêm: Phun Môi Bị Mụn Nước Ở Môi Sau Khi Xăm Môi, Biến Chứng Khi Phun

Với những chia sẻ trên đây, Nam Long nghĩ chắc chắn các bạn đã biết cách xử lý khi bị đứt tay và cách bảo vệ đôi tay của mình trước những tình huống xấu xảy ra trong cuộc sống hằng ngày rồi phải không nào. Chúc bạn luôn giữ được cho mình một đôi tay khỏe đẹp nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *