Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, chỉ sau ung thư. Tăng huyết áp đôi khi được gọi là kẻ giết người thầm lặng vì việc phát hiện và chữa trị bệnh còn hạn chế.
Đang xem: Huyết áp cao không nên ăn gì
Nếu bạn bị huyết áp cao, việc tập các bài tập phù hợp và chế độ ăn uống cần được cân nhắc hơn cả. Vậy người bị cao huyết áp nên ăn gì để giữ huyết áp ổn định? Đọc ngay bài viết dưới đây để nắm được nhiều thông tin có ích hơn nhé.
8 loại thực phẩm người cao huyết áp nên ăn
Ngoài việc tập luyện phù hợp, chế độ ăn uống rất quan trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng cao huyết áp của bạn. Dưới đây là 8 loại thực phẩm được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho người cao huyết áp.
Các loại rau xanh
Không chỉ đối với người cao huyết áp mà các loại rau xanh đều rất có ích đối với tất cả mọi người do chứa hàm lượng axit folic dồi dào cùng với nguồn kali phong phú. Kali trong rau xanh sẽ giúp thận hoạt động tốt hơn, từ đó đào thải lượng muối qua nước tiểu nhanh hơn và làm cho huyết áp giảm dần.
Bạn có thể thay đổi các loại rau xanh lá để tránh nhàm chán trong mỗi bữa ăn như: rau diếp, cải xoăn, rau chân vịt, cải cầu vồng, cải búp…
Một số loại hoa quả
Dưới đây là danh sách các loại quả và hàm lượng nên cung cấp mỗi ngày cho người bị cao huyết áp
Chuối tiêu: Giống như các loại rau lá xanh, chuối cũng rất giàu kali. Mỗi ngày bạn có thể ăn 1 – 2 quả chuối hoặc có thể kết hợp yến mạch để tạo thành 1 bữa sáng bổ sung kali cho cơ thể.
Tuy nhiên không nên ăn chuối lúc đói do khi đó hàm lượng magie sẽ tăng đột ngột trong máu, làm mất sự cân bằng của tim mạch, gây tổn hại cho sức khỏe của bạn.
Lê: mỗi ngày nên ăn đều đặn từ 1 – 2 quả hoặc ép lấy nước cốt uống.Táo: mỗi ngày nên ăn 3 quả hoặc ép lấy nước uống 3 lần, mỗi lần chừng 50ml.Việt quất: Việt quất rất giàu chất tự nhiên flavonoid.
Nghiên cứu đã chỉ ra, thường xuyên bổ sung flavonoid có thể giúp ngăn ngừa cao huyết áp hiệu quả.Mã thầy: mỗi ngày dùng 60-120g rửa sạch, ép lấy nước, chia uống 3 lần trong ngày hoặc dùng 120g sắc uống cùng với hải tảo 60g, uống thay trà trong ngày.Nho: rất tốt cho người bị cao huyết áp, kể cả nho tươi hoặc nho khô, vì trong thành phần có chứa nhiều muối kali nên có công dụng giảm áp, lợi niệu và bồi phụ lượng kali mất đi do dùng các thuốc lợi tiểu Tây y.Dưa chuột: nên dùng dưới dạng ăn sống hoặc chế thành dưa góp, nhưng chú ý không quá nhiều muối.Dưa hấu: rất thích hợp cho người cao huyết áp vào mùa hè vì có tác dụng thanh nhiệt.
Sữa tách béo và sữa chua
Canxi và những thực phẩm ít chất béo chính là 2 nhân tố quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của người cao huyết áp. Vì thế, sữa chua và sữa tách béo chính là lựa chọn hoàn hảo cho người bệnh cao huyết áp.
Khi mua sữa chua, hãy chắc chắn kiểm tra thêm đường. Lượng đường trên mỗi khẩu phần càng thấp thì càng tốt.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, bổ sung một phần sữa chua mỗi ngày có thể giảm 20% nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp
Các loại hạt
Các loại hạt không chỉ cung cấp kali cho cơ thể mà các loại hạt còn chứa magie và nhiều khoáng chất khác cũng có tác dụng hạ huyết áp. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng các loại hạt tươi hoặc chưa được tẩm muối.
Cá béo
Cá là một nguồn protein tuyệt vời. Các loại cá béo như: cá thu, cá hồi chứa nhiều axit béo omega-3 và là một nguồn protein nạc tuyệt vời. Các loại cá béo có thể hạ huyết áp, giảm viêm, giảm nồng độ triglyceride “xấu” trong máu. Ngoài các thành phần trên, cá hồi còn chứa vitamin D. Thực phẩm hiếm khi chứa vitamin D và loại vitamin giống như hormone này có đặc tính có thể làm giảm huyết áp.
Cá cũng là thực phẩm thơm ngon, dễ chế biến, không gây ngấy ngán như các loại thịt khác.
Tỏi và các loại gia vị thảo mộc
Đã có nghiên cứu cho rằng tỏi có thể giúp giảm huyết áp bằng cách tăng lượng oxit nitric trong cơ thể. Oxit nitric giúp thúc đẩy sự giãn mạch, hoặc mở rộng các động mạch, để giảm huyết áp.
Kết hợp các loại thảo mộc và gia vị có hương vị vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn cũng có thể giúp bạn cắt giảm lượng muối. Ví dụ, bạn có thể thêm húng quế, quế, húng tây, hương thảo,… vào bữa ăn để gia tăng hương vị, tạo cảm giác ngon miệng hơn khi bắt đầu tập ăn nhạt đi.
Dầu ô liu
Dầu ô liu là một trong những chất béo thực vật tốt cho sức khỏe bởi chứa polyphenol, là hợp chất chống viêm có thể giúp giảm huyết áp.
Xem thêm: Cách Chữa Mồ Hôi Trộm Ở Người Lớn Hiệu Quả, Ra Nhiều Mồ Hôi
Chocolate đen
Chocolate đen chứa hơn 60% chất cacao rắn và ít đường hơn chocolate thông thường. Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy bổ sung 100g chocolate đen mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Bạn có thể thêm chocolate đen vào sữa chua hoặc ăn chocolate cùng với trái cây như dâu tây, quả việt quất hoặc quả mâm xôi như một món tráng miệng lành mạnh.
Ngoài ra, người bị cao huyết áp còn nên trọng dụng một số thực phẩm khác như: ngô (bắp) đặc biệt là râu ngô, vừng (mè), hạt sen, ngó sen, củ cải, đậu tương, cải xanh, bắp cải, dầu thực vật, trà tâm sen, trà hoa hòe, trà thảo quyết minh, trà cúc hoa, trà bạch cúc, trà kỷ tử, mật ong…
6 loại thực phẩm người cao huyết áp cần tránh
Dưới đây là danh sách các thực phẩm người cao huyết áp không nên dùng
Muối
Đứng đầu trong danh sách này là muối do muối làm tăng tính thấm của màng tế bào và gây tăng nước trong thành tế bào, thành mạch tăng cường lực gây co mạch, sức cản ngoại vi tăng gây tăng huyết áp và không tốt cho tim mạch.
Theo cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) có đến 75% lượng muối được hấp thu vào cơ thể là từ nguồn thực phẩm đóng gói. Một số thực phẩm chế biến sẵn chứa rất nhiều muối bao gồm:
Thịt nguộiBánh pizza đông lạnhNước ép rau củMột số thực phẩm đóng hộp sẵn
⇒ Do đó, bạn nên tránh sử dụng các thực phẩm này để giảm nguy cơ nạp thêm lượng natri vào trong cơ thể.
Đường
Một trong những nguyên nhân dẫn đến béo phì là đường. Đặc biệt hơn, khi bị béo phì, các dây thần kinh giao cảm bị căng thẳng, các hormone (adrenaline, noradrenaline,…) làm huyết áp tăng.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị phụ nữ chỉ nên bổ sung 24g đường mỗi ngày và đàn ông là 36g đường mỗi ngày.
Rượu
Bởi vì rượu làm cho tim đập nhanh hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng cao. Vì vậy người bệnh cao huyết áp cần phải tuyệt đối kiêng rượu.
Rượu còn làm cho muối canxi đọng lại ở thành mạch, gây xơ cứng động mạch.
Thuốc lá
Hút thuốc là một trong những yếu tố làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp và làm giảm lượng oxy cần thiết đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể, đồng thời hút thuốc làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Cafe
Trong cafe có chứa một chất gọi là caphein, nếu uống nhiều sẽ làm kích thích nhịp đập của tim làm tăng huyết áp.
Trà đặc
Trà đặc cũng là một nước uống mà nhiều người Việt Nam yêu thích. Trà đặc có nhiều chất kiềm có thể gây hưng phấn đại não, gây bất an, mất ngủ, làm tim đập loạn nhịp, huyết áp tăng cao. Nhất là loại hồng trà đặc, bệnh nhân cao huyết áp cần phải kiêng.
Ngược lại bệnh nhân nên uống trà xanh sẽ rất có lợi cho việc điều trị cao huyết áp. Trong nước trà xanh pha loãng có chất flavonoids là chất chống oxy hóa, góp phần phòng ngừa ung thư, phòng ngừa tăng cholesterol máu, giảm xơ vữa động mạch ở người bệnh tăng huyết áp.
Ngoài ra, bạn không nên hoặc hạn chế dùng một số thực phẩm như: lòng đỏ trứng, não động vật, gan dê, thịt chim sẻ, thịt dê, thịt chó, thận lợn, mỡ động vật, rượu trắng, dưa hoặc cà muối mặn, thuốc lá, cà phê, trà đặc, hạt tiêu, ớt, gừng…
Trên đây là một số thực phẩm người bệnh cao huyết áp cần lưu ý để tránh tình trạng tăng huyết áp biến chuyển xấu. Ngoài chế độ ăn uống lành mạnh, bạn nên kết hợp với một số bài tập phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình.
Đặc biệt, trong quá trình điều trị bệnh bạn nên theo dõi huyết áp thường xuyên để biết được những thay đổi về chế độ dinh dưỡng, phương pháp điều trị có giúp điều chỉnh được huyết áp về mức bình thường hay không. Để thuận tiện hơn trong việc theo dõi huyết áp bạn nên trang bị cho mình một chiếc máy đo huyết áp tại nhà. Một trong những thương hiệu đã được nhiều người tin dùng và lựa chọn là Omron, đây là dòng máy đo huyết áp duy nhất trên thị trường được Hội Tim Mạch Việt Nam KHUYÊN DÙNG.
Tham khảo thêm tại:
https://www.healthline.com/health/foods-good-for-high-blood-pressure#foods-to-try