Đi tiểu đêm nhiều lần là tình trạng thường gặp ở những người trong độ tuổi trung niên, người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện nhiều ở cả nam nữ giới độ tuổi thanh thiếu niên. Theo các chuyên gia, không chỉ gây bất tiện trong đời sống sinh hoạt, tiểu nhiều về đêm còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến thận, bàng quang, đường tiết niệu… Chính vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan về vấn đề này.
Đang xem: Hay đi tiểu đêm là bệnh gì
Bị đi tiểu đêm nhiều lần trong ngày là bệnh gì? Cách chữa?
Bệnh tiểu đêm là gì? Triệu chứng bệnh tiểu đêm ở cả nam và nữ giới
Trung bình, một người bình thường sẽ đi tiểu 6 – 8 lần/ngày và 1 lần vào ban đêm, mỗi lần đi tiểu khoảng 300ml nước tiểu, tổng lượng nước tiểu không vượt quá 3000ml. Như vậy, nếu đi tiểu hơn 10 lần/ngày chứng tỏ bạn đang mắc bệnh tiểu nhiều.
Theo các chuyên gia, khi ngủ, cơ thể con người sẽ ít tạo ra nước tiểu nên bạn có thể ngủ 6 – 8 giờ liên tục mà không cần thức để đi vệ sinh. Tuy nhiên, nếu trong đêm bạn phải thức dậy nhiều hơn 2 lần để đi tiểu tiện, lượng nước tiểu xấp xỉ hoặc vượt quá ¼ nước tiểu trong ngày thì có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu, thận, bàng quang…
Bên cạnh triệu chứng tiểu nhiều lần vào ban đêm, nam giới có thể xuất hiện thêm các biểu hiện bất thường khác như: buồn tiểu ngay sau khi vừa tiểu xong, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, da vàng, hay cáu gắt, chán ăn… Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra kịp thời, tránh để xảy ra những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đêm ở nam giới và nữ giới
Tiểu nhiều lần trong ngày, đi đái nhiều vào ban đêm là những triệu chứng thường gặp ở cả nam và nữ giới thuộc mọi lứa tuổi. Các chuyên gia nhận định, nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể xuất phát từ yếu tố sinh lý thông thường hoặc là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường tiết niệu. Cụ thể:
Tiểu nhiều về đêm do nguyên nhân sinh lý
Nếu nam nữ giới bị tiểu đêm nhiều lần do các yếu tố sinh lý thì không cần phải quá lo lắng. Điều này không gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, bạn chỉ cần chú ý đến thói quen sinh hoạt và xây dựng lối sống khoa học để khắc phục chứng tiểu nhiều lần.
Do tâm lý: Căng thẳng, lo lắng, áp lực trong cuộc sống khiến bạn ngủ không ngon, không sâu giấc khiến đường tiết niệu không được nghỉ ngơi, tạo ra nhiều nước tiểu hơn khiến bạn thường xuyên buồn đi vệ sinh nhiều lần vào ban đêm.Tuổi tác: Tiểu nhiều về đêm thường gặp ở những người trong độ tuổi trung niên, người cao tuổi do chức năng nội tiết và bài tiết nước tiểu của thận ở những đối tượng này đã suy yếu. Càng nhiều tuổi, tình trạng tiểu đêm nhiều lần càng rõ ràng và nguy hiểm hơn.Do mang thai: Phụ nữ mang thai, đặc biệt là vào những tháng cuối của thai kỳ thường xuyên đi tiểu nhiều lần trong ngày, nhất là vào ban đêm. Nguyên nhân là bởi khi kích thước của thai lớn sẽ chèn ép lên bàng quang khiến cơ thể luôn cảm thấy buồn tiểu mặc dù lượng nước tiểu ra mỗi lần rất ít, thậm chí chỉ nhỏ giọt.Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Những người thường xuyên uống rượu, bia, cà phê, các đồ uống có gas, có cồn…là những đối tượng thường xuyên gặp phải tình trạng đi đái nhiều về đêm. Lý do là bởi đây đều là những loại thức uống thúc đẩy quá trình sản xuất nước tiểu trong cơ thể. Về lâu dài, thói quen không tốt này còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể, đặc biệt là các bệnh về gan, thận.Ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc tây được dùng trong điều trị bệnh có thể gây ra chứng tiểu nhiều lần trong ngày cho người dùng. Ví dụ, với những người bị suy tim, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc có tác dụng lợi tiểu để làm giảm bớt các dịch tích tụ ở chi dưới. Do đó, trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh thường đi đái nhiều.
Nguyên nhân bệnh lý
Loại bỏ hết các yếu tố sinh lý kể trên, đi tiểu đêm nhiều lần còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm liên quan đến thận, bàng quang, đường tiết niệu…gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe con người. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, nếu thường xuyên tiểu nhiều về đêm, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay để hạn chế thấp nhất các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với bản thân.
1. Bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là tuyến chỉ có riêng ở nam giới với 2 chức năng năng chính là tiết ra dịch trong tinh dịch và thực hiện co bóp, kiểm soát nước tiểu. Trong suốt cuộc đời của nam giới, tuyến tiền liệt liên tục phát triển. Ở nam giới trưởng thành, tuyến tiền liệt sẽ đạt kích thước khoảng từ 15 – 25gr, hình khá giống trái lê, chiều rộng khoảng 4cm, cao 3cm và dày 2,5cm.
Bệnh tiểu đêm ở nam giới nhiều khả năng xuất từ việc tuyến tiền liệt bị sưng phồng, gia tăng kích thước bất thường. Điều này sẽ gây ra những áp lực cho khu vực xung quanh bàng quang, đường tiểu khiến nam giới liên tục buồn tiểu, tiểu nhiều lần trong ngày.
Tỷ lệ mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt sẽ gia tăng theo độ tuổi. Theo đó, 18% người mắc bệnh trong độ tuổi 40, trên 50 tuổi tỷ lệ mắc bệnh là 50% và hơn 90% ở những người trên 80 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay bệnh đang bắt đầu xuất hiện nhiều hơn ở những người trẻ, thậm chí trong độ tuổi thanh thiếu niên.
Phì đại tuyến tiền liệt thường phát triển âm thầm với các dấu hiệu ban đầu không quá rõ ràng nên nhiều nam giới thường bỏ qua, không chú ý đến. Chỉ khi bệnh bắt đầu gây ra tình trạng đau đớn, tiểu nhiều lần về đêm, tiểu ra máu… người bệnh mới bắt đầu đi kiểm tra. Lúc này, cơ thể có thể đã phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận mãn tính hay thậm chí là ung thư. Vì vậy, nam giới tuyệt đối không được chủ quan với các dấu hiệu bất thường của cơ thể.
Xem thêm: Đẻ Sau Bao Lâu Thì Quan Hệ Được ? Sinh Thường Mất Bao Lâu Có Thể Quan Hệ Lại
2. U xơ tử cung
Nếu nguyên nhân gây bệnh tiểu đêm ở nam giới thường xuất phát từ các vấn đề liên quan đến tuyến tiền liệt thì u xơ tử cung rất có thể là căn bệnh khiến nữ giới tiểu nhiều lần về đêm. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh là gì nhưng nhiều khả năng có liên quan đến hoạt động sản xuất nội tiết tố estrogen của cơ thể.
U xơ tử cung là căn bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới với tỷ lệ mắc hơn 20%. Đặc biệt, nữ giới trong độ tuổi sinh sản từ 25 – 35, phụ nữ béo phì, cường estrogen hoặc không sinh nở… là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Kích thước khối u xơ ở mỗi thời điểm sẽ khác nhau. Ban đầu chúng chỉ bé bằng một hạt đậu nhưng sau một thời gian có thể phát triển và đạt đến kích thước của một quả dưa. Khối u lớn, sẽ gây áp lực lên bàng quang và đường tiết niệu khiến nữ giới thường tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu đêm…
Ngoài ra, nếu khối u nằm trên đường niệu đạo sẽ gây cản trở hoặc làm tắc nghẽn dòng nước tiểu khiến người bệnh tiểu khó, tiểu rắt, tiểu buốt, vừa tiểu xong lại buồn tiểu ngay… Nếu không được điều trị sớm, u xơ tử cung sẽ kéo theo nhiều căn bệnh nguy hiểm khác, đặc biệt là có thể dẫn đến vô sinh hiếm muộn cho nữ giới.
3. Viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng ở bất kỳ vị trí, bộ phận nào trong đường hệ tiết niệu của cơ thể như: thận, bàng quang, niệu quản… Tuy nhiên, hầu hết bệnh thường bắt gặp ở những cơ quan tiết niệu dưới như: bàng quang, niệu đạo.
Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Tuy nhiên, thống kê cho thấy tỷ lệ nữ giới mắc bệnh thường cao hơn khá nhiều so với nam giới. Vì vậy, chị em phụ nữ cần chú ý vệ sinh vùng kín của mình sạch sẽ, đúng cách hằng ngày.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể có triệu chứng hoặc không. Bệnh gây ra những tổn thương cho bàng quang, niệu đạo nên dấu hiệu đầu tiên bệnh gây ra chính là cảm giác buồn đi vệ sinh liên tục, đi vệ sinh nhiều, tiểu đêm. Tuy nhiên, mỗi lần đi tiểu, lượng nước tiểu khá ít và thường kèm theo tình trạng đau buốt, khó chịu.
Một số trường hợp nước tiểu có màu sắc bất thường, đau bụng dưới, nóng rát khi đi tiểu, đau mỏi lưng… Nếu không được điều trị sớm, tình trạng viêm nhiễm sẽ lan rộng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể, làm suy giảm sức đề kháng, ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục và khả năng sinh sản của cả nam và nữ giới.
4. Bệnh sỏi thận
Nhiều khả năng bệnh tiểu đêm ở cả nam và nữ giới xuất phát từ tình trạng sỏi thận. Theo đó, các chất cặn bã tích tụ lâu ngày trong thận dưới dạng rắn giống hệt như những viên sỏi. Đây là một căn bệnh tương đối phổ biến và nguy hiểm hiện nay, xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau.
Sỏi thận không hề cố định một chỗ mà có thể di chuyển liên tục từ thận đến bàng quang. Các viên sỏi trong thận sẽ làm kích thích bàng quang, làm bàng quang phải hoạt động nhiều hơn so với bình thường. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của sỏi thận cũng sẽ làm tắc đường nước tiểu, sỏi thận cọ xát vào đường nước tiểu gây tổn thương, đau rát. Vì vậy, người bệnh thường đi đái nhiều, đái buốt, đái rắt, đái ngắt quãng.
Bệnh sỏi thận nếu không được điều trị kịp thời, kích thước và số lượng viên sỏi sẽ không ngừng tăng lên. Thêm vào đó, nguy cơ tắc nghẽn, nhiễm trùng đường tiết niệu, suy thận cấp và mãn tính là rất lớn…Không chỉ đe dọa đến sức khỏe mà còn cả tính mạng của người bệnh.
5. Viêm bàng quang kẽ
Viêm bàng quang kẽ khiến cho bàng quang bị suy yếu, bị viêm nhiễm khiến cho cơ quan này chịu nhiều tổn thương, gây nên tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày. Bệnh có 2 dạng là viêm bàng quang kẽ loét và viêm bàng quang kẽ không loét. Trong đó, 90% trường hợp mắc bệnh viêm bàng quang kẽ có dạng không loét với biểu hiện điển hình là tình trạng xuất hiện cầu thận trong bàng quang.
Không chỉ khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu vì chứng tiểu đêm nhiều lần, bệnh còn làm suy giảm nghiêm trọng chức năng bàng quang, ảnh hưởng đến đời sống tình dục vì mỗi lần quan hệ thường cảm thấy đau rát. Do đó, điều trị bệnh càng sớm càng tốt là cách hạn chế tối đa các biến chứng mà viêm bàng quang kẽ gây cho người bệnh.
Xem thêm: Làm Thế Nào Để Nách Hết Thâm Nách Hiệu Quả Giúp Nách Mịn Màng, Trắng Sáng
Ngoài ra, tiểu đêm nhiều lần còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng khác như: đái tháo đường, ung thư bàng quang, suy thận hoặc trong đường tiết niệu có dị vật…Vì vậy, nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng này, tuyệt đối không được chủ quan. Tốt nhất, nên đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra sớm nhằm có phương án điều trị phù hợp, tránh để xảy ra các biến chứng nguy hiểm.