“Táo bón sau sinh phải làm sao? Có biện pháp an toàn nào giải quyết táo bón sau sinh không? ” là những câu hỏi mà chúng tôi nhận được rất nhiều trong thời gian vừa qua. Chính vì vậy ở bài viết lần này chúng tôi sẽ giúp các bạn có được câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc này.

Đang xem: Thuốc trị táo bón cho phụ nữ sau sinh

Cách trị táo bón sau sinh mổ tại nhà một cách an toàn

Phụ nữ sau sinh bị táo bón nên ăn gì, kiêng gì?

*

Vì sao lại bị táo bón sau sinh?

Táo bón ở phụ nữ sau sinh là một dạng táo bón chức năng, thường liên quan đến chế độ ăn uống và sinh hoạt không đúng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc bị táo bón sau sinh:

Do sự thay đổi nội tiết trong thời kì cho con bú.Khi mang thai nếu mẹ bị táo bón, thì sau khi sinh mẹ rất dễ bị táo bón nặng hơn.Khi cho con bú, một phần lượng nước trong cơ thể mẹ sẽ phải chia sẻ cho bé bú. Nhưng mẹ lại không dám uống nhiều nước vì sợ sẽ làm loãng sữa, con bú thiếu chất.Một số mẹ sau sinh lại kiêng cữ quá đà hoặc nhiều mẹ thì uống các loại thuốc bắc, các loại thuốc bổ như vitamin, canxi, sắt để bổ sung dưỡng chất vào sữa mẹ với mong muốn bé được cứng cáp hơn. Tuy nhiên các biện pháp này sẽ làm cơ thể thiếu chất xơ hay bị nóng, dẫn tới gây táo bón sau sinh.Hiện tại đa số chị em khi lâm bồn đều được can thiệp bằng thủ thuật cắt nới tầng sinh môn. Thế nên sau sinh nhiều mẹ không dám đi tiêu vì sợ đau, bục vết khâu nên cố nhịn.Trong quá trình sinh nở, mẹ mất nhiều huyết cũng như sản dịch khiến cơ thể hư hao, máu chưa kịp xuống nuôi đại tràng (khi mang thai đại tràng sẽ kém được nuôi dưỡng), khí huyết lại bị hư tổn nặng nề, dẫn đến táo bón.Ngoài ra, sau sinh cơ thể của mẹ thường rất mệt mỏi, khiến mẹ lười vận động đi lại, làm cho hoạt động của ruột giảm đi, khiến phân di chuyển chậm và gây ra táo bón.

*

Phụ nữ sau sinh bị táo bón phải làm sao?

Cẩn trọng trong việc dùng thuốc để trị táo bón

Trong thời gian cho con bú, mẹ cần hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bởi thuốc sẽ bài tiết qua sữa mẹ (thông thường, trong 24 giờ có khoảng 1% lượng thuốc được thải qua sữa mẹ, cá biệt một vài loại thuốc có thể thải đến 5%). Lúc này, bé bú mẹ sẽ trở thành người dùng thuốc bị động, gây những ảnh hưởng không tốt.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng được như vậy, nếu mẹ bị táo bón nặng mà không thể chữa khỏi bằng các phương pháp không dùng thuốc thì khi đó mẹ cần đi khám và có sự tư vấn của bác sĩ để cân nhắc việc sử dụng thuốc.

Các mẹ cũng không nên dùng đến các phương pháp tháo thụt để chữa táo bón sau sinh, bởi việc tháo thụt sẽ khiến hậu môn tổn thương, gây đau đớn. Đặc biệt dùng thuốc thụt lâu ngày sẽ làm giãn cơ trơn hậu môn gây mất phản xạ đi cầu.

*

Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung chất xơ thực vật

Thời kì sau sinh, người mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống để phục hồi thể lực cũng như đủ sữa để cho con bú, cũng như hạn chế ăn một số loại thức ăn không phù hợp với bà đẻ.

Tuy nhiên, các mẹ đừng quên bổ sung chất xơ thực vật vào chế độ ăn uống của mình. Chất xơ thực vật có tác dụng phòng chống táo bón sau sinh, hỗ trợ điều trị táo bón và không hấp thu qua đường tiêu hóa, không có tác dụng bất lợi.

Vì thế, chúng hỗ trợ điều trị táo bón sau sinh một cách an toàn và tự nhiên. Chất xơ thực vật có trong tất cả các loại rau xanh, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám.

Tham khảo thêm để biết phụ nữ sau sinh nên ăn gì và kiêng ăn gì

*

Uống đủ nước mỗi ngày

Song song với việc bổ sung chất xơ là bổ sung chất lỏng. Vì chất xơ cần nước để trương nở và làm mềm phân. Nếu lượng nước không được hấp thu đủ, phân sẽ thiếu nước và trở nên khô cứng.

Chính vì thế mẹ đừng quên uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Nước có thể bổ sung ở nhiều dạng khác nhau như: nước đun sôi để nguội, nước trái cây, sữa, nước canh, vv.

Tích cực vận động cơ thể

Hoạt động thể chất không chỉ giúp tăng cường sức khỏe toàn thân mà còn giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra được thuận lợi và trơn tru, giảm nguy cơ tích tụ chất thải ở ruột già gây táo bón.

Vì thế sau khi hết thời gian ở cữ, các mẹ nên vận động cơ thể và tập các bài thể dục phù hợp. Sau đó nên duy trì tập thể dục đều đặn mỗi ngày, việc này rất tốt cho sức khỏe.

Xem thêm: Hệ Thống Đường Kinh Lạc – (Vtc14)_ Hệ Thống Kinh Mạch Trong Con Người

Rèn luyện thói quen đi vệ sinh đúng

Việc đi tiêu tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không đúng cách, mẹ có thể làm tình trạng táo bón sau sinh trở nên “kinh khủng” hơn rất nhiều. Vì thế, đừng quên một số nguyên tắc sau đây nhé:

Đi vệ sinh đúng giờ. Việc rèn luyện thói quen đi vệ sinh đúng giờ sẽ tạo nếp cho não bộ và tăng cường sự hoạt động ổn định của đường ruột, đại tràng. Đi vệ sinh tốt nhất là vào buổi sáng hoặc nếu không mẹ có thể chọn một giờ thoải mái nhất trong ngày.Không được nhịn đi tiêu. Nhịn đi tiêu nhiều lâu dần sẽ làm mất phản xạ đi tiêu, dẫn đến táo bón nặng hơn. Hơn thế nữa, nếu nhịn đi tiêu, chất thải sẽ tích tụ lâu ngày trong cơ thể, sản sinh ra nhiều chất độc hại không tốt.Không ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh. Nhiều người có thói quen đi vệ sinh phải mang theo sách, báo, điện thoại rồi ngồi lâu trong đó. Tuy nhiên việc ngồi quá lâu sẽ gây áp lực lớn lên tĩnh mạch, lâu ngày gây ra táo bón, trĩ.Chú ý tư thế đi vệ sinh. Tư thế tốt nhất để đi tiêu chính là tư thế ngồi xổm, ở tư thế này trực tràng sẽ là một đường thẳng, tạo điều kiện để đẩy khối chất thải ra ngoài dễ dàng hơn. Tuy nhiên nếu ngồi bệ bệt thì mẹ có thể để một chiếc ghế tầm 20cm dưới chân để tạo tư thế ngồi xổm.

*

Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái

“Tinh thần lạc quan đẩy lùi bệnh tật” – Đây là câu nói mà bất cứ ai cũng từng nghe qua. Chính vì thế, mẹ hãy luôn giữ một tinh thần lạc quan, thoải mái nhé. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, yếu tố tâm lý luôn luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì, đẩy lùi bệnh tật đấy.

Chế độ dinh dưỡng giúp phòng chống táo bón sau sinh

Chế độ dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân thường thấy nhất dẫn đến táo bón sau sinh. Táo bón xảy ra là do chế độ ăn thiếu chất xơ hoặc chất lỏng (nước).

Chất xơ là phần không tiêu hóa, khi ở trong ruột nó sẽ hút nước và trương nở, tạo khối phân, giúp thải khối phân ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, chất xơ còn kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có ích cho hệ tiêu hóa, các vi khuẩn này sẽ kích thích nhu động ruột tiết ra acid lactic kéo nước vào trong ruột làm mềm phân. Vì vậy chất xơ hỗ trợ rất tốt trong việc phòng và điều trị táo bón.

Chất lỏng (nước) được hấp thụ tại một phần của ruột non và ruột già. Tại ruột non, khi nước đã đảm bảo hấp thụ đủ thì khối phân sau quá trình tiêu hóa sẽ giữ được nước, phân trở nên mềm.

Bình thường trong thành phần của phân chứa khoảng 75-78% nước. Nếu tỷ lệ nước trong phân chỉ có 50% thì khối phân bắt đầu khó di chuyển, nếu tỷ lệ chỉ còn Bổ sung chất xơ trong bữa ăn

Cơ thể người lớn cần hấp thu khoảng 25-30 gam chất xơ mỗi ngày, hoặc 12 gam chất xơ trên 1000 calo ăn vào.

Xem thêm: Hướng Dẫn Theo Dõi Sau Tiêm Phòng Viêm Não Nhật Bản Có Sốt Không ?

Tất cả các loại rau màu xanh, trái cây khô, hạt ngũ cốc là những thực phẩm chứa nhiều chất xơ và pectin – một hoạt chất có tác dụng kích thích lên thành ruột, gây tăng nhu động ruột và gây cảm giác mót đi vệ sinh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *