Kính áp tròng ra đời với vai trò mang đến nhiều thuận lợi và tiện lợi cho người bị mắc tật khúc xạ. Tuy nhiên, bạn cần chăm sóc mắt đúng cách khi đeo kính giúp mắt duy trì độ khúc xạ cũng như bảo vệ sức khỏe đôi mắt.

Đang xem: đeo lens bị đỏ mắt thì phải làm sao

Kính áp tròng được xem như một dị vật đối với mắt, dù ít hay nhiều cũng góp phần làm xáo trộn tính chất sinh học của nhãn cầu và gây ra những biến chứng. Tuy nhiên những biến chứng do đeo kính tiếp xúc thường nhẹ có thể điều trị khỏi và thường không để lại biến chứng. Cách hữu hiệu nhất để đối phó với những biến chứng của kính áp tròng là phòng ngừa và chăm sóc mắt đúng cách, không để nó xảy ra.

Lý do sử dụng kính áp tròng

*

Đem lại vẻ đẹp tự nhiên: Kính áp tròng được ưa chuộng bởi khi đeo, người mắc tật khúc xạ có thể ưa nhìn hơn, các đường nét trên khuôn mặt cũng được tự nhiên mà vẫn đảm bảo tầm nhìn cho người sử dụng.

Gọn nhẹ, tiện lợi: Ưu điểm nổi bật của kính áp tròng chính là tránh được sự vướng víu, nóng nực mà nhiều người đeo kính gọng gặp phải.

Thoải mái trong các hoạt động hàng ngày: Kính áp tròng mang lại sự tiện lợi, nhẹ nhàng, tự do cho mọi người, đặc biệt là khi các bạn yêu thích thể thao và vận động ngoài trời.

Giá thành hợp lý: Kính áp tròng chỉ từ 50 – 300 nghìn đồng, đủ cho bạn tự tin làm mới bản thân mỗi ngày.

Cải thiện tầm nhìn toàn diện: Kính ôm trọn con ngươi, giúp cải thiện tầm nhìn một cách triệt để và tối đa so với kính gọng.

Các biến chứng thường gặp khi dùng kính áp tròng

*

Đeo kính áp tròng có khá nhiều sự tiện lợi nhưng cũng gặp phải vô vàn những biến chứng nếu không được chăm sóc đúng cách.

Thiếu oxy giác mạc

Các chất liệu làm kính áp tròng mềm thông thường chỉ đáp ứng đủ nhu cầu oxy cho giác mạc khi mắt hoạt động chứ không thể đảm bảo lượng oxy khi ngủ. Các kính áp tròng có công suất cao (cận, viễn nặng) hoặc kính loạn thị thường có thể làm giảm lượng oxy vào mắt nhiều hơn. Các chất liệu truyền thống làm kính áp tròng thường không cho phép đeo kính ngủ qua đêm.

Tân mạch giác mạc

Đây là biến chứng thường gặp của thiếu oxy giác mạc mạn tính do kính áp tròng (nhất là các loại kính áp tròng có chỉ số thấm khí thấp). Thường tân mạch xuất hiện nhiều hơn ở vùng rìa cực trên giác mạc.

Nếu tân mạch xuất hiện trong nhu mô giác mạc thì bệnh nhân cần ngưng đeo kính ngay và nếu muốn tiếp tục đeo phải chuyển qua loại kính làm bằng chất liệu mới có tính thấm khí cao, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho mắt ngay cả khi ngủ như: Silicon Hydrogel.

Thay đổi độ cong giác mạc

Việc đeo kính áp tròng có thể gây biến dạng và thay đổi độ cong giác mạc. Nguyên nhân có thể do thiếu oxy giác mạc, hoặc do đeo kính áp tròng có bán kính cong không phù hợp với độ cong giác mạc. Điều này sẽ dẫn tới cảm giác mờ khi đeo kính gọng sau đó.

Viêm kết mạc

Kính áp tròng mềm có đặc tính ngậm nước do đó thường chứa cả các tác nhân hóa học gây mẫn cảm.

Các bệnh nhân đeo kính áp tròng mềm có nguy cơ giảm cảm giác và có các phản ứng dị ứng với độc chất. Tất cả các chất bảo quản và chất hóa học có tác dụng sát khuẩn đều có thể gây phản ứng mẫn cảm và đôi khi gây ra tăng sản hột. Thimerosal là chất bảo quản độc hại nhất..

Viêm kết mạc nhú gai khổng lồ

Đây là tình trạng viêm kết mạc nhú gai ở sụn mi trên. Thường gặp ở cả 2 mắt nhưng đôi khi cũng ở trên một mắt, thường gặp ở người đeo kính tiếp xúc (KTX) mềm hơn là KTX cứng thấm khí. Viêm kết mạc nhú gai khổng lồ có nguyên nhân từ phản ứng miễn dịch liên quan đến việc sử dụng thuốc, nhưng nó cũng có thể bắt nguồn từ những cọ sát mãn tính lên kết mạc sụn.

Bước đầu tiên trong việc điều trị viêm kết mạc nhú gai khổng lồ là loại bỏ tác nhân gây ra nó. Nên ngừng đeo KTX cho đến khi tình trạng viêm đã được điều trị khỏi..

Xem thêm: Ô Nhiễm Không Khí Do Cháy Rừng, Ô Nhiễm Bụi Mịn Pm2

Viêm giác mạc

Thường là các viêm giác mạc chấm nông, nếu nhẹ thường không có triệu chứng gì khi khám bằng sinh hiển vi thường có bắt màu nhẹ.

Viêm giác mạc do vi khuẩn thường gặp ở những người đeo KTX mềm hơn là kính cứng thấm khí và nguy cơ này sẽ tăng gấp 10-20 lần nếu đeo kính qua đêm.

Triệu chứng khô mắt khi đeo KTX

Khô mắt có thể xảy ra khi đeo KTX, có thể do lượng nước mắt tiết ra không đủ hoặc do chất lượng nước mắt kém và tình trạng này trở nên khó chịu hơn khi đeo kính tiếp xúc nhất là khi đeo kính tiếp xúc mềm ngậm nước. Bệnh nhân hay than phiền: cộm xốn, khó chịu, mờ mắt nhất là vào cuối ngày.

Cách chăm sóc mắt đúng cách khi dùng kính áp tròng

Vệ sinh kính áp tròng sạch sẽ

Việc vệ sinh là cực kì quan trọng khi bạn sử dụng lens, bởi nếu không được vệ sinh thường xuyên, cẩn thận và đúng cách, lens sẽ bị nhiễm khuẩn và từ đó sẽ đem khuẩn đến với đôi mắt của bạn. Dùng nước máy hoặc những dung dịch khác để rửa kính áp tròng.

Vệ sinh bằng cách xoa nhẹ kính áp tròng, rửa sạch và ngâm trong dung dịch chuyên dụng của kính.

Rửa tay sạch khi đeo

Khi sử dụng tay để đeo kính áp tròng, bạn phải để ý đến móng tay của mình. Vì móng khá sắc lại là nơi sinh sôi rất nhiều vi khuẩn nên sẽ dễ làm rách hoặc xước kính, hoặc khó đảm bảo hơn là gây xước màng mắt và cũng khiến vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn.

Đeo kính áp tròng trước khi trang điểm

Nhiều người trang điểm xong xuôi rồi mới đeo kính áp tròng, điều này hoàn toàn cấm kị. Bởi lẽ, nếu để kính áp tròng chỉ dính phải một chút xíu mascara hay bụi phấn mắt thôi cũng có thể khiến mắt bạn bị nhiễm trùng. Chưa kể, khi đeo kính áp tròng, tay bạn có thể làm lem các kiểu trang điểm mắt cầu kỳ, hoặc nước mắt vô tình chảy ra sẽ làm nhòe mất những đường kẻ nhũ lấp lánh.

Tháo kính ngay sau khi sử dụng

*

Nhiều nghiên cứu cho thấy có tới trên 80% lượng oxy cung cấp cho mắt là do quá trình trao đổi trực tiếp ở giác mạc. Khi đeo kính áp tròng sẽ khiến mắt bị thiếu oxy, bị khô. Nếu diễn biến nghiêm trọng hơn, chúng có thể gây ra tình trạng loét giác mạc và có tỉ lệ mù lòa cao. Sau khi sử dụng kính áp tròng, bạn hãy tháo kính để mắt được thư giãn.

Tránh nước máy vào mắt

Cho dù bạn có đang đeo kính áp tròng hay không thì bạn cũng nên tránh để nước máy tiếp xúc trực tiếp với mắt (nước máy mà còn không được thì các loại nước như nước bể bơi lại càng không được).

Lý do là trong nước máy có tồn tại các loại vi khuẩn Bacterial keratitis và acanthamoeba, hai loại vi khuẩn này khi thâm nhập vào mắt sẽ gây ra bệnh viêm giác mạc, trầm trọng hơn có thể gây mù. Đa số các bạn khi bị viêm giác mạc đều là do 2 loại vi khuẩn này vì chúng có trong nước máy sinh hoạt hàng ngày chứ không phải tại chúng sống trong kính áp tròng.

Sử dụng nước mắt nhân tạo

Việc sử dụng nước mắt nhân tạo khi đeo kính và sau khi tháo kính đều rất quan trọng để mắt hoạt động bình thường. Khi sử dụng kính áp tròng, mắt sẽ thường xuyên bị khô, mỏi, việc cung cấp độ ẩm cho mắt là điều cần thiết.

Sử dụng nước mắt nhân tạo chính là phương pháp cần thiết giúp hạn chế tình trạng mắt bị khô và khó điều tiết. Trong các sản phẩm thuốc nhỏ mắt thường có thành phần là nước mắt nhân tạo giúp cung cấp cho mắt độ ẩm, trao đổi oxy cho mắt.

Luôn đeo kính chắn bụi khi ra đường

Khói, bụi, các chất hóa học độc hại luôn tồn tại trong không khí với nồng độ cao. Nếu để cho mắt tiếp xúc lâu với lớp không khí bẩn này mà không có bất cứ thứ gì để che chắn, bảo vệ thì chẳng khác nào bạn đang “tự giết” đôi mắt của mình. Hãy chuẩn bị một cặp kính chắn bụi khi đi ra đường để hạn chế tác động của không khí ô nhiễm đến mắt

Bổ sung vitamin

*

Các thực phẩm giàu vitamin A như thịt bò, sữa, cá, trái cây họ cam quýt, khoai lang…vô cùng tốt cho mắt. Trong số đó, cà-rốt là loại thực phẩm dẫn đầu danh sách này. Cà-rốt cung cấp Vitamin A là vi chất giúp võng mạc khỏe mạnh hơn, ngoài ra còn cung cấp các chất chống oxy hóa, bảo vệ mắt không tiếp xúc với ô nhiễm và tác hại của ánh nắng mặt trời.

Một số loại rau củ khác cũng tốt cho mắt như cải xoăn, cải bó xôi có lutein giúp mắt khỏe hơn, thậm chí giảm thoái hóa điểm vàng cho mắt.

Xem thêm: Lá Bồ Công Dụng Của Lá Bồ Công Anh Có Tác Dụng Gì? Công Dụng Và Lưu Ý Dùng Trà

Khám mắt định kì

Thường xuyên khám mắt định kỳ sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện các bệnh về mắt, giảm thiểu nguy cơ gây bệnh cũng như có biện pháp chữa trị cần thiết. Việc sử dụng kính áp tròng thời gian dài khiến mắt tăng nguy cơ viêm nhiễm, dị ứng. Bạn cần tái khám định kỳ sau 1 tháng đối với lần đeo đầu tiên, và mỗi 6 tháng đối với những lần kế tiếp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *