Trước khi có ý định mang thai, các bậc làm cha làm mẹ thường phân vân lo lắng không biết mình cần chuẩn bị những gì, đặc biệt với những người lần đầu làm cha mẹ. Khi gia đình muốn có thêm một thành viên mới, cả hai hãy nhớ chuẩn bị sãn sàng về sức khỏe, tài chính, tâm lý để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho sự chào đời của con yêu.

Đang xem: Chuẩn bị gì trước khi mang thai

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Cúc, Bệnh viện Quốc tế Thành Đô, cho biết trước khi chuẩn bị mang thai, vợ chồng cần kiểm tra tình hình sức khỏe cá nhân về các bệnh mạn tính, bệnh di truyền, bệnh lây truyền qua đường tình dục, các thuốc đang sử dụng, tiền sử gia đình có bệnh lý di truyền hoặc rối loạn nhiễm sắc thể (hội chứng down…), bệnh máu khó đông, thiếu máu hồng cầu liềm, xơ nang, bệnh tim, khuyết tật ống thần kinh…

*

Trước khi có ý định mang thai, cả vợ lẫn chồng cần có sự chuẩn bị về sức khỏe, tài chính, tâm lý để đảm bảo tốt nhất cho sự chào đời của đứa trẻ

Để chuẩn bị chào đón một thai nhi khỏe mạnh, người chồng cần chú ý:

Tránh mặc đồ bó sát, ngồi quá lâu, ngâm mình trong bồn tắm hơi.Hạn chế thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích.Nếu môi trường làm việc có tiếp xúc với chất độc hại như hóa chất, thuốc trừ sâu, chất phóng xạ… thì nên thay đổi công việc hoặc có biện pháp giảm thiểu tối đa rủi ro từ môi trường.Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh mệt mỏi, căng thẳng.

Người vợ cần chú ý:

Kiểm tra khả năng miễn dịch rubella, thủy đậu, bệnh phụ khoa, chủng ngừa cúm, rubella…Chuẩn bị một cơ thể khỏe mạnh, kiểm soát cân nặng vì cân nặng ở mức trung bình sẽ giúp dễ thụ thai hơn, không để béo phì quá mức.Nên đi kiểm tra răng, nếu chưa làm trong 6 tháng qua.Nên dành khoảng 30 phút tập thể dục hàng ngày.Cần bỏ rượu, cà phê, thuốc lá. Cà phê có thể làm giảm khả năng sinh sản, tăng nguy cơ kích thích thần kinh, dễ dẫn đến sảy thai, chỉ nên dùng khoảng 200mg mỗi ngày.Người mẹ cũng cần giảm thiểu rủi ro từ môi trường làm việc và sinh hoạt. Tránh tiếp xúc với chất độc hại như hóa chất, chất phóng xạ, các chất trong môi trường sống như chất tẩy rửa, dung môi, chì trong nước uống…

Ngưng biện pháp ngừa thai

Ngưng thuốc tránh thai, tháo vòng, rút que cấy… Nên dùng bao cao su đến khi kinh nguyệt trở về bình thường, đều đặn để dễ theo dõi chu kỳ, canh ngày rụng trứng nhằm tăng khả năng thụ thai.

Bổ sung sắt, axit folic

Uống 400mcg axit folic mỗi ngày trong 1-3 tháng trước khi có thai.

Tăng cường thực phẩm giàu sắt từ rau (rau ngót, rau muống), thịt nạc (thịt bò, thịt trâu), cá biển… Sắt từ thịt hấp thu tốt hơn từ rau 2-3 lần.

Chế độ dinh dưỡng

Nâng cao tiêu chuẩn dinh dưỡng, chọn thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng, giàu protein, thêm rau quả.

Tránh bệnh nhiễm trùng và nguy cơ cho thai

Phòng tránh các bệnh nhiễm trùng, nhiễm siêu vi.Sản phẩm chưa được tiệt trùng như phô mai, sữa, thịt, cá sống…, trứng tái, thịt nấu chưa chín, thịt chế biến sẵn… có thể dẫn đến nhiễm trùng bào thai, sảy thai, thai lưu.Các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân (Hg) cao như cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình… có thể gây tổn thương não thai, thai chậm phát triển.Thực phẩm làm tăng co bóp tử cung có thể gây sẩy thai như rau sam, táo mèo, long nhãn, ba ba…Bảo quản thức ăn tốt, tránh bị nhiễm độc, rửa tay trước khi ăn.

Xem thêm: Các Nguyên Nhân Gây Sốt Ở Trẻ Em Và Những Điều Cần Biết, Nguyên Nhân Gây Sốt Ở Trẻ Sơ Sinh

Theo bác sĩ Cúc, các cặp vợ chồng cần có sự chuẩn bị về tài chính, tâm lý. Việc có con đồng nghĩa với việc sẽ chịu trách nhiệm với con suốt đời. Đôi khi phải nghỉ việc lâu dài vì thai bất ổn, chăm sóc con. Người chồng cần hiểu biết, thông cảm, chăm sóc, động viên, giúp vợ công việc gia đình. Các cặp vợ chồng nên tham gia lớp học tiền sản, chăm sóc trẻ sơ sinh… để có thêm các thông tin cũng như kiến thức bổ ích khi chuẩn bị thực hiện thiên chức làm cha mẹ và chăm sóc con yêu được tốt nhất.

Chăm sóc mẹ và thai nhi trong thai kỳ 

Cần thực hiện khám thai để biết tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi, phát hiện dấu hiệu bất thường để được theo dõi và điều trị sớm, được tư vấn về cách chăm sóc bản thân, theo dõi sức khỏe thai tại nhà, cách nhận biết các triệu chứng bất thường, nguy hiểm trong thai kỳ, dấu hiệu chuyển dạ…

Thai kỳ được tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối, kéo dài 40 tuần. Khám lần đầu sau trễ kinh 2-3 tuần. Khám lần 2 lúc thai 11-13 tuần 6 ngày. Trong 3 tháng giữa, nên thực hiện mỗi tháng khám một lần. Ở 3 tháng cuối, 2-3 tuần khám một lần. Với tháng cuối, nên một tuần khám một lần.

Sắp xếp lịch làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học. Các mẹ bầu nên làm việc vừa sức, xen kẽ nghỉ ngơi, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, thể dục nhẹ nhàng, tránh làm việc ban đêm và căng thẳng, lo âu, áp lực, tránh ngâm mình dưới nước, tránh tiếp xúc với chất độc hại như khói thuốc lá, khói bếp, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật…, tránh đi xa, xóc xe, va chạm mạnh. Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu dễ thấm hút mồ hôi và không nên đi giày cao gót vì đi giày cao gót sẽ không an toàn cho cả mẹ và bé, các mẹ nên đi giày bệt hoặc giày thể thao, vừa dễ đi lại và vừa an toàn.

Chú ý các dấu hiệu bất thường trong thai kỳ, cần nói với bác sĩ ngay khi có các biểu hiện:

Đau bụng dưới, ra huyết âm đạo.Phù mặt, chân, tay hoặc nhìn mờ hoặc đau đầu nhiều.Sốt.Có cơn ngất hoặc co giật.Nôn ói quá nhiều.Đau rát khi đi tiểu và đi tiểu nhiều.Không thấy cử động thai sau tháng thứ 4, hoặc cử động thai yếu đi.Da xanh, mệt mỏi, đánh trống ngực, khó thở.Ra nước âm đạo khi chưa chuyển dạ.Đến ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ.

Trên đây là những điều các bậc làm cha làm mẹ cần chú ý để chuẩn bị đón chào thành viên mới của gia đình được tốt nhất. Khi biết mình mang thai, các mẹ nên nhớ chú ý thêm về chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng như bổ sung thêm các thực phẩm chức năng bổ sung đầy đủ các vitamin và dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng tăng cao của cả mẹ và con trong suốt thai kỳ.

TPCN viên bổ sung namlimquangnam.net giúp bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau sinh

Giúp giảm thiểu các nguy cơ dị tật, nhất là dị tật ống thần kinh của thai nhi;Hỗ trợ phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch ở thai nhi và trẻ nhỏ;Giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho trẻ, phòng chống loãng xương cho mẹ;Giúp giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở trẻ.

Xem thêm: Sau Sảy Thai Bao Lâu Thì Có Thai Lại Được ? Sảy Thai Bao Lâu Thì Có Thai Lại Được

Thông tin chi tiết vui lòng truy cập tại đây hoặc gọi hotline 19006436 để được tư vấn trực tiếp.

Số GPQC: 1831/2015/XNQC-ATTP

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *