Trẻ sốt thường mệt mỏi nên hay quấy khóc Các bậc cha mẹ thường rất lo lắng khi con trẻ bị sốt, thậm chí còn có cả một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng lo lắng svà phản ứng thái quá khi trẻ bị sốt gọi là “sợ sốt” ( fever phobia). <…>

*

Trẻ sốt thường mệt mỏi nên hay quấy khóc

Các bậc cha mẹ thường rất lo lắng khi con trẻ bị sốt, thậm chí còn có cả một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng lo lắng svà phản ứng thái quá khi trẻ bị sốt gọi là “sợ sốt” ( fever phobia). Hầu hết sự lo âu thái quá của người lớn về sốt trẻ em là không hợp lý. Mặc dù các cha mẹ thường quan tâm rất nhiều đến sốt nhưng điều quan trọng phải hiểu: sốt là một triệu chứng giống như nhiều triệu chứng khác như là: ho, chảy mũi, đau họng và mức độ sốt không tỷ lệ thuận với độ nặng của bệnh.

Đang xem: Các nguyên nhân gây sốt ở trẻ

Sốt là gì?

Sốt là hiện tượng tăng nhiệt độ cơ thể trên mức bình thường, thông thường được tính là 38 độ C trở lên khi đo ở trực tràng hoặc 37.5 độ C khi đo ở nách. Đây là phản ứng có lợi của hệ thống bảo vệ cơ thể với các tác nhân xâm nhập vào cơ thể, gọi là chất gây sốt. Sốt giúp cho cơ thể tiêu diệt tác nhân gây bệnh nhanh hơn và ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh thường là virus và vi khuẩn.

Vì sao trẻ sốt?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sốt ở trẻ. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiều vi khuẩn và virus.

Trẻ thường có biểu hiện gì khi sốt?

Trẻ có thể biểu hiện sốt rõ ràng hoặc không rõ ràng. Với trẻ càng nhỏ, các biểu hiện càng khó nhận ra. Tuy nhiên, cha mẹ có thể phát hiện con đang sốt khi trẻ có các dấu hiệu sau:

– Trẻ kích thích

– Li bì

– Ăn kém hơn

– Quấy khóc nhiều

– Cảm thấy ấm hoặc nóng

– Thở nhanh

– Co giật

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Các vị phụ huynh nên đưa con tới bác sĩ với các trẻ có nguy cơ sau:

-Dưới 6 tháng tuổi

-Không kiểm soát được nhiệt độ (dù đã cho uống thuốc mà vẫn không hạ sốt)

-Cha mẹ nghi ngờ trẻ bị mất nước do nôn, tiêu chảy ( mắt trũng, khóc không nước mắt)

-Đã được đi khám bác sĩ nhưng tình trạng không cải thiện hoặc xuất hiện các triệu chứng mới

Khi nào cần đưa trẻ đi khám cấp cứu?

Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám cấp cứu khi trẻ sốt kèm theo các dấu hiệu sau:

-Cha mẹ cảm thấy lo âu và không liên hệ được với bác sĩ

-Bạn nghi ngờ bé bị mất nước

-Trẻ xuất hiện co giật

– Phát ban

-Xuất hiện thay đổi tri giác

-Trẻ thở nhanh, sâu, thở khó khăn

-Trẻ dưới 2 tháng tuổi

-Đau đầu liên tục

– Nôn nhiều

-Trẻ có bệnh mãn tính khác, đang điều trị thuốc kéo dài

Chăm sóc trẻ bị sốt đúng cách tại nhà?

Việc chăm sóc trẻ trong giai đoạn trẻ sốt rất quan trọng giúp trẻ tăng sức đề kháng, nhanh chóng hạ sốt. Chăm sóc trẻ cần hướng tới 3 mục tiêu.

Xem thêm: Làm Trắng Da Nhờ Tỏi: Công Dụng Bất Ngờ Của Tỏi: Làm Đẹp!, Công Dụng Bất Ngờ Của Tỏi: Làm Đẹp!

Mục tiêu 1: Theo dõi nhiệt độ và cho hạ nhiệt khi cần thiết

-Phụ huynh cần theo dõi nhiệt độ trẻ thường xuyên, cho hạ nhiệt khi cần thiết để tạo cho trẻ có cảm giác dễ chịu. Paracetamol dạng uống và dạng đặt hậu môn thường được dùng cho trẻ sốt với liều lượng 10mg/kg/lần ( 4-6 tiếng/lần)

-Dù thời tiết là mùa đông, khi trẻ sốt, phụ huynh cũng nên nới lỏng quần áo cho trẻ.

– Chườm ấm bằng khăn mềm hoặc lau người trẻ bằng khăm ấm không nên quá 10 phút/ giờ.

– Chỉ áp dụng nếu trẻ bị sốt cao, sốt ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ.

Mục tiêu 2: Bù nước đầy đủ cho trẻ

-Phụ huynh nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước: nước hoa quả, nước súp, oresol..

Xem thêm: Đầy Hơi Ở Trẻ Sơ Sinh Bị Đau Bụng Đầy Hơi Chướng Bụng Ở Trẻ Nhũ Nhi

-Khi được cung cấp đủ nước, thông thường cứ cách 4 tiếng trẻ đi tiểu 1 lần.

Mục tiêu 3: Cha mẹ vẫn cần theo dõi các dấu hiệu bất thường ở trẻ

Cha mẹ vẫn cần theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo như đã đề cập ở trên để nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế nếu cần thiết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *