Việt Nam là nơi được ban tặng với nhiều giá trị về tài nguyên thiên nhiên. Trong đó phải nói đến nguồn lực vô cùng phong phú đa dạng về các nguồn gen cây dược liệu. Nhiều loại cây thảo dược quý hiếm có giá trị đối với sức khỏe con người và mang lại giá trị kinh tế cao.
Đang xem: Cây dược liệu quý ở việt nam
Dước đây là một số loại cây dược liệu có giá trị công dụng cũng như giá trị kinh tế như:
1. Sâm ngọc linh
– Sâm Ngọc Linh hay còn được biết với cái tên là sâm Việt Nam thường được tìm thấy ở vùng cao nguyên miền Trung Việt Nam, và được coi là một loài sâm tốt trong danh sách cây thuốc quý hiếm. Nó mọc trên núi Ngọc Linh, khu vực giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Là cây thuộc danh sách bảo tồn cây thuốc quý của Việt Nam.
– Sâm Ngọc Linh có dạng thân khí sinh thẳng đứng, màu lục hoặc hơi tím, thường tàn lụi hàng năm tuy thỉnh thoảng cũng tồn tại một vài thân trong vài năm. Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ và củ là chủ yếu. Cây có thể thu hoạch làm thuốc sau 3 năm trổng.
– Cây có vị đáng, không độc, có công dụng thảo dược tốt đối với sức khỏe con người và thường được sử dụng để tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng, ngăn ngừa ung thue và chữa bệnh suy giảm tình dục của nam giới. Bên cạnh đó, cây được sử dụng với nhiều mục đích chữa trị khác nhau.
– Trồng cây Sâm Ngọc Linh chỉ có thể trồng dưới tán rừng nguyên sinh. Vì vậy việc khai thác trong tự nhiên quá mức dẫn đến cây Sâm Ngọc Linh nghi vào danh sách bảo tồn. Giá trị kinh tế từ cây Sâm Ngọc Linh mang lại rất lớn. Có thể mang lại từ vài chục triệu đến vài tỉ đồng.
2. Cây Diệp hạ châu
– Cây Diệp hạ châu còn có tên gọi là cây chó đẻ, trân châu thảo …là cây thân thảo sống 1 năm (đôi khi lâu năm), mọc thẳng hay nằm bò, cao tới 80 cm, các lá xếp thành 2 dãy, hoa quả hình thành dưới mỗi cành lá.
– Cây thường sinh mọc hoang dại ở các cánh đồng khô, ven đường, vùng đất bỏ hoang; dưới độ cao 100-600 m. Phân bố chủ yếu rải rác trên cả nước ta.
– Cây Diệp hạ châu có vị đắng ngọt, tính mát. Toàn bộ cây được sử dụng làm thuốc từ lâu đời nay. Cây có tác dụng thanh lọc cơ thể mát gan sáng mắt, trị phù ứa nước, hỗ trợ đường tiêu hóa như ăn uống không tiêu, bụng đấy trướng…
– Hiện nay nhu cầu nguyên liệu Diệp hạ châu hiện đang rất lớn cả trong nước và nước ngoài. Đây là một cơ hội để đa dạng hóa ngành cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với mức thu nhập từ trồng cây Diệp hạ châu có thể đạt từ 150-200 triệu đồng/ha/năm.
3. Cây đinh lăng
– Đinh lăng là loại cây thân nhẵn không có gai, cao 0,8-1m. Lá kép 3 lẳn xẻ lông chim, không có lá kèm rõ, phiến lá chót có răng cưa không đều. Lá có mùi thơm. Cụm hoa hình khuy ngắn, gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ, quả dẹt. Đinh lăng là cây rồng phổ biến ở nước ta.
Xem thêm: Top 10 Lợi Ích Của Việc Đạp Xe Đạp Xe Mang Lại Cho Sức Khỏe Và Tinh Thần
– Là cây có sức sồng mạnh, loại cây này thường mọc hoang dại ở các tỉnh miền núi của nước ta như Yên Bái, Lào Cai…Hiện nay được trồng khắp các nơi trên cả nước.
– Cây đinh lăng có 7 loại giống khác nhau. Nhưng có công dụng làm thuốc thì chỉ có 1 là loại đinh lăng lá nếp (lá nhỏ). Hầu như các bộ phân của cây đều được tận dụng làm thuốc (thân, cành, lá đến củ, rễ). Là cây dược liệu có vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Được sử dụng để hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu, giúp lưu thông khí huyết, giải độc cơ thể, chống dị ứng, ho ra máu, kiết lị. Ngoài ra được sử dụng điệu trị trong các bệnh về suy nhược cơ thể, tiêu hóa kém, thấp khớp…
– Với nhiều giá trị công dụng và nhu cầu thị trường lớn, nhiều hộ nông dân đã chọn lựa canh tác cây đinh lăng. Trồng cây đinh lăng mang lại hiệu quá cao hơn gấp 10-15 lần các cây trồng thông thường khác. Ước tính mỗi năm trung bình lợi nhuạn thu được đạt hơn 300 triệu đồng/ha/năm. Đây là giá trị không nhỏ đối với canh tác nông nghiệp như hiện nay.
4. Ba kích
– Cây có tên gọi khác như Ba cức, Diệp liễu thảo. thường được phân bố ở vùng đồi núi thấp. Ở nước ta vùng có nhiều như Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hà Bắc…
– Là cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Thân non mầu tím, có lá mọc đối, cành có cạnh, hoa lúc nhỏ màu trắng, sau hơi vàng tập trung thành tán ở đầu cành, quả hìn cầu, chin màu đỏ. Cây trồng được 3 năm mới có thể thu hoạch hoa, năm thứ 4 mới thu hoạch quả và đến 5-7 năm có thể thu hoạch củ.
– Cây ba kích có vị ngọt hơi cay, tính ấm, có tác dụng chống viêm trên mô, tăng sức đề kháng, hạ huyết áp, bổ thận, trắng dương, đỡ mệt mỏi, tăng cân, tăng cơ lực, giảm các triệu chứng đau khớp, tăng cường sức dẻo dai…
– Là cây dược liệu quý hiếm nhưng chỉ có thể trồng ở một số vùng đồi núi đặc thù. Giá trị kinh tế đem lại cao hơn gấp 8-10 lần các cây trồng khác. Lợi nhuận mang lại từ việc trồng cây ba kích từ 200-250 triệu/ha/năm. Là cây xóa đói nghèo cho bà con vùng cao.
5. Tam thất
– Tam thất là một loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao với lá, quả và hoa được sử dụng để làm thuốc. Cần mất rất nhiều năm để tam thất có thể phát triển hoàn toàn. Ở nước ta, loại thảo dược này được mọc nhiều nhất ở Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng…
– Tam thất là cây loại cỏ nhỏ, sống nhiều năm. Lá mọc vòng gồm 3-4 lá, có răng cưa nhỏ trên mép lá. Hoa mọc ở đầu cành thành từng cụm. Quả mọng có hình thận, lúc chin có màu đỏ.
– Cây tam thất sau trồng 3 năm mới thu hái hoa, 4 năm thu hái quả để ươm giống và từ 5-7 năm mới thu hoạch củ.
– Cây tam thất có tính ôn, vị ngọt hơi đắng, vào 2 kinh là can và vị. Có tác dụng cầm máu, hành ứ, tiêu thủng dùng chữa trị cảy máu cam, ra máu, bị đòn tổn thương, ung thũng, đẻ xong máu hôi không sạch…Là vị thuốc quý công dụng không kém gì nhân sâm, có thể dụng thay nhân sâm.
Xem thêm: Nữ Giới ” Tự Sướng Ở Nữ Giới Như Thế Nào, Lợi Ích Và Tác Hại
– Việc canh tác trồng cây tam thất đang được phổ biến và mở rộng ở các vùng núi cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc trồng cây tam thất đạt chất lượng cao không phải là chuyện dễ. Nhiều hộ dân canh tác chưa đúng kỹ thuật nên sản phẩm làm ra chưa đạt tiêu chuẩn nên giá thành bán không cao. Nhưng nhìn chung, giá trị kinh tế từ việc trồng cây tam thất cũng cao hơn 10-15 lần trồng các cây trồng khác. Hàng năm thu được lợi nhuận đạt từ 200-400 triệu/ha.