Có không ít người cho rằng chỉ cần xổ giun sán định kỳ là có thể loại bỏ nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng giun sán, nhưng thực tế là suy nghĩ này hoàn toàn sai l…
70% người hiểu sai về xổ giun sán, tại sao lại vậy?
Theo thống kế của tổ chức y tế thế giới thì có hơn 2 tỷ người đang đối mặt với căn bệnh nhiễm trùng giun sán, ⅔ trong số đó là trẻ nhỏ đang ở độ tuổi đến trường. Số lượng người mắc bệnh về giun sán nhiều như thế là do nhận thức sai về vấn đề xổ giun sán định kỳ.
Vì sao nên xổ giun sán định kỳ?
Vì sao nên uống thuốc tẩy giun định kỳ?
Thực phẩm ngày càng ô nhiễm là vấn đề ai trong chúng ta cũng có thể nhận thức được điều đó. Hơn nữa, chúng ta lại không thể kiểm soát hết được nguồn thức ăn nạp vào cơ thể mỗi ngày có thực sự vệ sinh không. Mà phần lớn nguyên nhân của bệnh nhiễm giun trùng giun là do trứng giun sinh sống trên những thức ăn ô nhiễm, thực phẩm tươi sống hoặc rửa tay trước khi ăn không kỹ.
Có lẽ rất ít người nghĩ đến viễn cảnh nếu không xổ giun sán thì chuyện gì sẽ xảy ra trong cơ thể chúng ta? Trước hết là giun sẽ chui vào ruột và sinh sống trong đó, chúng bắt đầu tiết ra những dịch độc để chiếm lấy thức ăn cũng như hút các chất dinh dưỡng, vitamin, chất sắt, protein để nuôi sống chúng….
Biểu hiện đầu tiên mà bạn có thể cảm thấy đó là tình trạng choáng váng, mệt mỏi, tiêu chảy. Với trẻ em thì thể chất chậm phát triển, nhận thức kém, suy dinh dưỡng, biếng ăn. Phụ nữ mang thai nhiễm giun sẽ càng nguy hiểm hơn, tất nhiên là sẽ không đủ dinh dưỡng để nuôi thai nhi và dần dần sẽ làm sảy thai.
Đáng nói hơn số người nhiễm giun sán được ước tính trên thế giới hiện nay là hơn 1.000.000.000 người nhiễm một hoặc thâm chí nhiều loại giun sán ký sinh trong đường ruột. Khoảng hơn 2.000.000.000 người có nguy cơ bị lây nhiễm.
Qua đó, người ta cũng xác định hiện tại có trên 100 loại giun tròn và khoảng 140 loại sán có nguy cơ cao gây bệnh cho người. Như vậy có thể kết luận rằng tình trạng nhiễm nhiễm trùng giun sán ở Việt Nam và cả những nước đang phát triển đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng cần phải quan tâm.
Tần suất tẩy giun sán đúng cách
Nên uống thuốc xổ giun sán bao nhiêu lần trong năm?
Như đã đề cập thì có hơn 86% người dân thực hiện tẩy giun nhưng đến 70% trong số đó thực hiện không đúng cách, cụ thể hơn là không đủ tần suất nên khả năng nhiễm trùng giun sán vẫn có thể xảy ra. Dưới đây là tần suất xổ giun sán được WHO khuyến cáo:
Đối với trẻ em
Trẻ em nên được tẩy giun 1 lần trong năm hoặc 2 lần trong năm đối trẻ từ 12-23 tháng, trẻ tiền học đường (Từ 1 đến 4 tuổi), trẻ ở độ tuổi học đường (từ 5 đến 12 tuổi) sinh sống tại vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán ở trẻ em lớn hơn 20%; Tần suất xổ giun 2 lần trong năm với những trẻ có cùng độ tuổi trên nhưng sinh sống tại vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán ở trẻ em hơn 50%.
Đối với nữ giới đang ở độ tuổi sinh đẻ nhưng hiện tại không mang thai
Được khuyến cáo tẩy giun sán 1 lần trong năm hoặc 2 lần trong năm cho với những người đang sinh sống tại vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán lớn hơn 20%; Nên tẩy giun sán 2 lần trong năm cho những phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ nhưng hiện tại không mang thai cho phụ nữ sinh sống ở vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán ở người thuộc độ tuổi này hơn 50%.
Đối với phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai nên uống tẩy giun như thế nào?
Phụ nữ mang thai được khuyến cáo chỉ tẩy giun 1 liều duy nhất vào thời điểm sau quý 1 (sau 3 tháng đầu) của thai kỳ nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:
Đang sinh sống tại vùng có tỷ lệ nhiễm trùng giun sán hoặc giun tóc lớn hơn 20%; Đang sinh sống tại vùng có tỷ lệ phụ nữ mang thai bị thiếu máu hơn 20%.
Đối tượng khác
Nên xổ giun định kỳ mỗi năm hoặc 2 năm 1 lần.
Những loại thuốc được chỉ định khi tẩy giun sán
Có không ít người chỉ quan tâm đến cách sử dụng thuốc tẩy giun thay vì loại thuốc. Thế nhưng thực tế thì mỗi độ tuổi sẽ phù hợp với một loại thuốc khác nhau, cụ thể là:
Đối với trẻ em
Với trẻ em dưới 24 tháng tuổi thì nên chọn loại Albendazole 200mg/ lần; Trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên thì có thể dùng Albendazole (Zentel) 400mg/lần và Mebendazol (Fugacar) 500mg/ lần.
Thuốc trị giun sán Mebendazol 500mg
Đối với nữ giới đang ở độ tuổi sinh đẻ nhưng hiện tại không mang thai
Khuyến cáo nên dùng Albendazole 400mg cho mỗi xổ giun sán và Mebendazol (Fugacar) 500mg cho mỗi lần xổ giun.
Đối với phụ nữ đang mang thai
Chỉ nên dùng 1 liều duy nhất Albendazole 400mg và Mebendazol (Fugacar) 500mg.
Đang xem: Cách uống thuốc xổ giun hiệu quả
Xem thêm: Hội Chứng Zollinger-Ellison Là Gì, Hội Chứng Zollinger
Đối tượng khác
Chỉ nên dùng 1 liều duy nhất cho mỗi lần tẩy Albendazole 400mg và Mebendazol (Fugacar) 500mg.
Những dấu hiệu cho thấy nên uống thuốc xổ giun gấp
Xuất hiện tình trạng đau bụng, bụng to, căng cứng bất thường, thường hay cảm thấy đầy hơi khó chịu ở trẻ; Xuất hiện táo bón, tiêu chảy thường xuyên; Đi phân có dấu hiệu nhớ hoặc có máu; Thường xuyên ngứa hậu môn, đặc biệt là vào ban đêm; Da dẻ xanh xao, cơ thể mệnh mỏi; Cảm thấy biếng ăn, lười ăn…
Hướng dẫn uống thuốc tẩy giun đúng cách
Uống thuốc xổ giun thế nào là đúng cách?
Bạn có thể thấy loại thuốc được khuyến cáo sử dụng để xổ giun phù hợp cho cả trẻ em và người lớn là Mebendazol vì đây là loại dễ sử dụng nhất. Mebendazol hoạt động bằng cách ức chế, ngăn cản hoạt động tiêu thụ chất dinh dưỡng của hầu hết các loại giun. Chính vì dễ sử dụng nên Mebendazol là thuốc không kê đơn, bạn chỉ cần đến nhà thuốc để tự mua thuốc xổ giun. Tuy nhiên, những trường hợp sau cần thông báo cho bác sĩ trước khi tự xổ giun tại nhà:
Những người có bệnh lý về gan; Người mắc các triệu chứng thiếu máu; Đang gặp phải vấn đề về đường ruột như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng…
Nên uống thuốc xổ giun sán vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất? Bạn có thể uống bất kỳ buổi nào trong ngày, tức sáng, trưa hay tối đều được. Nhưng để đạt được hiệu quả sử dụng thuốc cao nhất thì nên uống lúc sáng, khi bụng đang đói vì lúc này giun không thể phân biệt được thức ăn và thuốc nên sẽ tăng khả năng hấp thụ thuốc hơn.
Người dùng có thể sử dụng thuốc bằng cách nhai thuốc trực tiếp, sau khi nhai thì uống thêm nước lọc hoặc nước sôi để nguội để tráng miệng. Ngay sau khi vừa uống thuốc xổ giun bạn có thể ăn ngay vì hoạt động của thuốc sẽ không làm ảnh hưởng đến việc ăn uống của bạn và ngược lại.
Một số lưu ý sau khi uống thuốc xổ giun
Lưu ý khi uống thuốc xổ giun
Sau khi uống thuốc xổ giun hãy chú ý những vấn đề sau nhé:
Rửa tay sạch sẽ sau khi tẩy giun; Chọn ăn những thức ăn được nấu chín, vệ sinh, bảo quản tốt, khu vực nấu nướng sạch sẽ; Thực hiện tốt chế độ ăn chín uống sôi, tráng dùng thức ăn sống như tiết canh, rau sống, nem… Nên hạn chế thức ăn mua bên ngoài, thực phẩm được chế biến sẵn, kém vệ sinh; Không nên cho trẻ nhỏ bò chơi dưới đất, rửa đồ chơi của trẻ sạch sẽ mỗi ngày, mỗi tuần…
Những điều mọi người thường hiểu sai về xổ giun
Tẩy giun là sẽ tẩy được sán?
Mọi người vẫn luôn tuân thủ nguyên tắc tẩy giun định kỳ 2 lần trong năm (mỗi 6 tháng 1 lần) và đã an tâm vì tẩy giun có thể loại bỏ được giun sán trong cơ thể. Sự thật là hoàn toàn ngược lại, giun sán vẫn tồn tại trong cơ thể, vì sao? Vì những loại thuốc tẩy giun chỉ có thể loại được giun, còn trứng thì không. Do đó, nếu bạn có cảm giác mình đang nhiễm giun hoặc để loại bỏ giun hoàn toàn khỏi cơ thể thì 2 tuần sau khi uống thuốc xổ giun định kỳ, bạn nên uống thêm 2 viên tiếp theo để tiêu diệt hoàn toàn.
Uống thuốc tẩy giun nhưng vẫn bị sán chó, tại sao?
Ngoài ra, những loại thuốc tẩy giun định kỳ được khuyến cáo trên chỉ có khả năng loại bỏ những loại giun thông thường như giun móc, giun kim, giun tóc hay giun đũa mà thôi. Hay nói cách khác những loại giun “cao cấp hơn” có thể kể đến như sán chó, giun lươn, sán lá phổi, giun xoắn… cần có sự chỉ định của bác sĩ và giám sát của nhân viên y tế.
Thêm nữa, ấu trùng giun sán có khả năng tập trung và ẩn sâu trong máu nên khả năng cao có thể tái nhiễm trở lại. Do đó nếu bạn nghĩ sau khi đã trị dứt hẳn thì không cần xổ giun định kỳ là hoàn toàn sai lầm.
Uống xổ giun sán định kỳ thì không bị sán chó?
Như đã nói, những loại thuốc xổ giun định kỳ là thuốc không kê đơn, do đó tác dụng của chúng chỉ có thể tẩy những loại giun đơn giản trong đường ruột. Còn sán chó là một loại ấu trùng ở trong máu nên sẽ không bị tác động hoặc chỉ chịu tác động rất ít từ thuốc xổ giun sán.
Tuy vậy, ấu trùng sán cũng sẽ chỉ tồn tại trong cơ thể người dưới hình thức là ấu trùng và sẽ không phát triển thành con trưởng thành được, nên không thể sinh sản trong máu của người bị nhiễm.
Uống thuốc tẩy giun cần phải ăn kiêng?
Uống thuốc tẩy giun có cần ăn kiêng gì không?
Nhiều người vẫn thường truyền nhau như thế, rằng khi uống thuốc xổ giun thì nên loại bỏ đồ ngọt khỏi thức đơn trong 3 đến 7 ngày. Nhưng đây là một vấn đề hoàn toàn phản khoa học. Vì các loại thuốc xổ giun hiện nay vô cùng “hiện đại”, bạn không cần thiết phải kiêng ăn khi sử dụng. Thay vào đó, sau khi xổ giun bạn nên ăn uống lành mạnh, hợp vệ sinh hơn bởi nguyên nhân chính của căn bệnh cộng đồng nhiễm trùng giun sán là do thực phẩm bẩn.
Xem thêm: Cần Làm Gì Khi Bị Lẹo Mắt? ? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị
Uống thuốc tẩy giun càng nhiều càng tốt
Đây chắc chắn là một quan điểm sai lầm. Bởi lẽ việc tiêu thụ quá nhiều thuốc xổ giun sán, không tuân thủ định kỳ và liều lượng chẳng những không làm cho việc tẩy giun hiệu quả hơn mà còn khiến bạn gặp phải những tác dụng phụ trong thời gian dài như đau bụng, chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn, mất ngủ, mệt mỏi… Hoặc thậm chí nếu duy trì thói quen dùng thuốc tẩy giun trong thời gian dài sẽ làm ảnh hướng đến xương, gan, thận…
Theo các chuyên gia, xổ giun sán là phải được áp dụng cho cả gia đình, thường xuyên và đúng cách thì mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Sau khi xổ giun, gia đình nên tuân thủ chế độ ăn sạch – uống sạch để ngăn chặn nguồn lây lan từ bên ngoài và hỗ trợ khả năng phát huy tác dụng của thuốc.